Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Ẩn dụ: 5 miệng ăn
b, Ẩn dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
c, Hoán dụ: mực - đen, đèn - rạng
- Hoán dụ:
thôn Đoài, thôn Đông - người thôn Đoài, người thôn Đông (ẩn)
Bài 1.
a. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe" để bộc lộ những diễn biến tinh tế trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. "Nghe" vốn là hoạt động của thính giác nhưng lại được sử dụng để cảm nhận những tâm trạng khác, đó là "Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn", "Nghe đi rời rạc trong hồn". Những nỗi niềm, những cảm xúc đều được tâm hồn lắng nghe và thấu hiểu.
b. Câu thơ trên cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "ngọt bùi". Bởi "lời mẹ hát" vốn được cảm nhận bằng thính giác, còn "ngọt bùi" vốn được cảm nhận bằng "vị giác" nhưng ở đây tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận âm giai của những lời mẹ hát. Lời ru của mẹ ngọt ngào, gửi gắm biết bao tâm tình, là bầu sữa thơm nuôi lớn đời con về tinh thần. Như vậy, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến cho cách diễn đạt được sâu sắc hơn.
Bài 2.
a. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh: Thôn Đoài - Thôn Đông, cau thôn Đoài - giầu không.
=> Đây là phép hoán dụ lấy vật bị chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Thực chất, "thôn Đoài" là để chỉ những người ở thôn Đoài, mà cụ thể hơn là người con trai. Còn "thôn Đông" là để chỉ những người ở thôn Đông, thực chất là để chỉ cô gái. Thông qua hình ảnh hoán dụ này, chàng trai muốn nói: lòng mình luôn hướng về cô gái, còn cô gái liệu có hướng đến chàng trai, có dành tình cảm cho chàng trai hay không. Cách diễn đạt kín đáo, tinh tế của ca dao này đã phần này tỏ bày được tình cảm của chàng trai muôn đời với cô gái muôn thuở. (Hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)
b. Phép hoán dụ qua hình ảnh "áo chàm" để chỉ những người Việt Bắc khi chia tay cán bộ Cách mạng về xuôi. Áo chàm vừa làm hữu hình bóng những người dân Việt Bắc nghĩa tình, vừa thể hiện được sự luyến tiếc, bịn rịn. Đây thực sự là cuộc chia tay lịch sử, gói gọn ân tình của 15 năm kháng chiến. Hình ảnh hoán dụ đã làm nỗi nhớ trở nên khái quát, rộng lớn hơn. Đó không phải là cuộc chia tay của một người mà là cuộc chia tay của cả một nhóm người, của đồng bào với cán bộ. (Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật)
c. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "thắp lên lửa hồng". Hàng râm bụt theo nghĩa tả thực có thể thấy: khi hoa nở sẽ tạo nên màu đỏ rực. Tác giả liên tưởng như những đốm lửa đang thắp lên hai bên hàng rào. Cách diễn đạt này đã khiến bông hoa không chỉ hiện lên ở trạng thái tĩnh, được miêu tả qua màu sắc mà còn hiện lên ở trạng thái động, vừa sinh động, vừa cựa quậy. (Hoán dụ về phẩm chất)
d. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "đầu xanh" và "má hồng". "Đầu xanh" để chỉ người có mái tóc đen, ý chỉ người còn trẻ. "Má hồng" để chỉ phận nữ nhi, người con gái đẹp, có nhan sắc. Qua hình ảnh hoán dụ này, tác giả kín đáo nói về sự bất hạnh của người con gái đẹp. Qua đó, tác giả nhằm khái quát lên chân lí: Hồng nhan thì bạc mệnh. Những người có vẻ đẹp, tài năng thì thường chịu cuộc đời sóng gió, không mấy êm ấm.
1.
a, Hoán dụ:
- Hình ảnh " khăn" để chỉ nhân vật trữ tình là cô gái. Cô gái thương nhớ người nhưng tình cảm ấy lại được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên hư cô gái nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.
b, Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
a,Tác giả đã SD những từ ngữ: Áo nâu và áo xanh để làm phép hoán dụ
b,Áo nâu:Chỉ những bác nông dân
Áo xanh:chỉ những người công nhân
c.TD:
+Miêu tả hình ảnh trang phục của người nông dân và người công nhân
+Làm gần gũi với người đọc
+Làm giàu hình ảnh/ cảm xúc
a, Hoán dụ:
- Hình ảnh " khăn" để chỉ nhân vật trữ tình là cô gái. Cô gái thương nhớ người nhưng tình cảm ấy lại được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên hư cô gái nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.
b, Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
a) Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để làm phép hoán dụ: Áo xanh; Áo nâu
b) Áo xanh : để chỉ những người công nhân
Áo nâu : để chỉ những người nông dân
c) Tác dụng : Nêu được đặc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân,công nhân nước ta . Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói :Các tầng lớp , giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước
1.Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
2.Một mặt người bằng mười mặt của
3. Cái răng,cái tóc là góc con người
4.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
5.Một cây lm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao