K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2019

...

26 tháng 6 2019

nếu bạn rảnh thì hãy đọc truyện mới của mình nhé! Và đừng quên thả một ★ ở phần đầu bên phải góc truyện nhé! Cảm ơn bạn! https://www.wattpad.com/749382700-có-duyên-nhưng-không-nợ-chap-1

7 tháng 6 2019

có money không ? chuyển khoản coi

7 tháng 6 2019

mk không có wattpad

sory nha

13 tháng 6 2019

nhỏ còn nhờ cả cậu luôn hả?

13 tháng 6 2019

-_-

8 tháng 3 2016

Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo.

 

Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác mà trẻ em có theo quy định của pháp luật.

 

Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em. Quy định về độ tuổi đối với trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Điều 112 Bộ luật hình sự quy định: “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 114 Bộ luật hình sự quy định: “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 115 Bộ luật hình sự quy định“người nào đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.v.v…

 

Phạm tội đối với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn xuất phát từ một thực tế là trẻ em là người không có khả năng tự vệ, và đây là lý do chính mà nhà làm luật quy định “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó khi xác định mức độ tăng nặng của tình tiết này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân. Nếu trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức tăng nặng càng nhiều.

 

Tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quyết định hình phạt tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự  mà trong nhiều trường hợp nó là yếu tố định tội như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.v.v… hoặc là yếu tố khung hình phạt như: giết trẻ em, đe doạ giết trẻ em, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em, lây truyền HIV cho người chưa thành niên là trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản.v.v…. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự quy định tình tiết này là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt, thì không được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nữa.

 

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên việc xác định tuổi của người được xác định là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng hết mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Vậy trong trường hợp này, việc tính tuổi của người bị hại để xác định họ có phải là trẻ em hay không sẽ như thế nào ? Vấn đề này, hiện nay có hai ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó. Ví dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định được cháu Trịnh Hồng D sinh vào tháng 6 năm 1990, thì lấy ngày sinh của cháu D là ngày 30 tháng 6 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu D là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 31 tháng 12 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu D. Cách tính này là không có lợi cho ngời phạm tội, vì người bị hại càng ít tuổi bao nhiêu thì người phạm tội càng bị trách nhiệm nặng bấy nhiêu. Theo quan điểm này xuất phát từ nguyên lý, trẻ em cần dược bảo vệ đặc biệt, nên cơ quan áp dụng pháp luật cũng phải quan tâm đặc biệt hơn.

 

Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đó. Ví dụ: chỉ xác định được cháu Hồ Thị M sinh vào tháng 8 năm 1990 thì lấy ngày sinh của cháu M là ngày 01 tháng 8 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu M là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu M. Cách tính này theo hướng có lợi cho người phạm tội. Theo quan điểm này thì việc tính tuổi người bị hại theo hướng có lợi cho người phạm tội nhưng cũng không có nghĩa là gây bất lợi cho người bị hại là trẻ em, vì dù là trẻ em hay người đã đủ 16 tuổi hoặc người đã thành niên khi bị xâm hại, sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội lại chính từ người phạm tội chứ không phải ở phía người bị hại. Việc bồi thường danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản cho người bị hại là trẻ em vẫn được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật; không vì người bị hại là trẻ em thì được nhiều hơn người bị hại là người đã thành niên. Do đó việc xác định tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với người phạm tội nhiều hơn là đối với người bị hại. Chúng tôi đồng ý với cách xác định thứ hai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi nơi xác định một khác, thì các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.*

 

Khi xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng có cần chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội là phải biết người bị hại là trẻ em thì mới áp dụng tình tiết này không ? Đây cũng là vấn đề lâu nay về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cũng còn ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, về nguyên tắc, đối với tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết phạm tội đối với trẻ em nói riêng, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì mới được coi là tình tiết tăng nặng đối với họ. Nếu có lý do chính đáng mà người phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, thì dù người bị hại đúng là trẻ em thật cũng không bị coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Đặng Xuân T điều khiển xe tải, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm thẳng đầu xe vào một nhà dân bên đường. Sau khi tai nạn xảy ra, T cũng bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu; tại bệnh viện, T được người nhà cho biết vụ tai nạn do T gây ra làm chết cháu Nguyễn Thị H 10 tuổi đang nằm ngủ trên giường. Trong trường hợp này, khi phạm tội T không thể biết trong nhà có người hay không có người, nếu có người thì cũng không thể biết đó là người lớn hay trẻ em. Do đó Đặng Xuân T không bị áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”.

 

Ý kiến thứ hai cho rằng, việc có cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với tình tiết tăng nặng hay không phải căn cứ cứ vào nội dung của tình tiết tăng nặng cụ thể được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, chứ không thể cứ là tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải biết trước hoặc có thể biết trước thì mới bị áp dụng. Bởi lẽ, trong các tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự không phải tình tiết nào cũng đòi hỏi người phạm tội cũng phải thấy được trước hoặc có thể thấy được trước thì mới buộc người phạm tội phải chịu, mà có những tình tiết bản thân nó đã chứa đựng tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và mặc nhiên người phạm tội phải thấy trước. Ví dụ: tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, nó tồn taị khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, chỉ cần có đủ các điều kiện quy định của pháp luật là nó xuất hiện, dù người phạm tội có muốn hay không muốn. Ngược lại, có tình tiết nếu người phạm tội không nhận thức được trước khi thực hiện thì không thể buộc họ phải chịu. Ví dụ: tình tiết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội  để phạm tội, là tình tiết người phạm tội phải nhận thức được, nếu họ không nhận thức được thì không thể buộc họ phải chịu. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này và phân tích thêm một số khía cạch về pháp lý cũng như thực tiễn như sau:

 

Khi nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy có tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, có tình tiết thuộc về hành vi khách quan, có tình tiết thuộc về ý thức chủ quan và có tình tiết chỉ là sự vật hoặc hiện tượng khách quan. Cùng một hiện tượng nhưng nhà làm luật quy định khác nhau thì việc xác định cũng khác nhau. Ví dụ: người bị hại là phụ nữ có thai, nhưng nhà làm luật quy định “giết phụ nữ mà biết là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự) thì buộc người phạm tội phải biết người mà mình giết là phụ nữ đang có thai. Trong trường hợp người phạm tội nhầm tưởng là người mà mình giết là có thai nhưng thực tế không có thái thì người phạm tội ẫn bị áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai” . Ví dụ: Ví dụ: Vũ Xuân K là tên lưu manh cùng đi một chuyến ô tô với chị Bùi Thị M. Do tranh giành chỗ ngồi nên hai bên cãi nhau. K đe doạ: “Về tới bến biết tay tao!” Khi xe đến bến, K thấy chị M đi khệnh khạng, bụng lại hơi to, K tưởng chị M có thai, vừa đánh chị M, K vừa nói: “Tao đánh cho mày trụy thai để mày hết thói chua ngoa”. Mọi người thấy K đánh chị M bèn can ngăn và nói: “Người ta bụng mang dạ chửa đừng đánh nữa phải tội”. Nhưng K vẫn không buông tha. Bị đá vỡ lá lách nên chị M bị chết. Sau khi chị M chết mới biết là chị không có thai mà chị giấu thuốc lá 555 trong người giả vờ là người có thai để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Biên bản khám nghiệm tử thi cũng kết luận là chị M không có thai. Ngược lại có trường hợp người bị giết là phụ nữ có thai thật nhưng trong hoàn cảnh cụ thể người phạm tội không thể biết được người phụ nữ mà mình xâm phạm là đang có thai thì người phạm tội cũng không bị coi là “giết phụ nữ mà biết là có thai”. Ví dụ: Đỗ Quốc C là khách qua đường vào ăn phở trong tiệm phở của chị Phạm Thị H. A chê phở không ngon, chị H cũng chẳng vừa bèn nói lại: “ít tiền mà cũng đòi ăn ngon, đồ nhà quê!” A bực tức lao vào đấm đá chị H liên tiếp. Do bị đá đúng chỗ hiểm chị H đã chết sau đó vài giờ. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị H đang có thai hai tháng.

 

Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm mà là tình tiết thuộc về mặt khách quan. Một người bao nhiêu tuổi là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người đó chứ không phụ thuộc vào nhận thức của người khác. Nếu phụ thuộc vào nhận thức của người khác thì thực tế có thể có người nhiều tuổi nhưng người khác lại tưởng là còn ít tuổi và ngược lại. Thông thường, khi bị quy kết là phạm tội đối với trẻ em, người phạm tội thường nại rằng họ không biết đó là trẻ em, nhất là đối với người bị hại ở độ tuổi giáp ranh trên dưới 16 tuổi. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ thoả thuận với Vũ Thị C là chủ nhà nghỉ “Sao Khuya” tìm cho Đ một gái bán dâm. Vũ Thị C đồng ý và gọi Trần Thị H là gái bán dâm đến nhà nghỉ theo yêu cầu của Đ. Trong lúc Đ đang thực hiện hành vi giao cấu với H thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ của Trần Thị H thì biết H chưa đủ 16 tuổi; Lực lượng Công an đã lập biên bản về việc Đỗ Xuân Đ giao cấu với trẻ em. Khi yêu cầu Đ ký vào biên bản phạm tội quả tang thì Đ không ký và nại ra rằng, không biết người mà  mình giao cấu là trẻ em.

 

Vì là tình tiết thuộc mặt khách quan nên nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.

 

 Tuy nhiên, trong một số trường hợp phạm tội do vô ý, việc xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em không hoàn toàn giống như trường hợp phạm tội do cố ý, mà trong một số trường hợp mặc dù người bị hại là trẻ em nhưng việc áp dụng tình tiết phạm tội đối với trẻ em cần phân biệt:

 

- Nếu phạm tội do vô ý nhưng trước khi thực hiện hành vi người phạm tội đã biết rõ đối tượng tác động là trẻ em, thì phải coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Hoàng Văn S đi săn trong rừng, thấy một bé gái (sau này xác định có tên là Nguyễn Thị M) đang lấy măng; cùng lúc đó có một con chồn chạy qua chỗ cháu M, Hoàng Văn S dương súng bắn chồn nhưng đạn lại trúng cháu M làm cháu M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật là 65%. Hành vi phạm tội của Hoàng Văn S bị truy tố và xét xử về tội vô ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp phạm tội cụ thể này, trước khi dương súng bóp cò, S biết hướng bắn có người mà người này là trẻ em nhưng do quá tin vào khả năng bắn súng của mình (vô ý vì quá tự tin) nên đã gây thương tích nặng cho cháu M. Hành vi phạm tội của S phải coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

- Nếu bị cáo phạm tội do vô ý và trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo không biết hoặc không đủ điều kiện để biết trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì không coi là phạm tội đối với trẻ em như trường hợp của Đặng Xuân T đã nêu ở trên thì không coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

Thực tiễn xét xử có trường hợp người phạm tội cũng là trẻ em thì có coi là phạm tội đối với trẻ em không.Ví dụ: Nguyễn Văn D 15 tuổi 4 tháng 10 ngày dùng dao nhọn Thái Lan đâm vào bụng Trần Quang T 15 tuổi 8 tháng 20 ngày làm cho T bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng và D mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu không coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

Đây là vấn đề chưa được giải thích hoặc hướng dẫn cũng như chưa được trao đổi, bình luận hoặc đề cậptrên các báo chí hoặc trong các cuộc hội thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề vừa mang tính chất pháp lý vừa có tính chất xã hội sâu sắc, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học pháp lý, tâm sinh lý của trẻ em và quan điểm xử lý đối với trẻ em phạm pháp. v.v…

 

Việc nghiên cứu một cách tổng thể và đưa ra những chủ trương, những quy định có tính hướng dẫn áp dụng thống nhất là một yêu cầu cấp bách, nhưng cũng không thể nóng vội mà phải có thời gian, nhất là đây lại là vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm thì vẫn xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội của trẻ em đối với trẻ em, chúng ta không thể tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn. Do đó, theo chúng tôi trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung và chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” mà người phạm tội cũng là trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”, đồng thời đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để có một đường lối xử lý cho phù hợp.

 

Như trên đã phân tích, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự mà trong một số trường hợp nó còn là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Theo quy định tai khoản 2 Điều 48 Bộ luật hình sự thì những tình tiết dã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nghiên cứu tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết định tội thì thấy: Trong các tội xâm phạm đến trẻ em, có tội nhà làm luật không quy định người phạm tội phải làngười đã thành niên như: tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhưng cũng có một số tội nhà làm luật quy định người phạm tội phải là người đã thành niên như: tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em. Do đó, cũng khó có thể xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không áp dụng đối với người phạm tội là trẻ em. Hơn nữa, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” lại là tình tiết  thuộc mặt khách quan, không liên quan gì đến chủ thể của tội phạm mà chỉ liên quan đến người bị xâm phạm (người bị hại). Không có quy định nào của Bộ luật hình sự loại trừ trường hợp trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội đối với trẻ em thì không coi là phạm tội đối với trẻ em (trừ trường hợp phạm tội đối với trẻ em là tình tiết định tội quy định tại một số điều luật). Vì vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn D nêu ở trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Nguyễn Văn D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi nói có thể là vì khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định tại Chương X Bộ luật hình sự (từ Điều 68 đến Điều 77) để miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn D.

 

Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, có những nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Với các quy định trên, thì đối với trẻ em phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ. Trường hợp cần thiết buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội rất nghiêm trọng thì cũng chỉ nên áp dụng biện pháp tư pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, mà không nên áp dụng hình phạt đối với trẻ em phạm tội. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật quan tâm đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tư pháp mà chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hình phạt tù giam vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng còn “quên” không áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên bản án hoặc quyết định đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại.

8 tháng 3 2016

Sao dài quá vậy bạn?????

(đây là 1 comment mk thấy trên ytb nhen mn) có một câu chuyện từng buồn đến thế, một người anh mà tôi quen: Năm 2006. Tôi là một đứa nghịch ngợm nhất lớp. .Tôi bị chuyển lớp, tôi học cùng lớp em. . Lần đầu tiên nói chuyện, em nói em tên Hạ. Em cười và nhìn tôi rất lâu. Năm đó tôi và em đều cuối cấp 3. .Tôi biết mẹ em dạy Văn nhưng em lại học tự nhiên, em...
Đọc tiếp

(đây là 1 comment mk thấy trên ytb nhen mn)

có một câu chuyện từng buồn đến thế, một người anh mà tôi quen: Năm 2006. Tôi là một đứa nghịch ngợm nhất lớp. .Tôi bị chuyển lớp, tôi học cùng lớp em. . Lần đầu tiên nói chuyện, em nói em tên Hạ. Em cười và nhìn tôi rất lâu. Năm đó tôi và em đều cuối cấp 3. .Tôi biết mẹ em dạy Văn nhưng em lại học tự nhiên, em muốn làm bác sĩ. .Hôm đó em cãi nhau với mẹ, em muốn làm bác sĩ nhưng mẹ em không cho. Tôi đã trêu em. Em lại cười với tôi. .Mọi người đều ôn thi, em cũng vậy. Em không cười với tôi nữa, em lúc nào cũng học cùng cậu ấy. Tôi bất cần và em cãi nhau với tôi. .Ngày cuối cùng, tôi nói tôi thích em và em khóc. Em nói em cũng thích tôi. .Em đỗ đại học còn tôi bị gia đình bắt đi du học. Mẹ em phản đối vì tôi là một thằng hư đốn. .Hè năm đó, em nói em chờ tôi. .Cũng một buổi tối mùa hè năm sau, em nói em đi tình nguyện. Tôi nghe tiếng mưa, tôi thấy nhớ em. Em nói em nhớ tôi, tôi vui lắm. Tôi trêu em:" Tôi chẳng nhớ em tẹo nào". Em giận, em tắt máy. .Hai hôm rồi em chưa gọi điện cho tôi, tôi nghĩ em giận tôi. Nhưng tôi sẽ không gọi trước cho em vì tình yêu đôi lúc nên giận hờn. .1 tuần sau, em cũng không gọi cho tôi. Tôi rất nhớ em. Bạn tôi gọi điện nói em mất rồi, em bị lũ cuốn khi đang tình nguyện. .Tôi bỏ tất cả về nước, tôi không tìm thấy em nữa. Có lẽ ngày đó là lần cuối tôi gặp em. Em vẫn là cô gái cấp 3 ngày nào. Tôi lao đầu vào học y, tôi muốn viết tiếp giấc mơ của em, cô gái của tôi.Tôi trở thành bác sĩ rồi, còn em em đang ở đâu. Tôi 30 tuổi người ta giới thiệu cho tôi rất nhiều người tôi chỉ nói với họ rằng tôi có rồi cô ấy mới 17 tuổi thôi.

( Nguồn: copy)

4
26 tháng 9 2019

xúc động 😪

26 tháng 9 2019

.

nghe như SE á:((

Để cho ra đời một bộ manga - anime đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và quan trọng là cả khả năng nghệ thuật của người cầm bút. Tuy nhiên, đừng để những khó khăn trước mắt này làm bạn nản lòng và chần chừ không thử sức. Ai cũng sẽ trải qua thời điểm bắt đầu không hoàn hảo, đừng vội thoái chí, hãy cố gắng trau dồi khả năng của mình,...
Đọc tiếp

Để cho ra đời một bộ manga - anime đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và quan trọng là cả khả năng nghệ thuật của người cầm bút. Tuy nhiên, đừng để những khó khăn trước mắt này làm bạn nản lòng và chần chừ không thử sức. Ai cũng sẽ trải qua thời điểm bắt đầu không hoàn hảo, đừng vội thoái chí, hãy cố gắng trau dồi khả năng của mình, Quantrimang chắc chắn rằng, nếu chăm chỉ và thực sự yêu mến manga - anime, sẽ chẳng có khó khăn nào cản đường bạn hoàn thành những tác phẩm tuyệt vời của riêng mình.

Cùng theo dõi bài viết này để biết các bước lên kế hoạch cho một bộ manga - anime tuyệt vời cũng như vài tips nhỏ khi vẽ tác phẩm của bạn.

Bước 1: Xác định thể loại truyện

Có nhiều thể loại truyện bạn có thể chọn

Xác định thể loại truyện bạn muốn vẽ, có thể là về cuộc sống, khoa học viễn tưởng, cổ đại, hiện đại...

Bước 2: Viết tóm tắt về tác phẩm của mình

Viết một bản tóm tắt

Viết một bản tóm tắt cơ bản cho bộ manga của bạn, mô tả các sự kiện chính, nội dung xuyên suốt câu chuyện.

Bước 3: Tạo profile và thiết kế tạo hình nhân vật

Thiết kế tạo hình nhân vật

Viết profile cho các nhân vật trong câu chuyện và thiết kế tạo hình cho nhân vật. Bạn có thể tham khảo các bước tạo ra nhân vật Manga hay Anime của riêng mình ở các bài viết sau này của Quantrimang.com.

Bước 4: Xác định bối cảnh câu chuyện

Xác định xem câu chuyện của bạn sẽ diễn ra ở đâu, trong bối cảnh nào. Ví dụ, thể loại là một bộ truyện giả tưởng thì thế giới trong truyện sẽ được gọi là gì, có những đặc điểm gì, địa điểm chính nằm ở đâu...

Bạn cũng lưu ý rằng kể cả truyện của mình không thuộc thể loại giả tưởng hay khoa học viễn tưởng thì cũng hãy thoải mái nghĩ ra những địa điểm không có thật cho câu chuyện của mình (đất nước, thành phố... không tồn tại).

Thêm nữa, hãy nghĩ tới và lên kế hoạch cho những địa điểm mà sự kiến chính sẽ diễn ra.

Vẽ bản đồ tổng thể thế giới cho câu chuyện giả tưởng

Tiếp tục với ví dụ bối cảnh câu chuyện giả tưởng, hãy bắt đầu bằng việc vẽ bản đồ tổng thể thế giới hay một phần thế giới nơi câu chuyện diễn ra. Bạn có thể sử dụng các biểu tượng để đại diện cho các địa điểm khác nhau (có thể chú thích thêm cho từng biểu tượng).

Ví dụ bản đồ thị trấn

Còn nếu bối cảnh là tả thực, thay vì vẽ bản đồ thế giới như trên, hãy vẽ bản đồ thành phố, thị trấn diễn ra các sự kiện trong truyện (cũng có thể vẽ bản đồ này cho cả thể loại giả tưởng).

Bản đồ này sẽ xuất hiện những địa điểm như nhà nhân vật chính, nhà bạn bè, con đường đi làm hoặc đi học, những vị trí trọng yếu câu chuyện sẽ diễn ra... Sử dụng hình ảnh, biểu tượng đơn giản để vẽ bản đồ và chỉ vẽ những nơi liên quan đến mạch truyện.

Nếu bạn muốn sử dụng một thành phố có thật để làm bối cảnh cho manga của mình, hãy sử dụng bản đồ và ảnh chụp thật để lên ý tưởng.

Tiếp đó, hãy phác họa chi tiết bên ngoài những địa điểm này. Ví dụ như cảnh đường phố, nhà nhân vật chính, trường học...

Vẽ chi tiết nhà

Cuối cùng thì bạn cần phác họa khung cảnh bên trong nơi câu chuyện diễn ra, ví dụ như phòng học, phòng ở của nhân vật chính. Việc này sẽ giúp thiết lập vị trí, định hướng những đồ vật có trong tác phẩm (giường, tủ, bàn ghế...).

Khung cảnh bên trong căn phòng

Lên kế hoạch về những khung cảnh này sẽ giúp bạn tránh được sự không nhất quán khi vẽ các khung truyện sau này và cũng giúp bạn lên kế hoạch cho mạch truyện. Ví dụ, khi vẽ nhân vật đi đến bãi biển, hãy nhớ rằng nhân vật phải đi qua một cửa hàng tiện lợi trước, vì vậy có thể cho nhân vật mua chút đồ ăn nhẹ trên đường. Điều này cũng giúp bạn tránh việc quên vị trí của cửa hàng, không đặt nó trên đường đi tới công viên ở một tập truyện khác

Bước 5: Xác định độ dài bộ truyện

Viết ra những ý chính, các sự kiện trong một tập truyện

Hãy lên kế hoạch cụ thể, xác định bạn muốn bộ manga - anime của mình có bao nhiêu tập.

Viết ra những ý chính, các sự kiện trong một chương, các nhân vật sẽ xuất hiện trong từng tập.

Ví dụ liệt kê ra các ý như này:

Nhân vật chính thức dậy và làm bữa sáng.

Nhân vật chính sang nhà bạn thân và cùng nhau đi học.

Trên đường đến trường, nhân vật chính và bạn nói về…

Khi chuẩn bị vào tiết, một học sinh mới chuyển tới được giới thiệu.

...

Chú ý dùng tên các nhân vật khi viết tóm tắt. Ghi chú rõ ràng tập 1, tập 2 để không bị nhầm lẫn. Nếu định đặt tên cho từng tập thì ghi ngay vào từng tóm tắt và lưu ý sắp xếp cẩn thận.

Bước 6: Lên kế hoạch cho từng trang truyện

Phác thảo một trang truyện tranh sử dụng các nhân vật chibi

Hãy lên kế hoạch cho mỗi trang trong chương bằng cách phác thảo sơ bộ, sử dụng giấy in (thường là A4). Nhớ đánh số trang để không bị nhầm lẫn sau này.

Bạn có thể vẽ dạng chibi trong lúc phác thảo để tăng tốc độ (đầu to, cơ thể nhỏ và không nhiều chi tiết).

Thêm phần hội thoại cho từng trang.

Phần phác thảo này bạn chỉ cần làm sơ qua, quan trọng là đảm bảo sự hợp lý trong việc sắp xếp các khung truyện. Lưu ý là bạn có thể phải điều chỉnh kích thước của khung tranh cho phù hợp với các khung truyện thực tế khi in ấn, chỉ cần đảm bảo đúng số khung và vị trí đặt trong bản vẽ cuối cùng khi xuất bản.

Bước 7: Lên kế hoạch cho việc in ấn trước khi cho ra đời bản vẽ chính thức

Các phần Trim, Bleed và Live Area

Trước khi bắt đầu bản vẽ chính thức, có một vài điều bạn nên chú ý.

Nếu bạn thật sự có kế hoạch nghiêm túc sẽ in ấn manga - anime của mình một cách chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu kỹ về kích thước in tiêu chuẩn cho tác phẩm của mình. Còn nếu bạn vẽ để thực hành, luyện tập khả năng và chỉ định in đơn giản thì có thể tùy ý thích. Tuy nhiên, vẫn khuyên bạn nên thử tập tành với kích thước tiêu chuẩn, điều này rất tốt cho bản thân người cầm bút khi tiếp xúc với những thói quen chuyên nghiệp.

Bạn cũng lưu ý rằng kích thước chuẩn của manga - anime Nhật Bản có thể khác với tiêu chuẩn một cuốn truyện tranh của đất nước khác.

Nếu bạn muốn in truyện ra, bạn cần chú ý đến một số phần sau của trang truyện:

Page Live Area: Phần giấy bạn có thể vẽ mà không lo bị cắt bỏ.

Page Trim: Phần giấy dư xung quanh sẽ bị cắt bỏ.

Page Bleed: Phần nằm ngoài phần bị cắt bỏ, giúp đảm bảo giấy không có phần viền trắng không cần thiết. Nếu bạn muốn có nền màu, hay hình vẽ nằm ở rìa viền giấy in thì hãy vẽ quá phần cắt và vẽ luôn lên phần bleed này.

Lưu ý khi in manga - anime

Bạn có thể tự nghiên cứu thêm về việc in ấn nhưng các tips ở trên là những điều bạn cần chú ý.

Nếu bạn cảm thấy mình cần thêm sự giúp đỡ trong vấn đề này thì có thể tham khảo ý kiến một người giỏi đồ họa để nghe tư vấn thêm. Họ thường làm việc với in ấn và cũng dễ tìm hơn một tác giả truyện tranh.

Web Manga

Bạn cũng có thể bỏ qua quá trình in ấn và xuất bản truyện tranh của mình ở dạng online. Đây là cách làm tiết kiệm chi phí và dễ dàng thực hiện nhất hiện nay. Dù vậy, bạn vẫn nên thử và xác định kích thước tiêu chuẩn để in trong trường hợp bạn muốn xuất bạn truyện của mình dưới dạng in ấn văn bản.

Bước 8: Chọn kiểu vẽ bong bóng cho câu thoại

Bong bóng lời thoại

Các loại bong bóng thoại khác nhau có thể dùng để nhấn mạnh sắc thái nội dung của câu chuyện chúng thể hiện. Ví dụ:

Lời nói bình thường: bong bóng hình bầu dục đơn giản với đuôi hướng về phía nhân vật

Lời nói tức giận, hét to: bong bóng to hơn, có các cạnh lởm chởm để nhấn mạnh

...

Các họa sĩ truyện tranh khác nhau cũng có thể sử dụng các phong cách khác nhau cho bong bóng thoại này. Nói chung, hãy chọn một kiểu nhất định và gắn bó với nó trong suốt manga của mình.

Bước 9: Bắt tay vẽ tác phẩm

Vẽ chì và đi nét cho truyện

Khi mọi thứ được lên kế hoạch khá hoàn chỉnh như trên, bạn có thể bắt đầu vẽ bộ manga - anime của mình.

Hãy bắt đầu bằng các nét chì cho bản vẽ rồi đi mực lại sau. Để đi nét cho manga, bạn nên dùng bút mực, nếu cảm thấy khó khăn do chưa sử dụng bút này bao giờ thì hãy luyện tập trước khi đi nét cho manga.

Cuối cùng, scan bản vẽ của mình lên máy tính rồi dùng phần mềm chỉnh sửa lại và làm sạch trang truyện, vì vậy đừng lo lắng nếu có một vài vết mực nhỏ nhòe trên giấy khi đi nét.

Cũng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có một chiếc máy tính bảng, bút cảm ứng và ứng dụng phù hợp, bạn có thể vẽ truyện tranh của mình ngay trên đó và không cần tới các bước như scan hay đi nét. Những bước ở trên vẫn có thể áp dụng cho dù không vẽ trên giấy theo kiểu truyền thống.

Tips: Hỏi ý kiến người khác

Bạn có thể nhận được một số phản hồi cơ bản bằng cách cho mọi người biết hình nhân vật cũng như cốt truyện để lấy ý kiến tham khảo hoặc bạn cũng có thể cho họ xem bản phác thảo để xem nó có mạch lạc, đem lại hứng thú hay không. Hãy lắng nghe những ý kiến phản hồi thật lòng, chấp nhận khen chê để bộ truyện của bạn hoàn hảo hơn.

Nhiều khi khó để chấp nhận lời phê bình, nhưng nếu bạn thật sự nghiêm túc trong công việc, bạn nên sẵn sàng lắng nghe và đón nhận chúng. Nhưng cũng nên nhớ không phải lời phê bình nào cũng đúng và có giá trị. Hãy tham khảo ý kiến nhiều người để có cái nhìn toàn diện về tác phẩm của mình.

Nếu bạn quen biết ai đó là họa sĩ hoặc nhà văn chuyên nghiệp, hãy hỏi để có lời khuyên tốt nhất từ những người có kinh nghiệm như họ

Kết luận

Đúng là để ra đời một bộ manga - anime đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng nếu theo dõi đến đây thì hẳn là bạn có quyết tâm và kiên trì để hoàn thành việc này. Điều quan trọng khi bắt đầu và tham gia vào một dự án cụ thể là lên kế hoạch thật tốt. Đừng vội vàng, gấp gáp hoàn thành thật nhanh vì bạn có thể vướng vào rắc rối nếu không cẩn thận ở phần này, việc đó sẽ khiến bạn mệt mỏi và chán nản. Chỉ nên làm một lượng công việc vừa đủ mỗi ngày và kiên trì hoàn thành nó.

Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo về hướng dẫn Manga - Anime của Quantrimang.com để tìm hiểu kĩ hơn cách vẽ thể loại này.

Chúc các bạn thành công!

0
Gặp bạn, đúng hay sai?Hỏi tại sao cô đơn tồn tại,Để dừng lại làm hại lòng tôi?Khi tỉnh giấc trông mình nhìn lại,Một mình tôi chờ đến bao giờ?Có bạn rồi liệu hết cô đơn?Trông bạn rồi liệu có hết buồn?Trong lúc này lòng tôi chỉ sợTình bạn này kéo dài bao lâu.Cô đơn rồi lại cô đơn mãi,Đến một ngày rồi cũng sẽ quen.Bạn xuất hiện cô đơn...
Đọc tiếp

Gặp bạn, đúng hay sai?

Hỏi tại sao cô đơn tồn tại,

Để dừng lại làm hại lòng tôi?

Khi tỉnh giấc trông mình nhìn lại,

Một mình tôi chờ đến bao giờ?

Có bạn rồi liệu hết cô đơn?

Trông bạn rồi liệu có hết buồn?

Trong lúc này lòng tôi chỉ sợ

Tình bạn này kéo dài bao lâu.

Cô đơn rồi lại cô đơn mãi,

Đến một ngày rồi cũng sẽ quen.

Bạn xuất hiện cô đơn biến mất,

Bạn rời tôi cô đơn lại về.

Nhưng lúc này liệu còn giống trước?

Cô đơn ấy đã quen bao ngày,

Cô đơn này chỉ vừa mới tới,

Mà làm sao tập mãi không quen?

Đúng hay sai khi tôi gặp bạn,

Ánh sáng nhỏ chiếu rọi lòng tôi?

Đúng hay sai khi lòng tôi mở,

Để khép lại thảm hại hơn xưa?

Đúng hay sai cô đơn biến mất,

Để một ngày trở lại đau thương?

Đúng hay sai chúng ta là bạn?

Đúng hay sai tôi tựa nơi này?

Nếu bạn không đứng cùng tôi mãi,

Mong bạn đừng cho tôi nơi tựa.

Hỏi ai khi nào cô đơn nhất?

Là lúc cô đơn bỗng trở về.

Bây giờ bạn đứng lại cùng tôi,

Mong bạn mãi đừng rời đi nữa.

Đừng làm tôi cô đơn trở lại,

Đừng làm tôi hối hận vì xưa.

0
9 tháng 12 2018

ok😁 😁

16 tháng 12 2018

222222222