Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập => Chọn C
Chúc bạn học tốt!
- Nếu không có khung cảnh giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng thì bài kí sẽ rất thiếu sót.
- Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Hình ảnh này gợi lên sự khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình của cuộc sống nơi đây, nếu thiếu đi sẽ là một thiếu sót làm cho bức tranh mất đi cái linh hồn và bài kí trở nên đơn điệu.
Tham khảo :
Nếu như thiếu chi tiết về khung cảnh sinh hoạt và hoạt động của con người quanh giếng nước ngọt, Cô Tô sẽ hiện lên là hòn đảo hoang vắng, hiu quạnh, thiếu đi sức sống và hoạt động của con người. Và người đọc sẽ hình dung cuộc sống trên đảo là một cuộc sống hiu vắng, đìu hiu, không hề ấm no và trù phú và không có nhiều người. Nhưng thực tế thì không phải như vậy.
Theo e nghĩ, nếu khung cảnh Cô Tô thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt thì khung cảnh Cô Tô sẽ thiếu đi hơi ấm của sự sống con người. Và từ đó bài văn sẽ trở nên đơn điệu.
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh là:
- Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
- Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.
- Từng đoàn thuyền, lũ con lành.
Đây là những cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập và là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão. Những hình ảnh này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
Các bạn ơi đây là đoạn văn nhé:
VƯỢT THÁC
Gió nồm(1) vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít.
Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ(4) dáng mãnh liệt(5) đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đã dựng đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng(10) nhanh như cắt(11). Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ(12) của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.
Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp(13) nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.
Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
Chúc bạn học tốt!
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);
- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian
* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :
- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống
- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian
* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):
- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo
- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ
-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian
*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):
Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân
- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình
- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.
Đáp án C