Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô giáo trên lớp thường hay cho ghi những cái này rồi mà e :)?
1.- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Ví dụ: đồng, nhôm, sắt...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
- Quy ước về chiều dòng điện là chiều từ cực dương đi qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- So sánh chiều dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại:
+Dòng điện trong mạch có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng điện tới cực âm của nguồn điện.
+Chiều quy ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
Tham khảo
1. chất dẫn điện là một đối tượng hoặc loại vật liệu đó cho phép dòng chảy của dòng điện qua nó theo một hoặc nhiều hướng. Ví dụ, một dây điện là một dây dẫn điện có thể dẫn điện dọc theo chiều dài của nó.
Chất cách điệnlà các chất dẫn điện kém, có điện trở suất lớn hơn dòng điện.Những vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong hầu hết tất cả các ngành nghề không riêng gì ngành công nghiệp và ứng dụng hầu hết trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc người với các dòng điện.
2. Nguồn điện có thể cung cấp dòng điện để những dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực đó là cực âm (-) và cực dương (+). Ví dụ: Ổ cắm điện, máy phát điện, pin mặt trời, bình ắc quy…
Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kin bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện.
Ví dụ nguồn điện: Ổ điện, Ắc-quy, pin điện thoại, pin con thỏ, máy phát điện…
3. Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
TK
1. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
Chất cách điện là các chất dẫn điện kém,có điện trở suất lớn hơn dòng điện.
2. Nguồn điện có thể cung cấp dòng điện để những dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực đó là cực âm (-) và cực dương (+).
Mỗi nguồn điện đều có 2 cực.
Ví dụ nguồn điện: Ổ điện, Ắc-quy, pin điện thoại, pin con thỏ, máy phát điện
3. Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
1.có thể nhiễm điện bằng cách cọ xát với một vật. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
4. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
5. Mạch điện gồm các dụng cụ như là Bóng đèn, công tắc, nguồn điện.
Tham khảo:
câu 1)
-Có 3 cách để làm một vật nhiễm điện, đó là: Cọ sát, tiếp xúc và hưởng ứng.
-Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
câu 2)
-Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương
- Các vật nhiểm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
câu 3)
- một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm các êlectron
- một vật nhiểm điện dương khi mất bớt electrôn
c1. bằng cách cọ sát
khả năng hút và đẩy các vật nhẹ khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện
c2: có 2 loại điện tích âm và dương
c3 : vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn.
nhiễm dương khi mất bớt êlectrôn.
c4:Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện.
nguồn điện có chung đặc điểm là có thể cung cấp dòng điện để những dụng cụ điện hoạt động
c5:
chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua và chất cách điện ngược lại
Dòng điện kim loại là một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do bị tác động bởi điện trường.
c6 :
Quy ước chiều dòng điện: chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện. Các eclectron trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng từ cực âm qua cực dương của nguồn điện.
c7: Tác dụng nhiệt: là khi có dòng điện chạy qua thì vật đó nóng lên.
Câu 1:
- Có 2 loại điện tích:
+ Điện tích dương ( + ).
+ Điện tích âm ( - ).
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 2:
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
- Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 3:
- Dòng điện có 5 tác dụng.
- Tác dụng nhiệt:
+ Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật nóng lên.
+ Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
VD: Dòng điện đi qua bàn ủi làm bàn ủi nóng lên, ...
- Tác dụng phát sáng:
+ Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
+ Đèn điốt phát quang ( đèn LED ) chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định và khi đó đèn sáng.
- Tác dụng từ:
+ Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể hút các vật bằng sắt, thép hoặc làm quay kim nam châm.
- Tác dụng hóa học:
+ Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
+ Ứng dụng trong công nghiệp mạ vàng, mạ bạc, ...
- Tác dụng sinh lý:
+ Dòng điện lớn đi qua cơ thể người làm cơ co giật, tê liệt thần kinh, tim ngừng đập.
- Có hai loại điện tích:
+ Điện tích âm
+ Điện tích dương
- Các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau, cùng loại thì đẩy nhau.
1. Cách làm 1 vật 1 nhiễm điện : chà xát vật đó với vật khác.
-Những vật bị nhiễm điện có khả năng: hút các vật khác.
-Có 2 loại điện tích.
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
2. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua
VD : sắt, đồng, bạc,..
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
VD: cao su, nhựa, sứ,..
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
3. Quy ước của chiều dòng điện: từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Chiều dòng điện và chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại ngược nhau.
4. Tham khảo:
Các tác dụng của dòng điện là :
- Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,...
- Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,...
- Tác dụng từ: quạt điện, chuông điện,....
- Tác dụng hóa học: mạ vàng,...
- Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...