Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhiều quá vậy bạn, mình đang rất bận nên chỉ giúp được bạn vài câu thôi nhé, mong bạn thông cảm.
1.
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô- xtray- li- a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu Nam cực.
2.
- MT xích đạo ẩm:
+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C. Lượng mưa Tb năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, TB trên 80%.
+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.
- MT nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.
+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C. Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm, Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến bất thường.
+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.
- MT Ôn đới hải dương:
+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu
+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.
-MT Ôn đới lục đia:
+ Vị trí: nằm trong lục địa
+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.
+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.
3.
- MT đới lạnh:
+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.
+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ TB luôn dưới -10 độ C, có khi xuống đến -50 độ C.Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C.
- MT hoang mạc:
+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.
+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
4.
- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch...
- MT vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
mỏi tay quá, chúc bạn học tốt.
tham khảo nha bạn
Núi trẻ ở Châu Âu nằm chủ yếu ở đâu?
-Anpơ
Đại bộ phận Châu Âu có khí hậu gì?
-Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ một phần nhỏ phía cực Bắc là khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
Tại sao các quốc gia Châu Âu có sự đa dạng về tôn giáo,văn hóa và ngôn ngữ?
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa ở Châu Âu ?
- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
+Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.
+Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC
Câu 1: Khu vực Bắc Âu chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Ôn đới lục địa, lạnh B. Ôn đới hải dương
C. Hàn đới D. Cận nhiệt đới khô
Câu 2: Bắc Âu gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Dạng địa hình phổ biến ở khu vực Bắc Âu:
A. Địa hình băng hà cổ B. Địa hình núi già
C. Đia hình núi trẻ D. Chủ yếu đồng bằng khá bằng phẳng
Câu 4: Nước nào không thuộc khu vực Bắc Âu?
A. Ai-xơ-len. B. Na Uy. C. Thuỵ Điển. D. Đan Mạch.
Câu 5: Nước nào không nằm trên bán đảo Xcăng-đi-na-vi?
A. Na Uy. B. Thuỵ Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 6: Nước có nhiều núi lửa và suối nước nóng là:
A. Na Uy. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 7: Nước có nhiều hồ - đầm:
A. Na Uy. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 8: Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng:
A. Na Uy. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 9: Thế mạnh của các nước Bắc Âu:
A. Kinh tế biển. B. Rừng (khai thác gỗ, giấy...).
C. Thủy năng. D. Các loại khoáng sản.
Câu 10: Nước nào nằm ở phía tây của dãy Xcăng-đi-na-vi?
A. Na Uy B. Thụy Điển C. Phần Lan D. Ai-xơ-len
Câu 11: Khí hậu Bắc Âu không thuận lợi cho ngành kinh tế nào?
A. Chăn nuôi. B. Trồng trọt. C. Đánh cá. D. Sản xuất công nghiệp
Câu 12: Các dân tộc ở Bắc Âu nổi tiếng về nghề:
A. Luyện kim màu và khai khoáng.
B. Khai khoáng và đánh bắt thủy sản.
C. Hàng hải và đánh cá.
D. Hàng hải và khai khoáng.
Câu 1: Khu vực Bắc Âu chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Ôn đới lục địa, lạnh B. Ôn đới hải dương
C. Hàn đới D. Cận nhiệt đới khô
Câu 2: Bắc Âu gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Dạng địa hình phổ biến ở khu vực Bắc Âu:
A. Địa hình băng hà cổ B. Địa hình núi già
C. Đia hình núi trẻ D. Chủ yếu đồng bằng khá bằng phẳng
Câu 4: Nước nào không thuộc khu vực Bắc Âu?
A. Ai-xơ-len. B. Na Uy. C. Thuỵ Điển. D. Đan Mạch.
Câu 5: Nước nào không nằm trên bán đảo Xcăng-đi-na-vi?
A. Na Uy. B. Thuỵ Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 6: Nước có nhiều núi lửa và suối nước nóng là:
A. Na Uy. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 7: Nước có nhiều hồ - đầm:
A. Na Uy. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 8: Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng:
A. Na Uy. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Ai-xơ-len.
Câu 9: Thế mạnh của các nước Bắc Âu:
A. Kinh tế biển. B. Rừng (khai thác gỗ, giấy...).
C. Thủy năng. D. Các loại khoáng sản.
Câu 10: Nước nào nằm ở phía tây của dãy Xcăng-đi-na-vi?
A. Na Uy B. Thụy Điển C. Phần Lan D. Ai-xơ-len
Câu 11: Khí hậu Bắc Âu không thuận lợi cho ngành kinh tế nào?
A. Chăn nuôi. B. Trồng trọt. C. Đánh cá. D. Sản xuất công nghiệp
Câu 12: Các dân tộc ở Bắc Âu nổi tiếng về nghề:
A. Luyện kim màu và khai khoáng.
B. Khai khoáng và đánh bắt thủy sản.
C. Hàng hải và đánh cá.
D. Hàng hải và khai khoáng.
Câu 13: Quốc gia được coi là xứ sở của băng tuyết:
A. Phần Lan B. Ai-xơ-len C. Na Uy D. Thuỵ Điển
Câu 14: Tên dãy núi trẻ ở Tây và Trung Âu có đỉnh cao trên 3000m, có tuyết và băng hà bao phủ:
A. Dãy Cac-pat B. Dãy An-pơ
C. Dãy An-đet D. Dãy Cooc-đi-e
Câu 15: Khu vực Tây và Trung Âu nằm trong đới khí hậu nào?
A. Đới lạnh. B. Đới ôn hoà. C. Đới nóng. D. Cận cực.
Câu 16: Dãy núi An Pơ và Các Pat thuộc dạng địa hình nào của Tây Trung Âu?
A. Miền đồng bằng phía bắc.
B. Miền núi già ở giữa.
C. Miền núi trẻ ở phía nam.
D. Miền núi trẻ ở giữa.
Câu 17: Đất nước nào có thu nhập cao nhất Tây và Trung Âu là:
A. Pháp B. Đức C. Ba Lan D. Cộng Hòa Séc.
Câu 18: Đất nước nào nổi tiếng với đồng hồ BigBen?
A. Nước Pháp. B. Nước Anh.
C. Nước Tây Ban Nha. D. Nước Italia.
Câu 19: Quốc gia nào phần lớn diện tích có độ cao thấp hơn mực nước biển
A. Ba lan B. Đức C. Hà Lan D. Pháp
Câu 20: Rôt-tec-đam là một hải cảng lớn của thế giới nằm ở nước nào?
A. Nước Đức. B. Nước Pháp. C. Nước Anh. D. Nước Hà Lan.
Nhớ đăng ít thôi nha =)
Câu 1. Hai lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ ngăn cách với nhau bởi kênh đào nào sau đay?
A. Kênh Pa-na-ma B. Kênh Venice C. Kênh Xuy-ê D. Kênh Vĩnh Tế
Câu 2. Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào?
A. Đới nóng và đới lạnh B. Đới ôn hoà (Ôn đới)
C. Đới nóng (Nhiệt đới) D. Đới lạnh (Hàn đới)
Câu 3. Hiện nay, dân cư châu Âu có đặc điểm gì?
A. Gia tăng tự nhiên cao B. Dân số đang già đi
C. Cơ cấu dân số trẻ D. Kết cấu dân số vàng
Câu 4. Thành phần dân nhập cư ở châu Đại Dương chiếm khoảng bao nhiêu %?
A. 80 B. 90 C. 60 D. 70
Câu 5. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mĩ không phải do ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?
A. Vĩ độ B. Con người C. Địa hình D. Khí hậu
Câu 6. Các con sông quan trọng ở châu Âu là gì?
A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran. B. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.
C. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran. D. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
Câu 7. Hai quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương là:
A. Ô-xtrây-li-a và Hoa Kì B. Ô-xtrây-li-a và Niu Dilen
C. Pháp và Hoa Kì D. Pa-pua Niu Ghi nê và Va-nu-a-tu
Câu 8. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào sau đây?
A. Hi-ma-lay-a B. U-ran C. At-lat D. An-det
Câu 9. Khu vực tập trung đông dân nhất ở châu Âu là:
A. Bắc Âu B. Đông Âu.
C. Nam Âu. D. Tây và Trung Âu.
Câu 10. Em hãy sắp xếp các dạng địa hình chính của Nam Mĩ từ tây sang. đông?
A. Hệ thống An-Đét cao, đồ sộ → miền đồng bằng thấp → các sơn nguyên
B. Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ → miền núi già và sơn nguyên → miền đồng bằng thấp
C. Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ → miền đồng bằng thấp → miền núi già và sơn nguyên
D. Hệ thống An-Đét cao, đồ sộ → các sơn nguyên → miền đồng bằng thấp
Câu 11. Dân cư châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-ít B. Môn-gô-lô-ít C. Ơ-rô-pê-ô-ít D. Ô-xtra-lô-ít
Câu 12. Các nước ở khu vực An đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Lọc dầu B. Thực phẩm C. Cơ khí chế tạo D. Khai khoáng
Câu 13. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất thế giới?
A. Châu Âu B. Châu Đại Dương C. Châu Phi D. Châu Mĩ
Câu 14. Khí hậu Bắc Mĩ và Nam Mĩ phân hóa như thế nào?
A. Nam– Bắc và Tây– Đông.
B. Nam– Bắc, Đông – Tây và theo độ cao.
C. Bắc – Nam và Đông – Tây.
D. Bắc – Nam, Tây–Đông. và theo độ cao.
Câu 15. Vùng Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở quốc gia nào?
A. Anh. B. LB Nga. C. LB Đức. D. Pháp.
Câu 16. Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, ngành kinh tế nào chiếm trọng lớn nhất?
A. Nông nghiệp B. Công nghiệp
C. Dịch vụ D. Ba ngành bằng nhau.
Câu 17. “Hiệp ước Nam Cực” được 12 quốc gia trên thế giới kí kết ngày 1/12/1959 nhằm mục đích gì?
A. Phân chia tài nguyên
B. Phân chia lãnh thổ
C. Đánh bắt các loại hải sản
D. Hòa bình, không công nhận phân chia lãnh thổ, tài nguyên
Câu 18. Đặc điểm khác biệt của châu Nam Cực so với các châu lục khác là gì?
A. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
B. Là châu lục được phát hiện sớm nhất
C. Chưa có người dân sinh sống thường xuyên
D. Có người dân sinh sống thường xuyên
Câu 19. Quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu?
A. Lúc-xem-bua B. Thuỵ Sĩ. C. Na Uy. D. LB Đức.
Câu 20. Ngành nào chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu?
A. Đánh, bắt cá B. Đánh cá. C. Chăn nuôi. D. Trồng trọt.
Câu 21: Các nước Nam Mỹ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?
A. Bông. B. Mía.
C. Cà phê. D. Lương thực.
Câu 22: Địa hình khu vực Bắc Mỹ không có khu vực nào dưới đây?
A. Ven biển và hải đảo. B. Đồng bằng.
C. Miền núi Cooc-đi-e. D. Miền núi già và sơn nguyên.
Câu 23: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của vùng công nghiệp nào dưới đây?
A. Vùng công nghiệp mới của Bắc Mỹ.
B. Vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì.
C. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì.
D. Vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.
Câu 24. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:
A. nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
B. nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
C. nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
D. nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
Câu 25: Tổ chức kinh tế nào dưới đây dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?
A. APEC. B. NAFTA. C. EU. D. ASEAN.