Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuận lợi
- Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
+ Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối.
+ Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
Khó khăn:thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...
1. - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
- Các nước Đônh Nam Á phát triển nhiều nghành Kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
- Năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
- Việc bảo vệ môi trường chưa quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
2. _Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển: phong phú , đa dạng.
-Thủy sản: tôm, cá, mực,...
-Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, titan, muối\(\rightarrow\)Phát triển công nghiệp khai khoáng.
-Giao thông vận tải: Bờ biển xây dựng nhiều cảng biển, Mặt biển phát triển giao thông biển trong và ngoài nước
- Du lịch biển: bãi biển, vịnh biển đẹp, đảo, pong cảnh bờ biển, rừng ngập mặn
_ Khó khăn: có nhiều thiên tai như: gió mùa, bão, sóng thần, nước biển dâng, cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biển.
1. # Chứng minh:
- Nguồn nhân công lao động rẻ do dân số đông
- Tài nguyên phong phú, đặc biệt về kim loại màu, dầu mỏ, gỗ cây, ...
- Sản xuất được nhiều nông phẩm nhiệt đới như lúa gạo, cao su, cà phê, ...
- Có vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ, phần lớn từ Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu, ...
# Giải thích: Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế còn lạc hậu, nghèo nàn
*Có thể tham khảo thêm, dựa vào số liệu của bảng "Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á (Nguồn của bảng: Niên giám thống kê năm 2002 - NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003)*
2. # Thuận lợi:
- Biển nước ta rất giàu hải sản; có nhiều vũng, vịnh => tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản; phát triển giao thông vận tải trên biển.
- Cảnh quan xinh đẹp ven bờ biển thu hút nhiều du khách => tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Có nhiều khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng => cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
- Ngoài ra khí hậu của biển thích hợp => tạo điều kiện cho phát triển nghề làm muối.
# Khó khăn:
- Biển nước ta thường xuyên có bão => gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
- Có chế độ thuỷ triều phức tạp: có chỗ xảy ra nhật triều, chỗ khác lại xảy ra bán nhật triều, ... => gây khó khăn cho giao thông.
- Đôi khi gây sóng lớn hoặc nước dâng cao => ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
- Thường xảy ra tình trạng sạt lở bờ biển, cát bay, cát lấn ở vùng Duyên hải miền Trung.
____________________________________________________
Có gì không đúng thì nhắn mình nha bạn :))
1. TK:
- Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.
- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…
- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.
- Sản xuất kinh tế cần quan tâm đến vấn đề môi trường do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến.
Câu 1: Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông ở nước ta:
Biển Đông ở Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên có những đặc điểm khí hậu và hải văn sau:
- Khí hậu nhiệt đới độ ẩm: Biển Đông thường có môi trường khí hậu nhiệt đới độ ẩm với mùa mưa và mùa khô rõ ràng. Mùa mưa diễn ra vào mùa hè, còn mùa khô vào mùa đông.
- Biến đổi nhiệt độ và thời tiết: Biển Đông có biến đổi nhiệt độ và thời tiết mùa vụ rõ rệt, đặc biệt là trong mùa bão. Sự xuất hiện của cơn bão có thể gây ra sóng biển lớn và cuộn sóng nguy hiểm.
- Vùng hải văn đa dạng: Biển Đông nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên nó có độ sâu lớn và đa dạng về hải văn. Vùng biển này là nơi sống của nhiều loài cá quý hiếm và đa dạng sinh học biển.
Câu 2: Thuận lợi và khó khăn của biển Đông đối với sự phát triển kỹ thuật và đời sống:
Thuận lợi:
- Nguồn thực phẩm và nguyên liệu: Biển Đông cung cấp nguồn thực phẩm quý báu như cá, mực, và tôm, là nguồn sống chính của nhiều cộng đồng ven biển và nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân.
- Giao thông và thương mại: Biển Đông là một trong những tuyến giao thông biển quan trọng của thế giới, kết nối các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Nó cung cấp đường đi tới các cảng biển quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế.
- Nguồn năng lượng: Dưới đáy biển Đông có tiềm năng năng lượng lớn, đặc biệt là dầu khí và khí đốt tự nhiên, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển kinh tế.
Khó khăn:
- Môi trường và biến đổi khí hậu: Sự khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường đã gây ra sự suy thoái môi trường biển Đông. Biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ biển, và nâng cao mực nước biển có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đời sống và kinh tế của người dân ven biển.
- Xung đột lãnh thổ: Biển Đông đã trở thành một vùng nhiều xung đột lãnh thổ và chủ quyền giữa các quốc gia, gây ra căng thẳng và an ninh khu vực.