Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c,
Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Khác nhau:
- Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
- Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.
Ví dụ:
Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly"
=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
Ẩn dụ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
(Viễn Phương)
=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
a) -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau.
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
“...là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” Em chọn từ nào để điền vào chỗ {...}
A. Nhân hóa C. So sánh
B. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
“...là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” Em chọn từ nào để điền vào chỗ {...}
A. Nhân hóa C. So sánh
B. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
Trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | D | B | 1-c, 2-a, 3-e, 4-b |
Tự luận:
1. Hs chỉ ra được phép tu từ: “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là phép tu từ ẩn dụ phẩm chất.
– Phân tích được tác dụng: Qua h/a ẩn dụ, tác giả đã ca ngợi Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc như mặt trời soi sáng, dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.
2. * Mở bài:
– Giới thiệu lí do em có dịp quan sát quang cảnh khu phố (hoặc thôn xóm) em vào một ngày mùa đông giá lạnh.
– Cảm xúc khái quát về cảnh đó.
*Thân bài:
– Thời điểm quan sát
– Miêu tả những cảnh tiêu biểu, nổi bật nhất của khu phố (hoặc thôn xóm) vào một ngày mùa đông giá lạnh.
+ Không gian, bầu trời, mặt đất, …
+ Những dãy nhà, ngõ phố,…
+ Hàng cây, vườn, ao, mặt hồ,…
+Con đường,…
+ Gió, mưa, nắng,…
– Miêu tả hoạt động của con người trong khung cảnh đó (những hình ảnh tiêu biểu nhất: đó là hoạt động nào? Diễn ra như thế nào? Tâm trạng, điệu bộ,..?)
* Chú ý: phải phù hợp với từng khung cảnh riêng (phố xá hay làng xóm)
* Kết bài
– Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em về cảnh được tả.
Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?
A. Người cha mái tóc bạc. B.Bóng Bác cao lồng lộng.
C.Bác vẫn ngồi đinh ninh. D.Chú cứ việc ngủ ngon.
Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. B. Miền Nam đi trước về sau.
C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai.
C. Bố em đi cày về. D. Kiến hành quân đầy đường.
Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?
A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.
B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.
C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.
Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.
Câu 6: Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.
D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
A.Quan hệ thời gian, mức độ. B.Sự tiếp diễn tương tự. C.Sự phủ định cầu khiến.
D.Quan hệ trật tự.
Câu 8: Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. B. Chỉ mức độ.
C. Chỉ quan hệ thời gian. D. Chỉ sự cầu khiến.
Câu 9: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
( Ca dao)
Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:
A. Người với người. B. Vật với vật.
C. Cái cụ thể với cái trừu tượng. D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.
Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
A. Thuyền- bến. B. Bến -dạ. C. Thuyền- dạ . D. Bến- nhớ.