Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2,Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí,đúng mức của cải ,sức lực của mk.
Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.
Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:
- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!
Chị dừng lại nhìn em:
- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.
Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:
- Ba chồng... hay chị là...
- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?
Em reo lên:
- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.
Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:
- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!
Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:
- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!
Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:
- Sao không điện cho ba di đón?
Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:
- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?
Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:
- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.
Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.
Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.
Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:
- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?
Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:
- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.
Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:
- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?
Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:
- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?
Em nói lí nhí:
- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!
Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:
- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.
Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:
- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.
Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.
Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.
Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.
1.Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
-3 việc làm đó là:-không lãng phí nước
-không dùng tiền mua đồ ăn vặt
-không phá hoại đò dùng
2.- Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức.
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
1. Trái nghĩa với lòng biết ơn : vô ơn ; vô ơn ; bội nghĩa ; bội ơn ; .....
VD : Về hành vi vô ơn :
- Hỗn láo với cha mẹ.
- Xấc xược với thầy cô.
- Không tôn trọng các bà mẹ anh hùng.
- Phát ngôn bậy ở những linh thiêng như nghĩa trang liệt sĩ.
Về các hành vi biết ơn :
- Giúp đỡ cha mẹ.
- Thăm mộ anh hùng liệt sĩ.
- Tôn trọng, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình.
- Tôn trọng thầy cô, cha mẹ.
2. Ý nghĩa của sự biết ơn :
- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
Cách rèn luyện :
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như : thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ, ....
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
bài 1 :
1. tiết kiệm
2.lễ độ
3.tôn trọng kỉ luật chung
4. siêng năng
5. biết ơn
bài 2.
a) muốn có sức khoẻ tốt cần :
- ăn uống điều độ , đủ chất
- tập thể dục , thể thao thường xuyên
- giữ gìn sức khoẻ
b ) tự giác học bài , học và làm bài tập đầy đủ , ...
4 .
vì người ta đã giúp mình trong khi mình gặp khó khăn nên mình cần đền ơn đáp nghĩa , đối xử tốt với họ
chúng ta cần biết ơn những người đã nuôi nấng , dạy dỗ , giúp đỡ , có công với Tổ quốc , nhân dân
Việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào về mặt thể chất và tinh thần?
- Sức khỏe là vốn quý của con người
- Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
2:Hãy phân biệt tiết kiệm với hà tiện, tiết kiệm với xa hoa, lãng phí?
– Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.
– Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết
Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì?
- Tiết kiệm đem lại cuộc sông ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
Tk mk nha
tham khảo
a)Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê. Một thợ in người Italia tên là Aldus Manutius the Elder đã tạo ra cách sử dụng dấu chấm phẩy để phân chia những từ có nghĩa đối lập, và để biểu thị những câu có liên quan đến nhau.
b)
Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.
=> Sử dụng dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song.
a) Dấu phẩy có tác dụng:
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
- Ngăn cách các vế trong câu ghép
b) Dấu phẩy trong câu được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
Vi nhu the se giup chung ta co co the khoe manh ,can doi, co suc chiu dung deo dai,thich nghi dc voi su chuyen doi cua moi truong .Do do hoc tap va lam viec co hieu,giup ta thay sang khoai ,song lac quan yeu doi.
Mình chỉ trả lời câu 1 thôi nha😊
-Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng ,lời nói ,việc làm đền ơn ,đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình ,những người có công với dân tộc ,đát nước
Câu 1 : Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với người có công với dân tộc ,đất nước
Một số việc làm thể hiện sự biết ơn :
-Thăm thầy cô giáo cũ
-Thăm mộ
-Đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng
-Học tập tốt để bố mẹ vui lòng
Câu 2 :Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất , thời gian , sửa lúc của mình và của người khác
Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác
Câu 3 : - Tập thể dục hằng ngày
- Súc miệng bằng nước muối hằng ngày
- Ăn uống điều độ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ngủ đủ giấc