K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 : Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :

“ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà .Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng miếng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều . Một ngày anh cưa một vài răng . Không bao lâu sau , cây lược được hoàn thành . Cây lược dài độ hơn một tấc , bề ngang độ ba phân rưỡi , cây lược cho con gái , cây lược dùng để chải tóc dài , cây lược chỉ có một hàng răng thưa . Trên sống lược khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược anh càng mong gặp lại con”

(Chiếc Lược Ngà –Nguyễn Quang Sáng )

a.Phần trích trên được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn nhân vật kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?

b. Chiếclược ngà là một vật kỉ niệm, lại là tên nhan đề tác phẩm. Vậy em hiểu gì về ý nghĩa hình ảnh này?Nó có liên quan gì đến chủ đề văn bản?

c.Vì sao hình ảnh Chiếc lược ngà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang sáng

 

0
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập...
Đọc tiếp

Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

 

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

 

- Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

 

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

 

(Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ Văn 9, Tập một)

đoạn văn trên có bao nhiêu luận điểm

nêu rõ các luận điểm đó

0
“Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà” (SGK Ngữ văn 9, tập 1). 1. Đoạn trích trên trích...
Đọc tiếp

“Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà” (SGK Ngữ văn 9, tập 1). 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào, của ai? 2. Nhân vật “tôi” và “anh” trong đoạn trích là ai? 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu. Cho biết đó là kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp? 4. Câu văn “Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà” diễn tả điều gì? Dựa vào những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy giải thích vì sao “mặt anh hớn hở” như vậy? 5. Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà, nhưng biểu hiện sâu sắc và tập trung ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở khu căn cứ. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lối diễn dịch phân tích tâm trạng của nhân vật ông Sáu trong thời điểm đó. Đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần, trợ từ.

1
6 tháng 1 2022

cái gf đấy

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Không bao lâu sau, cây lược được hoàm thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rười, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tấn mân khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu cọn của ba". Cây lược ngà ấy chưa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Không bao lâu sau, cây lược được hoàm thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rười, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tấn mân khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu cọn của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rồi được phân nào tâm trạng của anh."
1. Giải thích ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà.
2. Ghi lại câu văn sử dụng phép liệt kê có trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của phép liệt kê đó.
3. Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con từ sau những ngày ông về thăm gia đình. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối đễ liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ thành phân khởi ngữ và phương tiện liên kết thuộc phép nổi).
Mn ơi giúp mình với, mình cần gấp
không cần làm câu 3 đâu ạ

 

1

Tham khảo:

1.

Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. ... Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình

2. "Cây lược". Tác dụng: nhấn mạnh đối tượng miêu tả trong câu văn là chiếc lược mà anh Sáu tự tay tỉ mỉ, tận tụy làm ra với bao công sức, tâm huyết và tình cảm để tặng cho con gái của mình.

Viết đoạn văn khoảng 250 chữ cảm nhận tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau:[...] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.        Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn khoảng 250 chữ cảm nhận tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau:
[...] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
        Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.

0
8 tháng 6 2017

Chọn đáp án: C.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) “Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) “Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
(2) Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”.

(Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

Câu 2.

a. Câu: “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” đã sử dụng lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

b. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

Câu 3. Câu: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được...” có chứa thành phần biệt lập nào? Em có đồng tình với ý kiến của tác giả trong câu văn đó không?

1
25 tháng 3 2020

Câu 1: Người kể trong đoạn trích là anh Ba bạn anh Sáu.

Tác dụng: Tạo tính khách quan và đáng tin cậy, người kể có thể bình luận tạo tính hấp dẫn cho truyện.

Câu 2: a) Lời dẫn trực tiếp vì được dẫn sau dấu 2 chấm và trong dấu ngoặc kép.

b) Cụm từ ''Nhắm mắt đi xuôi'' có nghĩa chỉ cái chết nhẹ nhàng, ra đi thanh thản. Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu.

c) Thành phần tình thái: hình như. Đồng ý

25 tháng 3 2020

Câu c là câu 3 nha bạn mình nhầm. Thông cảm. :)))

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.(Kim Lân, Làng)b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại...
Đọc tiếp

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

1
10 tháng 7 2019

- Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

- Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)

20 tháng 2 2019

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)