K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2021

Câu 1: Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng     B. Bản chất   C. Thể tích    D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 2: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng ta phải đun từ phía dưới, chọn câu sai

A. Về mặt kĩ thuật ko thể đun ở phía trên

B, Đun ở phía dưới để tăng cường bức xạ nhiệt

C. ko thể truyền nhiệt từ trên xuống dưới

D. 3 câu trên đều đúng

 

19 tháng 5 2021

1.D

2.D

13 tháng 4 2019

Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới là vì trong chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu. Khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ di xuống tạo thành dòng đối lưu.

Câu 11: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?A. Khối lượng của vật. C. Độ tăng nhiệt độ của vật.B. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. D. Cả 3yếu tố trên trên đều đúng.Câu 12. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy raA. chỉ trong chất lỏng. B. chỉ trong chân không.C. chỉ trong chất lỏng và chất rắn. D. trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.Câu 13. Đối...
Đọc tiếp

Câu 11: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng của vật. C. Độ tăng nhiệt độ của vật.

B. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. D. Cả 3yếu tố trên trên đều đúng.

Câu 12. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra

A. chỉ trong chất lỏng. B. chỉ trong chân không.

C. chỉ trong chất lỏng và chất rắn. D. trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.

Câu 13. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

A. chỉ của chất khí. B. chỉ của chất lỏng.

C. chỉ của chất khí và chất lỏng. D. của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Câu 14: Nhận xét về sự nóng lên của ấm nước khi đun có các ý kiến như sau:Chỉ ra nhận xét sai.

A. Nước ở đáy ấm nóng lên do dẫn nhiệt. B. Lớp nước ở trên nóng lên do đối lưu.

D. Ấm nóng lên do dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. C.Khi nước sôi hiện tượng đối lưu cũng mất.

Câu 15: các câu phát biểu sau đúng hay sai:

a) Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

b) Nhiệt lượng là nhiệt năng.

c) Nhiệt năng của một vật có thể tăng mà cũng có thể giảm.

d) Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.

e) Thủy tinh dẫn nhiệt tốt hơn kim loại.

f) Đối lưu chỉ xảy ra trong chất lỏng.

g) Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không

1
2 tháng 8 2021

11D

12D

13C

14C

15

a,Đ

b,Đ

c,Đ

d,Đ

e,S

f,S

g,Đ

23 tháng 4 2017

Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.

23 tháng 4 2017

Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.


6 tháng 5 2021

Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới là vì khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ đi xuống tạo thành dòng đối lưu.

 

 

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun. C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và...
Đọc tiếp

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.

C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật?

C3. Trong thí nghiệm này phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?

C4. Trong thí nghiệm này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào?

C5. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?

C6. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

 

1
29 tháng 4 2017

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.

Bài giải:

Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.

C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ?

Bài giải:

Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

C3. Trong thí nghiệm này phải giữ không đổi những yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?

Bài giải:

Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.

C4. Trong thí nghiệm này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?

Sau đây là bảng kết quả thí nghiệm làm với hai cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đền cồn trong 5 phút, 10 phút (H.24.2). Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.2.

Bài giải:

Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.

C5. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ ?

Bài giải:

Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

C6. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

Bài giải:

Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.

10 tháng 5 2021

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Chất lỏng: đối lưu; Chất khí; đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.

 
10 tháng 5 2021

 

Bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ được tạo ra bởi sự chuyển động nhiệt của các hạt điện tích trong vật chất.

Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ 0 tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt. Khi nhiệt độ của vật lớn hơn độ 0 tuyệt đối thì sự va chạm giữa các nguyên tử hoạt động sẽ làm thay đổi động năng của các nguyên tử hoặc phân tử. Từ đó dẫn đến làm tăng tốc điện tích và gây dao động lưỡng cực, điều này làm sản sinh ra bức xạ điện từ và độ rộng phổ của bức xạ tương ứng với độ rộng phổ của năng lượng và gia tốc ở một nhiệt độ nhất định.

Khả năng hấp thụ hay bức xạ nhiệt của 1 vật phụ thuộc vào tính chất của vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. ... Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.

Các hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu  bức xạ nhiệt. - Chất rắn: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt; - Chất lỏng và chất khíchủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu; - Chân không: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt.

 

 

8 tháng 5 2021

dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu

Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới là vì khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ đi xuống tạo thành dòng đối lưu.

 

8 tháng 5 2021

* 3 hình thức truyền nhiệt là:

- Dẫn nhiệt.

- Đối lưu.

- Bức xạ nhiệt.

* Khi đun nước phải đun từ phía dưới đáy ấm vì:

- khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng ở phía trên chưa được đun nóng sẽ đi xuống tạo thành dòng đối lưu.

3 tháng 6 2018

Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) được giữ giống nhau ở hai cốc.

Khối lượng thay đổi.

Làm như vậy mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.

Ta có: m1 = 1/2 .m2 và Q1 = 1/2 .Q2.