Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Thể thơ tự do
PTBD: biểu cảm
b, ND: sống phải biết sẻ chia, cống hiến, làm tốt vai trò của mình, không nên chỉ nhận cho riêng mình
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Từ văn bản " Chiếc lá cuối cùng " em thấy tình yêu thương con người giữa con người với nhau có rất nhiều ý nghĩa, giá trị lớn lao nhất là trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát như bây giờ. Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng, cao quý, thường trực trong mỗi chúng ta, là đạo lý sống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Trong gia đình, tình yêu thương ấy là sự bao bọc, chở che nuôi nấng của ông bà, cha mẹ với con. Nó còn là sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia với những người xung quanh kém may mắn hơn mình. Ở nhà trường là tình thân ái, chan hòa, đoàn kết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ nỗi đau cùng bạn . Câu chuyện của hai bạn nam sinh ở Thanh Hóa về hành trình mười năm cõng bạn chính là biểu hiện đẹp của tình yêu thương mà ta đã bắt gặp. Ngoài xã hội, tình yêu thương là sự đồng cảm, thấu hiểu trước những hoàn cảnh đáng thương, khổ sở, khi thấy người khác gặp chuyện buồn. Trong đợt lũ miền Trung, nhân dân cả nước chung tay cứu giúp bà con với những nhu yếu phẩm với những khoản tiền.. Tình yêu thương mang đến niềm tin, sức mạnh cho những người gặp khó khăn. Đồng thời, nó còn là ánh sáng soi đường cho những con người lầm đường, lạc lối, là cơ sở xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Tuy vậy, trong cuộc sống không phải ai cũng có tình yêu thương. Ta phải phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân.. Câu chuyện mang đến cho ta một bài học về cách ứng xử giữa người với người. Tuy nhiên lòng thương yêu phải được rèn luyện từ nhỏ. Và mỗi người cần có hành xử phù hợp, nhận thức được tầm quan trọng của tình yêu thương để lan tỏa giá trị tốt đẹp và giúp cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.
Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
Có một tình đời trong chiếc lá…
Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…
Có một tình đời trong chiếc lá…
Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…
Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?
Giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống:
- Những người được giúp đỡ sẽ có cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn, vững thêm niềm tin vào con người và cuộc đời.
- Những người sẵn sàng giúp đỡ người khác sẽ luôn được mọi người trân trọng, quý mến; đồng thời, họ sẽ có một cuộc sống ý nghĩa, nhiều niềm vui.
- Thế giới này cũng vì thế mà trở nên nhân văn, văn minh hơn.
Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.
Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vat, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri là bức thông diệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người”
Truyện “Chiếc lá cuối cùng” cùa. Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân". Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều trở thành “vô dụng”, cố yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.
Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt đầm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: "Em thân yêu, em yêu dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...”. Em hãy “cố ngủ đi”...
Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà,, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.
Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông diệp màu xanh”của “Chiếc lá cuối cùng”.
Xem thêm Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri.
Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, "chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ” nên đã đánh lại thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng "Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kí nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.
"Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. "Bức thông điệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của "Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.
Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bền nhất!
Câu 2:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
1
Xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội được tạo dựng lên từ nhiều cá nhân. Bởi vậy để có thể tạo nên một thể thống nhất thì cần nhiều người, nhiều ý chí và nghị lực. Cũng giống như việc chúng ta đang sống hiện nay, sống không phải chỉ cho riêng mình, mà còn cần biết sống cho người khác. Chính vì vậy Tố Hữu mới đúc rút nên câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Ý nghĩa câu nói của Tố Hữu muốn bàn đến hai vấn đề, hai khía cạnh của đời sống. Đó chính là cho và nhận, là một cặp quan hệ trù nguyên nhân kết quả luôn đi kèm với nhau, tạo thành một thể thống nhất.
Thực ra câu nói trên có hai vế sóng đôi, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vế thứ nhất “sống là cho”, ý muốn nói chúng ta sống không phải xuất phát từ lợi ích của bản thân, của cá nhân, làm mọi việc vì cá nhân, và chỉ vì chính mình. Cần phải biết sống cho người khác, lo lắng cho cuộc sống của người khác. Đấy mới là cuộc sống có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Khi chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của bạn thân mình, chắc chắn sẽ rơi vào lối sống vụ lợi, ích kỉ, không coi kẻ khác ra gì.
Vế thứ hai “đâu chỉ nhận riêng mình” là muốn thể hiện lối sống biết san sẻ, biết giúp đỡ và yêu thương lân nhau. CHúng ta đang sống trong xã hội, cần phải biết trao đi yêu thương để nhận về mình nhiều yêu thương hơn nữa.
Lối sống luôn trao đi tình yêu, trao đi tin tưởng và có thể sẵn sàng gánh bớt nhọc nhằn, cùng cực cho người khác là cuộc sống đầy vị tha, đậm tính nhân văn nhất.
Trên thực tế có rất nhiều người giữ khư khư cho mình lối sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, cái gì có lợi cho bản thân mình mới làm, không thì ỉ lại. Lối sống này dần dần sẽ tạo nên thói quen, và chính họ đang tạo nên khoảng cách xa lánh giữa mình với cộng đồng. Điều này thực sự đáng buồn và đáng lên án biết bao.
Khi xã hội đang trong xu thế hội nhập nhưng có một số phần tử vì lợi ích riêng mà đánh mất đi lòng tự tôn cũng như chân lý sống đáng quý thì liệu rằng họ sẽ làm được gì cho đời.
Nhạc sĩ TRịnh Công Sơn đã từng viết rằng “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi”, là một câu hát đầy ý nghĩa nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải biết gieo yêu thương đến với mọi người, để có thể cùng nhau tận hưởng niềm vui mà cuộc sống mang lại.
Nếu như không biết mở lòng, chỉ giữ khư khư bản tính ích kỉ, nhỏ nhen, luôn chỉ biết nhận và không biết cho đi thì chính họ đang tự đưa mình vào một con đường không lối thoát.
Sống cần biết cho đi không toan tính, không vụ lợi, không đặt lên để xuống thì sau này chúng ta sẽ nhận về mình rất nhiều niềm vui và hạnh phúc mà bản thân không ngờ tới. Đó cũng chính là biểu hiện của luật nhân quả mà cha ông ta thường nói.
Hồ Chí Minh là một tấm gương cho lối sống cao đẹp này. Bác luôn mở lòng để yêu thương và trân trọng đồng bào, bởi với người dân là gốc, dân là con, là máu thịt. Chính tư tưởng ấy đã chiến thắng sự bạo tàn của kẻ thù.
Như vậy câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đã nhắc nhở chúng ta rằng cần phải trân trọng cuộc sống, phải biết trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương.