K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. PTBĐ: Tự sự.

b. ND: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.

c. 

- Tư dung tốt đẹp: nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

 - Dung hạnh: chỉ nhan sắc và đức hạnh.

d. Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế.

    - Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

    - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

    - Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

e.

Vũ Nương, người con gái đức hạnh, luôn giữ gìn khuôn phép dù Trương Sinh có đa nghi và phòng ngừa quá sức thì gia đình vẫn chưa bao giờ xảy ra tranh chấp, bất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, chồng nàng phải ra trận, Vũ Nương tiễn chồng ra trận vẫn ân cần dặn dò chồng những lời ân tình, mong ngày về chồng mang theo hai chữ bình an. Ở nhà, nàng một mực giữ tiết, chăm sóc chu toàn gia đình, những mong sớm có ngày đoàn tụ với chồng. Nào đâu, sóng gió ập tới, lời nói ngây thơ của đứa con bé bỏng đã khiến tính đa nghi của chồng nàng nổi dậy. Bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, nàng nói tới thân phận của mình và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng nhưng mối nghi ngờ ở Trương Sinh vẫn khôn nguôi. Không còn lại gì, lòng nàng dâng trào nỗi thất vọng tột cùng, nỗi đau đớn ê chề bởi hạnh phúc gia đình không có cách nào hàn gắn nổi. Nỗi oan khuất trời không thấu, khiến mọi sự chịu đựng, hy sinh trước đó đều vô nghĩa. Nàng giải thích trong sự bất lực và tuyệt vọng đắng cay trước sự đối xử nhẫn tâm của chồng.

25 tháng 9 2021

a, PTBD: Tự sự

b, Nói về vẻ đẹp của Vũ Nương và tính cách của Trương Sinh

c, Em tham khảo:

Tư dung: dáng vẻ và nhan sắc

dung hạnh: nhan sắc và đức hạnh

d, Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là: phép nối, phép lặp, phép thế.

e, Em tham khảo:

Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

18 tháng 8 2018

Tư dung tốt đẹp: nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

    - Dung hạnh: chỉ nhan sắc và đức hạnh.

Ý nói Vũ Nương là người con gái không chỉ đẹp về ngoại hình, dung nhan mà còn đức hạnh.

7 tháng 8 2017

Đoạn trích trên được viết theo phương thức tự sự.

8 tháng 1 2018

Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế.

    - Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

    - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

    - Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

11 tháng 7 2019

Nội dung chính: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.

30 tháng 4 2017

Thành phần biệt lập: thành phần phụ chú (người con gái quê ở Nam Xương), nhằm bổ sung thông tin về quê quán cho nhân vật được kể.

21 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

"Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc...
Đọc tiếp

"Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu."

1.chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

 2.Theo đoạn trích, lí do khiến Trương Sinh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về là j ?

3. Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu đc sử dụng trong đoạn trích

Mik đang cần gấp mn giúp mik vs ạ

1
19 tháng 7 2021

1) Tự sự
2) Vì tư dung tốt đẹp của nàng
3) Tuy - nhưng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa1. Trong đoạn trích trên có chứa hai chi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa
1. Trong đoạn trích trên có chứa hai chi tiết nhỏ, được coi là đã được Nguyễn Dữ khéo cài vào phần đầu của truyện, giúp ta hiểu thêm về nguyên nhân cái chết của nàng Vũ Nương. Em hãy cho biết đó là hai chi tiết nào và ý nghĩa của từng chi tiết.
2. Ngoài hai nguyên nhân được nêu ở câu 2, theo em còn có nguyên nhân nào khác dẫn tới cái chết oan khuất của nàng Vũ Nương?
3. Trong chương trình THCS cũng có một tác phẩm nói về số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hãy cho biết tên tác phẩm và thể loại của tác phẩm đó.
 

1
29 tháng 7 2021

1. Hai chi tiết đó là: 

Trương Sinh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về => Cuộc hôn nhân có tính chất trao đổi, mua bán, không đem lại hạnh phúc

Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen

2. Ngoài nguyên nhân đó ra còn có nguyên nhân đó là Trương Sinh quá tin lời con trẻ (bé Đản) dẫn đến nghi oan vợ và không cho vợ cơ hội được thanh minh, giải thích

3. Bánh trôi nước (Thơ, thể loại thất ngôn bát cú)

Truyện Kiều (Thơ)

 ...