Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.
Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra được bài học cho mình là: - Bài học về tính kiêu căng, hỡm hĩnh, xốc nổi của Dế Mèn. - Bài học về lòng bao dung độ lượng, biết cảm thông và tha thứ của Dế Choắt. - Bài học về cách biết kiềm chế, không nên nóng nảy, tự ái của chị Cốc.
Bức chân dung của nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên được hiện ra như chàng thanh niên cường tráng với đôi càng mẵn bóng, 2 cánh dài tới chấm đuôi, vuốt thì nhọn hoắt và cứng, răng thì đen nhánh, đặc biệt toàn thân một màu nâu bóng mỡ. nhưng tính cách thì thô lỗ, trịnh thượng và xóc nổi với hàng xóm láng giềng và và tạo nên 1 hậu quả nghiêm trọng khiến dế choắt phải ra đi. cái chết của dế choắt đã chỉ ra một bài học đáng giá.
bài học thì trong ghi nhớ có nhé!!!!!!
chúc học tốt
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn
. Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán. Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.
Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta
nhớ k ho mik nha học tốt
C. Khả năng quan sát tinh tế ; ngôn ngữ trong sáng, gần với cuộc sống.
Chúc bạn học tốt!!!
- Cách miêu tả rất sinh động,hấp dẫn
- Khả năng quan sát tinh tế; ngôn ngữ trong sáng, gần với cuộc sống
1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thể hiện tài quan sát và miêu tả tinh tế của nhà văn Tô Hoài. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (lời nhân vât Dế Mèn) biến hoá sinh động và hấp dẫn người đọc.
Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … “có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ”. Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … “mang vạ vào mình đấy”: Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
+ Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn.
2. Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu… to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc…, Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu… dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).
Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm…) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) như đôi càng mẫm bóng bằng đôi càng mập bóng, đôi càng to bóng…, ngắn hủn hoẳn bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn…, đi đứng oai vệ bằng đi đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm… sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế.
3. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.
4. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
5. Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người. Các truyện cổ tích về loài vật, các truyện ngụ ngôn (của Ê-Dốp, La-Phông-Ten,…), truyện Cuộc phiêu lưu của Gulliver,…là những truyện có cách viết giống như Dế Mèn phiêu lưu kí.
Chúc bạn học tốt!
a. Tóm tắt đoạn trích
Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.
b. Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến ... "có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ"): Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ... "mang vạ vào mình đấy"): Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
- Đoạn 3 (còn lại): sự ân hận của Dế Mèn.
Câu 2:
a. Chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:
- Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
- Vẻ dữ tợn: lại thêm đầu to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc….
- Điệu bộ, cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Tình nết hung hăng, hống hách: Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).
b. Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp ...); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm ...) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế.
Câu 3: Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn.
- Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt:
+ Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt.
+ Miêu tả Choắt rất xấu xí (người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ).
- Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịch thượng:
+ Gọi "Chú mày" dù cùng tuổi.
+ Lên mặt dạy đời: "Chú mày có lớn mà chẳng có khôn".
- Cư xử ích kỉ lỗ mãng:
+ Choắt không thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc.
+ Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt.
+ Bỏ ra về không chút bận lòng.
Câu 4:
Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !".
Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !".
Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi "nằm im thin thít". Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám "mon men bò lên". Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Câu 5:
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người. Thí dụ: Dế Mèn trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu; Dế tưởng mình là tay ghê gớm đứng đầu thiên hạ; Mèn hối hận với lỗi của mình gây nên cái chết cho Choắt …
Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho Mèo; Con hổ có nghĩa ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.
II. Luyện tập
Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
Bạn có thể tham khảo đoạn văn sau:
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.
Thấy hay để lại bình luận động viên nhé ^^^^
THAM KHẢO:
Sau khi chui tọt vào hang thì tôi nghe thấy tiếng nói của chị Cốc và Dế Choắt tôi liền có suy nghĩ rằng:" Nếu mình không ra nhận tội cho Choắt thì liệu Choắt sẽ như thế nào?" Sau một hồi lâu suy nghĩ thì tôi đã quyết định sẽ ra nói thật với chị Cốc. Lúc đó chị Cốc đang định mổ anh Choắt. Tôi liền chạy đến bảo :" Chị Cốc ơi, người lúc nãy nói là tôi chứ không phải anh Choắt đâu, chị đừng mổ ảnh mà tội nghiệp" . Tôi cứ nghĩ rằng chị Cốc khi biết sẽ mổ tôi. Tôi chắc không xong rồi. Thay vì vậy chị Cốc lại bảo:"Biết nhận lỗi là được rồi. Lần sau đừng làm như vậy nữa". Thế là chị Cốc rĩa cánh một hồi rồi bay đi. Thế là tôi quay lại xin lỗi anh Choắt và từ đó tôi và Choắt đã trở thành bạn bè. Tôi cũng đã bỏ cái thói hung hăng, kiêu căng ,bậy bạ của mình