Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nuôi cấy không liên tục: trong môi trường này không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyên hoá vật chất. Quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha: pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong.(1 đ)
-Nuôi cấy liên tục: Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. không có pha tiềm phát và pha suy vong.(1 đ)
-Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải thường xuyên bbổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất dinh dưỡng và đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.(1 đ)
vd và ứng dụng sorry bạn tự lấy nha
Trong quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục số lượng tế bào vsv tăng nhanh nhất ở pha nào?
- Ở pha lũy thừa (pha log)
Tại sao?
- Vì ở pha lũy thừa, vi khuẩn sẽ sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tb trong quần thể vi sinh vật sẽ tăng lên nhanh chóng
- Ở các pha còn lại : + Pha tiềm năng là lúc đang phân giải cơ chất, vi khuẩn đang thích nghi vs môi trường nên không tăng
+ Pha cân bằng là lúc số lượng tb đạt mức cực đại không tăng lên nữa, thay vào đó được cân bằng nhờ số tb chết đi và số tb còn lại
+ Pha suy vong là lúc tb trong quần thể chết đi do thiếu hụt chất dinh dưỡng, ...... nên không tăng
Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của vsv trong mt nuôi cấy ko liên tục?
- Pha tiềm phát :
+ Vi khuẩn thích nghi vs môi trường, hình thành các enzime cảm ứng để phân giải cơ chất
+ Số lượng tb chưa tăng lên
- Pha lũy thừa :
+ Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi.
+ Số lượng tế bào tăng theo lũy thừa, quá trình trao đổi chất là mạnh mẽ nhất.
- Pha cân bằng:
+ Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi.
+ Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong :
+ Chất sinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng lên
+ Số lượng tb chết đi hơn số lượng tb tăng lên
Muốn thu sinh khối nhiều nhất nên thu ở pha nào ?
- Pha cân bằng vì lúc đó số lượng tb đạt cực đại và không đổi
Câu 1 :Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, chúng có đặc điểm chung là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
Câu 2:
Môi trường tự nhiên : chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như cao thịt bò, pepton, cao nấm men…
– Môi trường tổng hợp : môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng hữu cơ có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ
– Môi trường bán tổng hợp : môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biến thành phần và số lượng…
Câu 3: Sinh trưởng ở vi sinh vật là :
-Là sự tăng sinh các thành phần trong tế bào ➝ sự phân chia
-Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.
Phân biệt:
Nuôi cấy liên tục: không có pha tiềm phát. Chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục cho môi trường nuôi, đồng thời chất thải độc hại được lấy ra tương ứng. Dùng để tạo sinh khối.
- Nuôi cấy không liên tục: có 4 pha (lag, log, cân, suy), chất dinh dưỡng và chất thải độc hại không được lấy ra hay thêm vào, môi trường nuôi cấy tách biệt với bên ngoài. Dùng để nghiên cứu.
Các hình hức sinh săn của tế bào nhân sơ :Phân đôi , nảy chồi và tạo bào thành bào tử
Nhân thực : sinh sản bằng cashc nảy chồi và phân đôi , sinh sản bằng bào tử
Câu 4 :
-Ứng dụng của quá trình phân giải protein:Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật sẽ khử amin của axit amin và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniac bay ra. Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm. nước chấm...
-Ứng dụng của phân giải pôlisaccarit :Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ ...) thành các đường đơn (mônôsaccarit), sau đó các đường đơn này được vi sinh vật hấp thụ và phản giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, kị khí hay lên men.
Con người sử dụng các enzim ngoại bào như amilaza để thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu ...
Sữa chua chuyển dạng sệt là do protein trong sữa bị kết tủa ở pH thấp do hoạt động của vi sinh vật.
- Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng vì có chữa nhiều vitamin do vi khuẩn có lợi sinh ra khi chúng hoạt động. Mặt khác ở điều kiện pH thấp, trong sữa chua sẽ không có vi khuẩn có hại.
Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu bị lên men axêtic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axêtic bị ôxi hoá tạo thành C02 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.
Câu 5:
Các yếu tố vật lí
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic.
- Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
b. Độ ẩm
- “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.
c. pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,…
d. Ánh sáng
- Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu của những sinh vật quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. Ngoài ra, ánh sáng còn tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng,…
- Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ : tia Rơn ghen có thể làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật khiến chúng bị đột biến hoặc bị huỷ hoại.
e. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu có thể gây phản ứng co nguyên sinh, ức chế sự phân chia của vi sinh vật hoặc làm phá vỡ tế bào do tác động của hiện tượng trương nước. Dựa vào cơ chế này, người ta đã ứng dụng vào thực tiễn để kìm hãm hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ điển hình là việc ngâm rau quả vào nước muối để loại bỏ, giảm thiểu lượng vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt của chúng.
Các yếu tố hóa học :
a. Chất dinh dưỡng
- Đối với vi sinh vật, các chất hữu cơ cơ bản cấu thành nên sự sống như cacbohiđrat, prôtêin, lipit,… được xem là các chất dinh dưỡng
b. Chất ức chế sinh trưởng
- Một số chất hoá học mà khi có mặt trong môi trường có tác dụng kìm hãm hoạt động cũng như sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng được gọi chung là chất ức chế sinh trưởng.
- Hiện nay, những chất hoá học phổ biến dùng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được xếp vào một trong các nhóm sau :
+ Các hợp chất phênol
+ Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol 70 – 80%)
+ Iôt, rượu iôt (2%)
+ Clo (natri hipôclorit), cloramin
+ Các hợp chất kim loại nặng (thuỷ ngân, bạc,…)
+ Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)
+ Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)
+ Các chất kháng sinh
1. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vbi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng:
- Quang tự dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi óa hidro, oxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: năng lượng là chất hóa học, dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
2.
- Lên men:
+ Diễn ra ở mtrường ko có oxi
+ Là quá trình chuyển hóa (phân giả ko hoàn toàn) ptử hữu cơ
+ Chất cho và nhận e- đều là ptử hcơ
+ Chuỗi chuyề e- diễn ra ở tế bào chất.
+ Sphẩm: năng lượng, sản phẩm lên men hcơ (rượu êtilic, axit lactic,...)
+ Hiệu quả năng lượng 2% (NL thu đc so với NL trong ptử hữu cơ)
- Hô hấp hiếu khí:
+ Diễn ra ở mtrường có oxi phân tử
+ Là quá trình ôxi hóa hoàn toàn ptử hữu cơ (thành chất vô cơ đơn giản)
+ Chất nhận e- là ptử ô xi
+ Chuỗi chuyề e- diễn ra ở màng sinh chất (ở VSV nhân sơ) hoặc mà trong ti thể (ở SV nhân thực).
+ Sphẩm: năng lượng, CO2, H2O
+ Hiệu quả năng lượng 40% (NL thu đc so với NL trong ptử hữu cơ)
- Hô hấp kị khí:
+ Diễn ra ở mtrường ko có oxi phân tử nhưng phải có pử vô cơ chứa oxi
+ Là quá trình phân giả ptử hữu cơ (thành chất vô cơ hay hữu cơ đơn giản)
+ Chất nhận e- là ô xi liên kết trong ptử vô cơ (như SO4, NO3-,...)
+ Chuỗi chuyề e- diễn ra ở màng sinh chất (chỉ xảy ra ở VSV nhân sơ)
+ Sphẩm: năng lượng, các chất vô cơ, hữu cơ khác tùy chất nhận e-
+ Hiệu quả năng lượng 20 - 30% (NL thu đc so với NL trong ptử hữu cơ)
- Ngoài ra còn khác ở đối tượng VSV thực hiện.