Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Thuận lợi
- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.
- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.
- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.
b) Khó khăn
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.
- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).
- Nghèo khoáng sản.
- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.
Câu 1 :
Thuận lợi: Phát triển nền kinh tế mở, phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, ngành GTVT biển.
+ Khó khăn: Hay xảy ra thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ,..
Câu 2 :
- Do vị trí của Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Do nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương nên nền địa chất không bền vững mà thường xuyên có những hoạt đông( như xô húc, chờm, tách dãn ...) đã làm cho quá trình động đất xảy ra. Chính quá trình này là nguyên nhân chủ yếu làm cho sóng thần hay núi lửa hoạt động.
Câu 3 :
- Người dân Nhật Bản rất cần cù và không bao giờ chịu khất phục trước thiên nhiên. Vì thế họ luôn cố gắng để phát triển đất nước và giảm bớt thiệt bại do thiên nhiên gây ra.
Câu 1:
– Nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
– Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loại cá.
– Địa hình chủ yếu là núi, ít đồng bằng, sông ngòi ngắn, dốc; nhiều núi lửa, động đất.
– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.
– Nghèo khoáng sản.
Câu 2:
-Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt khi các mặt xung quanh của nó đều giáp biển. ... => Như vậy Nhật Bản phải chịu nhiều thiên tai như vậy đó là do vị trí của Nhật Bản nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương, nơi có cấu tạo địa chất không được ổn định.
-Các vụ thiên tai đó là:Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,Thảm họa núi lửa Asama,Thảm họa núi lửa Ontake ,Thảm họa núi lửa Unzen,...
Câu 3:Người dân Nhật Bản có các đức tính như:cần cù,siêng năng,tiết kiệm,niềm nở,..
Điều em học được:Khi ta có các đức tính tốt,là một con người lương thiện thì sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống,sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng.
-Thuận lợi :
+ Vị trí địa lí : gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
+ Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Khó khăn :
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
+ Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.
-Thuận lợi :
+ Vị trí địa lí : gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
+ Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Khó khăn :
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
+ Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.
- Đặc điểm của nền nông nghiệp Nhật Bản :
+ Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại.
- Diện tích trồng lúa gạo giảm vì : một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.
- Những đặc điểm nổi bật:
+ Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
+ Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (chiếm 50% diện tích đất canh tác) ; các cây trồng phổ biến: chè, thuốc lá, dâu tằm,...
+ Chăn nuôi tương đối phát triển; vật nuôi chính: bò, lợn, gà.
+ Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,.. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,...) được chú trọng phát triển.
- Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm, vì:
+ Diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp.
+ Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi, xu hướng gần với người châu Âu, giảm lượng gạo trong khẩu phần bữa ăn.
+ Dành một số diện tích đất thích hợp hơn cho một số cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa gạo (chè, thuốc lá, dâu tằm...).
Tham khảo
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.
+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.
+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.
+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng
+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.
+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....
Những thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
- Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải dài theo một vòng cung dài 3.800km, có bốn đảo lớn và 3.900 đảo nhỏ, biển phần lớn không đóng băng (trừ cực Bắc đảo Hô-cai-đô).
Thuận lợi:
+ Xây dựng các hải cảng.
+ Mở rộng giao thông với nước ngoài bằng đường biển.
- Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu gió mùa, lượng mưa tương đối cao nhưng có sự khác biệt phía Bắc và phía Nam. Thuận lợi:
+ Phát triển các loại rừng.
+ Và nhiều loại cây trồng khác.
Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
– Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế.
– Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
– Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành công nghiệp chủ chốt.
– Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
– Ghi nhớ một số địa danh (đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô-ki-ô, các thành phố: Cô-bê, Hi-rô-si-ma).
– Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản.
– Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.
+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.
- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.
- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.
- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...
* Khó khăn:
- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.
Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
- Thiên tai: bão, sóng thần,...
- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
a.Thuận lợi
- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.
- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.
- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.
b.
Khó khăn
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.
- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).
- Nghèo khoáng sản.
- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.
mọi người ơi , ai giải giúp mình với ạ