K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2024

Cuối năm 1076, quân Tống của phương Bắc xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Thái uý Lý Thường Kiệt, quân Nam đã quyết định chặn đứng kẻ thù tại phòng tuyến sông Cầu. Trải qua nhiều trận đánh khốc liệt, vào tháng 3 năm 1077, quân ta đã đánh tan quân giặc, chấm dứt cuộc xâm lược.

Trong lúc này, để nâng cao tinh thần chiến đấu của quân ta và gieo rắc nỗi kinh hoàng vào tâm hồn của quân giặc, Lý Thường Kiệt đã đọc một bài thơ giữa đêm tối bên bờ sông Cầu. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn học đặc biệt mà còn là một biểu tượng tinh thần của sự độc lập và tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Bài thơ mở đầu với câu thơ đầy ý nghĩa:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư.”

16 tháng 10 2024

dung tich cho minh nhe

16 tháng 10 2024

-Bài thơ đã khẳng định về chủ quyền của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Bài thơ được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Nước Nam là của vua Nam, điều thiêng liêng ấy đã ghi ở sách trời , kẻ nào vị phạm kẻ ấy sẽ bại vong. 

-Bài thơ ân chứa lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào về truyền thống đánh giặc lẫy lừng của dân tộc và niềm tin phấp phới vào nền độc lập vững bền của dân tộc. Có lẽ đó là cội rễ khiến Bài thơ có sức sống bền bỉ trong lòng mỗi người Việt Nam. 

-Hạn chế của bài thơ:Quan điểm độc lập tự chủ của tác giả còn ảnh hưởng bởi thuyết thiên mệnh siêu hình.

7 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Bởi ông không chỉ là một vị tham mưu tài giỏi của Lê Lợi mà ông còn là một nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam. Bình Ngô đại cáo do ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố sau khi quân ta đại thắng. Bài cáo là ý thức dân tộc được tiếp nối từ thời Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt. Điều ấy được thể hiện rõ qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Quả thực đúng như vậy. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta và là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt bằng nhiều yếu tố mới, phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn. Đồng thời được thể hiện bằng những minh chứng hùng hồn, sự thực hiển nhiên trong thực tế đời sống.

Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ. Trong bài Sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí mà không ai có thể chối cãi được:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Dịch thơ:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi trong “thiên thư”. Sở dĩ ông sử dụng “thiên thư” - một sự vật liên quan tới nhân vật siêu nhiên là ông trời, để làm cơ sở lí lẽ cho lập luận của mình vì người xưa, họ tin vào thiên mệnh tức là mệnh trời. Đối với người trung đại, đó là một niềm tin bất diệt. Họ tin tưởng rằng, con người sinh ra, lớn lên rồi chết đi như thế nào không phải do mình định đoạt, mà tất cả là do sự sắp đặt của ông trời. Mà đã là sự sắp đặt của ông trời thì không một ai có thể can thiệp thay đổi nó. Còn nếu làm trái số mệnh thì chắc chắn kết cục sẽ không tốt đẹp. Mượn “sách trời” để nêu lên ranh giới lãnh thổ của đất nước mình là một cách để thể hiện sự tự hào dân tộc và khẳng định độc lập chủ quyền về mặt lãnh thổ của ta. Cơ sở mà Lý Thường Kiệt đưa ra là cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục.

Bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, ông cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta, mà chủ quyền ấy của Đại Việt đã có từ lâu đời:

“Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Trong suy nghĩ của con người ấy đã tồn tại sự độc lập dân tộc. Bởi từng câu từng chữ trong bài cáo đều cho thấy điều ấy. Hai câu thơ trên đã cho thấy sự rạch ròi trong ranh giới của núi sông giữa hai nước láng giềng. Đó cũng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại và phát triển của nước ta. Bách Việt trước đây đã có, đã từng bị xâm chiếm, nhưng chỉ duy nhất Đại Việt vẫn còn độc lập, ranh giới lãnh thổ cũng đã được định hình từ đó. Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được. Quốc gia của ta, đất nước của ta, lãnh thổ của ta vì thế mà được xác định rõ ràng trong tâm thức và suy nghĩ của người Việt để rồi ý thức ấy biến thành sức mạnh của hành động.

Ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố khác:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc, Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Cái cốt lõi trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc và mọi việc làm, mọi cuộc chiến đấu cũng chỉ vì mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Và đó chính là nền tảng cho những khẳng định của ông sau này. Nước Đại Việt ta vốn đã có nền “văn hiến”. Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Cho nên, không phải đất nước nào cũng có thể có được nền văn hiến ấy mà cần phải có thời gian tích lũy, xây dựng và phát triển.

Đâu chỉ thế, Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định phong tục, tập quán sinh sống của người phương Bắc và người phương Nam cũng không thể giống nhau do sự khác biệt về thiên nhiên và điều kiện sinh sống của con người. Nhưng dù thế nào thì điều ấy cũng có nghĩa, người Việt không chỉ có một nền văn hiến lâu đời mà ngay cả phong tục, tập quán cũng mang những nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, Nguyễn Trãi còn tự hào khi soi chiếu các triều đại của ta và Trung Quốc như một minh chứng cho dòng chảy trôi lịch sử của nước ta chưa từng bị gián đoạn. Nếu Trung Quốc có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt có Triệu, Đinh, Lí Trần. Những triều đại ấy được đặt trong thế so sánh, ngang hàng với nước lớn như Trung Quốc như một cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Với lối văn biền ngẫu sóng đôi cùng các hình ảnh mang tính gợi hình và hệ thống từ ngữ chỉ thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại (đã lâu, từ trước, đã chia, bao đời, mỗi bên) đã khiến cho bài cáo có những lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn và giàu sức thuyết phục đối với người đọc.

Có thể nói, sự tiếp nối về ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam tới Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển ý thức độc lập, chủ quyền của nhân dân ta. Đó cũng là lý do vì sao, dù có bị xâm lược, bị đô hộ gần 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được phong tục tập quán và lãnh thổ của mình.



 

23 tháng 11 2018

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8, tập 1)

- Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian

- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp

- Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù.

- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt- tư thế của đấng anh hào.

= > Mở đầu bài thơ hình ảnh hiên ngang của người tù yêu nước có khí phách.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng

   + Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng

   + Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.

- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:

   + Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn

   + Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế

   + Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc

   + Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng

- Khẩu khí của tác giả:

   + Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.

   + Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.

- Xây dựng tương quan đối lập- cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:

   + Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son)

   + Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước ( mưa nắng >< bền dạ sắt son)

- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.

Bài làm

Phân tích tác phẩm trữ tinh bài thơ để thấy vẻ đẹp của một nhân cách thể hiện ở tư thế hiên ngang, lẫm liệt khí phách hào hùng và ý chi kiên định của nhà thi sĩ cách mạng trong cảnh tù đày khổ ải. Phạm vi dẫn chứng chủ yếu là bài thơ Đập đá côn Côn thôi

Giới thiệu Phan Bội Châu là nhà yêu nước và có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.

Những hoạt động cách mạng và sáng tác văn chương của ông đã góp phần làm dấy lên những phong trào cách mạng sôi nỗi ở nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX.

Đầu năm 1908, trong phong trào chống thuê ở trung kì, Phan Chu Trinh bị bắt và bị đày đi Côn Đảo sáng tác bài thơ thể hiện chí khi của mình.

Thân bài: Phân tích công việc đập đá ở côn Lôn và khí phách của từ anh hùng "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Câu thơ lần đầu gợi Iên một thế đứng của con người giữa đất trời, thế đứng của người làm trai, của người đang làm phận sự kẻ anh hùng câu thơ là lòng kiêu hãnh của người có chi khí, có khát vọng hành động mãnh liệt để khẳng định mình.

Lừng lẩy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể máy trăm hòn

Công việc khổ sai của người tù biến thành chiến công chinh phục của một dũng sĩ với sức mạnh phi thường phương pháp khoa học và giọng điệu pha chút tự trào để miêu tả công việc đập đá.

Nhưng từ sức mạnh: "xách búa", "đánh tan", "đập bể"... Khí thế bừng bừng hiên ngang như bức vào một cuộc giao tranh quyết liệt của người anh hùng đang bức xúc trước sự bất công sẵn sàng "ra tay" hành động vì công bằng và và lẽ phải.

Hai câu thơ đối nhau chuẩn xác, cách miêu tả những động tác có chọn lọc với những động từ và tính từ rất mạnh và rất gần, nhịp từ mạnh, dồn dập, gấp gáp... đã tạo nên không khí sôi động dữ dội của trận giao tranh ác liệt.

Ở chí chiến đấu kiên cường, tấm lòng sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh gian nan, hoạn nạn

Từ giọng diệu mạnh mẽ, thơ chuyển sang giọng lịc bộc bạch tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng chi sờn dạ sắt son

Câu thơ tạo được sự sâu lắng của cảm xúc, của tâm hồn đây như một lòng tự dặn lòng, khắc họa một vẽ đẹp khác của người chiến sĩ cách mạng.

Lời tâm nguyện sắt son, trung thành với lời căn dặn đầy tự tin, bền gan, vững chí qua "màu nắng" qua tháng ngày gian khổ của Phan Chu Trinh cũng là rất mực chân thành, rất khiêm tốn, khiến cho hình ảnh của ông càng đẹp, càng đáng để muốn điều thêm kính yêu, khâm phục.

Hai câu kết thể hiện ý thiức sâu sắc của Phan Chu Trinh về sự nghiệp chung, về cá tâm mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc cỏn con.

Sự nghiệp cách mạng cứu người sự nghiệp lớn lao những việc "vá trời".

Đem cái nỗi "gian nan" của mình mà so sánh với sự nghiệp vá trời để cứu dân cứu nước vĩ đại ấy thì việc cả nhân mình cung chi là "việc cỏn con" - Hai lần ,so sánh đê hiêu rõ mình hơn hiểu rõ vị trí cá nhân mình trong sự nghiệp chung, Phan Chu Trinh trừ nên lao đẹp để làm trong đức tính của người chiến sĩ cách mạng mà vẫn giữ được vẽ đẹp làm ngang tầng của "những kẻ vá trời".

Đỏ là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa những yêu thương như đối lập, khó hài hòa.

Nhận xét đánh giá bài thơ Đường thất ngôn bát cú, niêm luật chạt chẻ, la người mạnh mẻ, giọng điệu hào hùng thể hiện được chí khi của người tù Phan chu Trinh.

Ta chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của một nhân cách, tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng kiên định, tinh thần bất khuất đáng khâm phục.

Bài thơ có giá trị sâu sắc, sử dụng bút pháp lãng mạn hào hùng, tác giả tạo ra hình tượng nghệ thuật giàu chất sử thi gây ấn tượng mạnh mẽ.

Thể hiện khẩu khí ngang tàng của người anh hùng, trong tù đày vẫn giữ vững từ thế ung dung không uy vũ nào khuất phục nỗi. Bài thơ thật sự gây xúc động lòng người.

# Chúc bạn học tốt #

22 tháng 2 2022

Hà Nội - một thủ đô của Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Đến nay, nhiều nơi ở Hà Nội vẫn mang vẻ đẹp cổ kính ngày xưa, và Hà Nội cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh để chúng ta khám phá và du lịch . Có một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "Chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Thật vậy, ở giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến này, tồn tại một cái hồ rất đẹp, là một địa điểm du lịch ta nên đến. Và song hành với Hồ Gươm thì không thể nào thiếu đền Ngọc Sơn. Đó là hai địa điểm du lịch mang giá trị văn hóa và nó thu hút rất nhiều khách du lịch.

22 tháng 2 2022

tk:

Mở bài;

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Có lẽ đó không chỉ là sự ngợi ca, sự khẳng định vẻ đẹp của con người thủ đô. Nhắc đến thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta còn được biết đến những thắng cảnh, những địa danh du lịch. Đó cũng là nét thơm làm nên cái thanh lịch, cái đẹp của thủ đô ngàn đời. Hồ HOàn Kiếm, đền Ngọc Sơn là hai thắng cảnh đẹp giữa lòng thủ đô và luôn là địa điểm du lịch ,tham quan thu hút bạn bè muôn phương.

22 tháng 12 2018

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “ông đò” là một trong những bài thơ thể hiện sự thành công đó của Vũ Đình Liên.

10 tháng 10 2023

so sánh 11 mũ 1979 và 37 mũ 1320