Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khu di tích Đá Chông nằm trong hệ thống vùng đất đồi gò huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây có tọa độ địa lý 21 độ 8 vĩ độ Bắc và 105 độ 19 kinh độ Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 50 km theo đường chim bay; có gianh giới với ba xã Thuần Mỹ, Minh Quang, Ba Trại, phía Tây giáp sông Đà, bên kia sông là xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
Có độ cao bình quân so với nước biển là 40 m, cá biệt có nơi cao tới 143,6m (đỉnh U Rồng), địa hình bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, cao ở phía Bắc và phía Đông, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
Nhiệt độ bình quân năm là 230C, nóng nhất vào tháng 6 và tháng 7, lạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 2 năm sau; có lượng mưa trung bình hàng năm 1682-1798 mm. Mưa tập trung từ tháng 5 tới tháng 10; độ ẩm bình quân là 85%: max 96%, min 66%. Diện tích khoảng 250 ha, hồ ao 17,7 ha.
Là nơi từ năm 1957 Bác Hồ đã lựa chọn để xây dựng khu căn cứ trong kháng chiến chống Mỹ (tài liệu được tỉnh Hà Tây khẳng định).
Khu di tích Đá Chông còn gọi là K84, trước đây gọi là K9. Khi Bác của chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, nơi đầu tiên ướp bảo quản thi hài Bác là Viện quân y 108, cơ sở đó gọi là K75 A. Hội trường Ba Đình nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 9/9/1969 gọi là K75 B. Tới khi đưa Bác lên yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông thì gọi là K84 (tức là K75 + K9 = K84), đây là địa điểm tốt, lí tưởng có phong cảnh đẹp, giao thông thuận tiện, có sông Đà chảy qua, khí hậu trong lµnh, yên tĩnh, đất đai rộng, là địa điểm kín, nhiều cây che phủ, dân xung quanh thưa thớt (trước đây), có điều kiện giữ gìn bí mật, thuận tiện cho tăng gia sản xuất để nuôi bộ đội.
Cơ sở đề giữ gìn thi hài Bác gồm có:
- Tầng trên: Là khu làm việc liên hoàn, thuận lợi, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đã được Bộ Tư lệnh công binh cải tạo có bệ, trong bệ có cáng, trên bệ có lồng kính. Nơi để Bác nghỉ gần giống như quan tài kính ở tại Lăng, thuận tiện cho việc phục vụ khi có các đoàn tới thăm viếng Bác và nghiên cứu để phục vụ viếng ở Lăng sau này.
- Tầng ngầm có kết cấu hầm kiên cố, kiến trúc của hầm có khả năng triệt tiêu và cản các sóng chấn động do áp lực mạnh của vũ khí nổ gây ra, có hệ thống phòng chống chất độc hoá học, chính đó là yếu tố đảm bảo tuyệt đối an toàn thi hài Bác.
Tuy vậy hầm có một số nhược điểm không thuận lợi cho việc giữ gìn thi hài đó là đường xuống hầm dốc, hẹp. Trần nhà làm bằng loại bakelit có màu nâu sẫm nên khi quan sát thi hài bị phản màu, có nhiều tấm ghép nối không phẳng cho nên khó khăn cho công tác vệ sinh vô trùng.
Trong 6 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thi hài Bác được giữ gìn bảo quản tại đây ba lần với tổng thời gian là 4 năm 4 tháng 19 ngày. Đó là các thời gian sau:
Đợt 1: Từ ngày 23/12/1969 tới ngày 03/12/1970 vì lúc đó cả nước có chiến tranh, nên lưu giữ Bác ở căn cứ an toàn hơn ở Hà Nội.
Cuối năm 1970 do Mỹ - Ngụy tập kích bằng máy bay trực thăng xuống một vị trí ở gần thị xã Sơn Tây, cho nên thi hài Bác lại được chuyển về Viện quân y 108.
Đợt 2: Từ ngày 19/8/1971 tới ngày 11/7/1972, khi đó ë miền Bắc mưa to liên tiếp 10 ngày, nước sông Hồng dâng cao 12m80, có nguy cơ vỡ đê, nên thi hài Bác lại được đưa trở về bảo quản tại khu căn cứ K84 này.
Trong thời gian này chúng ta giữ gìn thi hài Bác ở hầm dưới tầng ngầm. Riêng việc chuyển thi hài Bác xuống tầng ngầm vào ngày 04/11/1971 kéo dài 5h55 (từ 9 giờ tới 14h55), với sự tham gia của các đồng chí chuyên gia Liên Xô: Zerebxov, Kazelxev, Xômkin, phía Việt Nam có các đồng chí Nguyễn Gia Quyền, Lê Điều, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Trung Hát, Nguyễn Hoài Nam (phiên dịch), cùng với hai lực lượng là Cảnh vệ và Công binh. Tại tầng ngầm này thi hài Bác được giữ gìn tới ngày 11/7/1972 (8 tháng 7 ngày).
Tới gần cuối năm 1972 ta nhận định có nguy cơ Mỹ dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng mà K84 nằm trên đường bay của địch từ Thái Lan sang, cho nên thi hài Bác lại được chuyển sang bảo quản tại H21.
Đợt 3: từ ngày 08/02/1973 tới ngày 17/7/1975 sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, thi hài Bác lại được đưa trở lại K84 để bảo quản vì nơi đây có điều kiện kỹ thuật tốt hơn ở H21.
Tại K84 không chỉ là nơi giữ gìn bảo quản thi hài Bác một cách đơn thuần, mà còn diễn ra nhiều sự kiện chuyên môn rất quan trọng như tiến hành chỉnh hình thi hài Bác ba lần do Viện sỹ Lopoukhin và GS Mikhailov chủ trì, đó là các thời điểm:
- Lần 1 : Tháng 4 năm 1970 (do viện sĩ Lopoukhin chủ trì)
- Lần 2: Tháng 9 năm 1970 (do viện sĩ Lopoukhin chủ trì)
- Lần 3: Tháng 4 năm 1975( do GS. Mikhailov chủ trì)
Hội đồng khoa học liên quốc gia Liên Xô- Việt Nam đánh giá trạng thái thi hài Bác, Chủ tịch về phía Liên Xô là Viện sỹ Kraevxki, các uỷ viên gồm có các Viện sỹ Mađrasov, Đêbov, Kuprianov, Lapoukhin; Chủ tịch phía Việt Nam là đồng chí Phùng Thế Tài, các uỷ viên gồm đồng chí Vũ Văn Cẩn- Bộ trưởng Bộ Y tế, Trần Kinh Chi, Nguyễn Gia Quyền và các Bác sỹ khác, lần đầu tiên làm việc tại K84 vào ngày 23/5/1970. Tại đây đã khẳng định sau tám tháng ướp bảo quản thi hài Bác được giữ gìn rất tốt.
Một điều rất thú vị nữa mà ít ai biết đến là điều kiện vô trùng của môi trường giữ gìn thi hài Bác lại tốt hơn ở cơ sở tại Viện quân y 108, nơi mà chúng ta chuẩn bị từ trước rất cẩn thận. Điều đó được khẳng định tại biên bản làm việc ngày 12/3/1971 giữa Ban phụ trách giữ gìn và bảo vệ thi hài Hồ Chủ tịch (chủ trì: đồng chí Phùng Thế Tài) với Đoàn chuyên gia y tế Liên xô và trong buổi gặp mặt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Song Hào với Đoàn chuyên gia y tế Liên xô cùng ngày 12 tháng 3 năm 1971, đã được GS. TSKH. Đenhixov Nhikonski- Viện phó Viện nghiên cứu khoa học Lăng Lê-nin đã khẳng định.
Cũng tại nơi đây chúng ta không chỉ giữ gìn an toàn thi hài Bác mà còn tổ chức nhiều buổi viếng Bác rất trọng thể cho nhiều đoàn đại biểu khác nhau. Tiêu biểu nhất là đoàn Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương do đồng chí Lê Duẩn- Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng dẫn đầu viếng Bác vào ngày 23/8/1970; Đoàn cán bộ Trung ương Cục Miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh dẫn đầu viếng Bác (tháng 2/1974).
Cũng tại nơi đây chúng ta cùng với Bạn đã nghiên cứu một số vấn đề để chuẩn bị cho việc phục vụ lễ viếng thường xuyên sau này ở Lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Ngoài ra còn nhiều cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia Bạn và cán bộ y tế của ta để học tập kinh nghiệm của Bạn, cũng là nơi để thử thách rèn luyện cả về ý chí lý tưởng cách mạng cho tất cả các lớp cán bộ, cũng là nơi tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn trong chuyên môn nghiệp vụ về y tế, kỹ thuật, phương án bảo vệ an ninh trong điều kiện đất nước có chiến tranh.
Với các sự kiện đã diễn ra ở K84 về giữ gìn thi hài Bác thì rõ ràng đây là địa danh có ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn liền với sự nghiệp giữ gìn lâu dài thi hài Bác trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã được chính Bác chọn làm căn cứ để Bác cùng với Bộ Chính trị làm việc, quyết định một số vấn đề về kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng XHCN ở miền Bắc, điều đó càng làm ý nghĩa của công trình tăng lên. Vì thế chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy ý nghĩa chính trị của khu di tích này để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau để chúng ta vững vàng, có niềm tin thực hiện thắng lợi mong muốn của Bác lúc sinh thời là xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Muốn giữ và phát huy ý nghĩa chính trị của khu di tích Đá Chông thì phải tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình. Tuy vậy tại khu vực này không thể sửa chữa, xây dựng tuỳ tiện được, không thể mượn danh nghĩa tôn tạo mà làm sai lệch kiến trúc nguyên thuỷ của công trình. Vì vậy tôi đề nghị tôn tạo và nâng cấp cần tuân theo các yêu cầu sau:
- Phải giữ được sự nguyên vẹn lịch sử của công trình tại khu vực mà Bác đã ở và khu vực đã sử dụng bảo quản thi hài Bác.
- Tôn tạo lịch sử phải kết hợp với xây dựng nâng cấp các khu phụ cận nhằm mục đích tạo sự hoành tráng của khu di tích, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân tới đây học tập tư tưởng đạo đức của Bác và thưởng ngoạn cảnh đẹp của Khu di tích. Vì vậy cần có kiến trúc hài hoà, khoa học, tránh những công trình phô trương hình thức không phù hợp với tư tưởng của Bác.
- Sự tôn tạo và xây dựng mới phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Khu di tích, xây dựng đơn vị chính quy và đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân tới đây tưởng niệm và học tập đạo đức của Bác.
- Ngoài ra còn phải chú ý hiệu quả kinh tế để phục vụ đời sống bộ đội, đây cũng là truyền thống của bộ đội ta và cũng là lời dạy của Bác với quân đội.
Muốn đạt được các yêu cầu trên, chúng ta cần phải kết hợp với các lực lượng. Vấn đề là kết hợp như thế nào, theo tôi có ba loại phối kết hợp như sau:
1. Phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành để quy hoạch tổng thể toàn khu vực cũng như thiết kế từng công trình. Những năm qua ta đã phối hợp khá tốt. Các đơn vị điển hình là Viện Lâm nghiệp (của Bộ Lâm nghiệp trước đây) đã có quy hoạch tổng thể khu vực tháng 2 năm 1985; trường Đại học Lâm nghiệp, Nông nghiệp 1; Viện Thiết kế; Trung tâm thiết kế Bộ Quốc phòng....
2. Phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị đóng quân trong khu vực và động viên nhân dân địa phương chủ động tham gia bảo vệ khu di tích: cụ thể là Huyện uỷ, UBND, MTTQ và các lực lượng vũ trang của huyện Ba Vì, Đảng uỷ và chính quyền tại các xã Thuần Mỹ, Minh Quang, Ba Trại.
3. Phối hợp với các cơ quan Trung ương, chính quyền của các địa phương tổ chức cho nhân dân tới đây tham quan, tưởng niệm và học tập đạo đức của Bác, không ngừng bổ sung các cây xanh không chỉ để làm đẹp khu vực mà quan trọng hơn là để các địa phương có điều kiện được tôn vinh. Nguồn gốc của các cây xanh có thể là:
- Các cây xanh do các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng v.v....
- Các cây xanh do lãnh đạo của các tỉnh, các đơn vị quân đội trồng: như Bộ Tư lệnh Hải quân đưa cây bàng vuông từ đảo Trường Sa về, tỉnh Quảng Bình đưa cây trầm hương, Học viện Quốc phòng đưa cây cơ nia từ Tây Nguyên ra, Trung ương Đoàn tặng hàng trăm cây ăn quả (xoài, khế, ngân hạnh) trồng quanh hồ khu B.
Với trách nhiệm cao của cán bộ chiến sỹ của BTL bảo vệ Lăng Bác mà trực tiếp là Đoàn 285, với tình cảm sâu nặng của nhân dân cả nước, với tiềm năng to lớn của các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau, tôi tin tưởng nhất định chúng ta giữ được và phát huy ý nghĩa chính trị của Khu di tích Đá Chông.
1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.
2. Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
Thắng địa chỉ mảnh đất Đại La - Thăng Long
-> Mong muốn được dời đô về đó.
4. Câu nghi vấn - Thể hiện sự tôn trọng, chưng cầu ý kiến quần thần.
1. những câu văn trên được trích từ van bản "Chiếu dời đô", của Lí Công Uẩn.Hoàn cảnh ra đời :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất [1010], Lí Công Uẩn viết bài chieus bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [tức Hà Nội ngày nay].
2. Thắng địa :chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
-Tác giả dùng từ thắng địa để chỉ thành Đại La [nay là thủ đô Hà Nội].
-Việc lựa chon 'đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số 4 trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nghi vấn.
-Tác giả sử dụng kieur câu này vì cách kết thúc này mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm với mệnh lệnh của vua với thần dân. Đồng thời thể hiên rằng nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của thần dân.
một người chở hai chuyến xe,mổi chuyến chở 2 thùng hàng,mỗi thùng cân nặng 1919 kg .Hỏi người đó chở số ki_lô_gam
Tham khảo:
Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) là một di tích giá trị, phản ánh lịch sử quân sự, kiến trúc, xây dựng thời quân chủ phong kiến ở Lạng Sơn. Năm 1999, di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia.
Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) có thể được xây dựng khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Thành xây bằng gạch và đá hình chữ nhật, có chu vi 270 trượng, cao 9 thước, có 4 cổng ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có tất cả 19 điếm canh. Thành cổ Lạng Sơn là di tích kiến trúc quân sự có vai trò quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ biên cương của Tổ quốc. Cùng với những di tích khác trên địa bàn thành phố, Thành cổ thực sự là điểm di tích tiêu biểu giúp Nhân dân Lạng Sơn nói riêng và du khách gần xa nói chung hiểu thêm về lịch sử đất và người Xứ Lạng.
Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.
Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững. Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh. Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên. Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
Trải qua thăng trầm của thời gian, biến thiên của lịch sử, dấu tích Thành cổ Lạng Sơn hiện nay còn hai đoạn thành, hai cổng Nam và Tây, cổng Tây đã bị xây bít lại, chỉ còn cổng phía Nam vẫn qua lại được có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng giá trị lịch sử của thành cổ vẫn còn mãi trong đời sống, tâm thức của các thế hệ người Xứ Lạng.
Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.
Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.
a)Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,... Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều ***** phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,...
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,... phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.
Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước
a) bài làm
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.
Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!
Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.