Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu vùng Thạch Hà xưa có hai dòng họ võ tướng nổi tiếng được người đương thời mệnh danh là “Thạch Hà thế tướng”: họ Ngô (Trảo Nha)'1) và họ Võ Tá ( Hạ Hoàng) thì cũng vùng nam Nghệ An xưa từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn có bạ dòng họ nổi tiếng cả đất Bắc Hà. Về Văn học, có họ Nguyễn (Tiên Điền), Nguyễn Huy (Tràng Lưu) và Phan Huy (Thu Hoạch).
Ông nguyên tổ Phan Huy (không rõ tên) được phong tước Quận công là Đôn DZụ công. Đời thứ 2, thứ 3, thứ 4 và đời thứ 7 đều được phong tước Quận công. Con Đôn DZụ công được phong tước Trang Chiêu công. Con Trang Chiêu công được phong tước Thuần Mục công. Con Thuần Mục công được phong Thiều Quân công (thường gọi là cụ Thiều Quang). Cháu đời thứ 7 của Đôn DZụ công là Phan Huy Tịnh được phong tước Tăng Quận công. Họ Phan Huy cũng có nhiều người được phong tước hầu: Tài Lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc hầu (đời thứ 6), Phúc Nhạc hầu (đời thứ 8).
Cổng vào nhà thờ của họ Phan Huy
Từ đời thứ 8 trở đi, bên cạnh nhiều võ tướng hiển hách và hàng Công hầu, họ Phan Huy (Thu Hoạch) liên tục phát triển rực rỡ về văn học. Người khai khoa đầu tiên của họ Phan Huy là Phan Huy Cận (còn có tên là Phan Huy Áng đời thứ 8). Phan Huy Cận (1722 - 1789) là con trai thứ 6 của Tăng Quận công Phan Huy Tịnh (đời thứ 7). Khoa Giáp Tuất (1754) Cảnh Hưng thứ 15, Phan Huy Cận, 33 tuổi, đỗ Hội nguyên Tiến sĩ. Trước đó, ông đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tài năng chính trị và học vấn của ông có tiếng đến nỗi cha con Ân vương Trịnh Doanh (1740 -1767) và Tĩnh vương Trịnh Sâm (1767 - 1782) là hai chúa giỏi của nhà Trịnh cũng phải nể trọng. Nhà Trịnh đã cất nhắc Phan Huy Cận lên chức Bồi tụng, đứng sau Tham tụng, điều khiển Lục phiên ở Phủ Chúa, lại phong ông đến chức Bình Chương quân quốc trọng sự (nhân dân gọi là cụ Bình Chương). Phan Huy Cận là người “luôn giữ mình ngay thẳng, không xu phụ kẻ quyền thế nên phe cánh nịnh hót quyền quý trọng triều xúi giục để nhà Trịnh bãi chức ông. Sau đó chúa Trịnh lại triệu vời vào Phủ Chúa dùng trở lại nhưng Phan Huy Cận lấy cớ tuổi già, xin về ẩn tại thôn Yên Sơn, làng Thụy Khê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây (nay là xã Sài Sơn - Hà Tây) lập ra một chi phái họ Phan Huy (Thu Hoạch) tại đó. Chi phái này mặc dầu định cư tại Sài Sơn (Hà Tây) nhưng con Phan Huy Cận là Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, cháu là Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, chắt là Phán Huy Vịnh v.v. hàng năm vẫn về Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Thạch Hà) giỗ tổ Đôn DZụ Công, thăm viếng quê gốc.
Ở lại Thu Hoạch (nay là Thạch Châu, huyện Lộc Hà) trực tiếp thờ tự Nguyên tổ của họ Phan Huy có con thứ 3 của Tăng quận công Phan Huy Tịnh là Phan Huy Thiêm. Ông này là tổ thứ 8, trở thành nhánh trưởng của họ Phan Huy vì người anh cả Phan Huy Công, anh thứ hai Phan Huy Diễn đều thất tự. Ngoài Phan Huy Cận, dưới chế độ phong kiến Lê - Nguyễn, còn có các Tiến sĩ Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn (đời thứ 9), Phan Huy Tùng (đời thứ 13). Ngoài ra họ này con có nhiều ông cử tài cao học rộng như Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, có nhà văn hóa lớn như Phan Huy Chú.
Phan Huy Ích (1750 - 1822) là một nhà văn hóa lớn, một nhà chính trị và ngoại giao sắc sảo ở thế kỷ 18. Ông là con của Hội nguyên Tiến sĩ Phan Huy Cận. Ông cũng là học trò, là con rể Hội nguyên Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780). Vợ Phan Huy Ích là Ngô Thị Thục - em gái của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), một bậc nhụ nhân hiền thảo.
Tài học của Phan Huy Ích được xếp vào hàng xuất chúng. Khoa Ất Vị (1775) Cảnh Hưng thứ 36, Phan Huy Ích đỗ Hội nguyên rồi tiếp đó đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Con đường hoạn lộ của Phan Huy Ích dưới thời Lê - Trịnh khá hanh thông, thuận lợi. Nhưng rồi “vụ Canh Tý” (1780) xảy ra, Trịnh Tông mưu toan với Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh v.v. cùng với phe phái chống Đặng Thị Huệ. Âm mưu đảo chính bị bại lộ, anh vợ Phan Huy Ích là Ngô Thì Nhậm bị nghi oan tố cáo dính dáng vào vụ Canh Tý. Thân sinh Ngô Thì Nhậm cũng tức là bố vợ Phan Huy Ích vì việc đó bực dọc rồi chết. Phan Huy Ích cũng vì thế mà bị hiềm nghi. May sao Tây Sơn lấy được Bắc Hà, vua Quang Trung tuy “chỉ học ở sự nghe trông” (2) nhưng là minh quân thánh chúa, là bậc “Khoáng thế anh hùng”, có con mắt tinh đời đã thu nạp nhiều nhân tài Bắc Hà, trong đó có Phan Huy Ích cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm. Được phụng sự triều đại mới, vượt ra khỏi sự thị phi cực đoan “trung thần bất sự nhị quân”, Phan đã đưa hết tài trí, sức lực, tâm huyết phục vụ tân chúa, phục vụ dân tộc. Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan là nhà từ hàn, là bậc văn thần ngoại giao được Quang Trung ủy thác tín dùng giao cho việc lớn giao thiệp với nhà Thanh. Vua Quang Trung nói “Việc binh ở Bắc Hà ta giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lan. Việc giao thiệp với Trung Quốc ta giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích” (theo sách Hoàng Lê nhất thông chí - Bản dịch của Ngỏ Tất Tố).
Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đã không phụ lòng Quang Trung. Năm Canh Tuất (1790), Phan Huy Ích là trọng thần hàng văn và Ngô Văn sở là trọng thần hàng võ cùng với sứ bộ 150 người tháp tùng “quốc vương” giả(3) và hoang tử Nguyễn Quang Thùy sang Trung Quốc triều cống và chầu vua Thanh Càn Long. Phan Huy ích cùng với các văn thần Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn trổ tài ngoại giao đã thật sự làm “hạ nhiệt” vĩnh viễn đầu óc phục thù của Thanh Càn Long, làm cho mối bang giao Việt - Trung trở thành mối bang giao hòa hiếu. Sự thành công của tài ngoại giao Phan Huy ích lúc ấy đã làm vua Thanh Càn Long (đã 80 tuổi) cho phép “quốc vương” giả của An Nam làm lễ ôm gối”, một ân sủng đặc biệt hiếm thấy mà vua nhà Thanh ban cho các bậc công hầu khanh tướng. Đó là một cống hiến xuất sắc của Phan thể hiện tinh thần hòa hiếu lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của tổ tiên xưa. Chỉ riêng điều đó Phan Huy ích thật sự xứng đáng là danh nhân lịch sử của dân tộc. Ngoài sự nghiệp chính trị, ngoại giao tài giỏi, Phan Huy ích con là một nhà trước tác lớn, là nhà thơ nhà văn xuất sắc. Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm lớn là “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” (DZụ Am là hiệu của ông). Ông là dịch giả và tác giả của nhiều khúc ngâm bằng Nôm vô cùng thống thiết. Nhiều học giả nổi tiếng như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Văn Tân đều cho rằng bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Phan Huy Ích (Theo sách “Chinh phụ ngâm bị khảo” của Hoàng Xuân Hãn - Nhà xuất bản Minh Tân - Paris - 1952). Ông là tác giả bài “vãn” “Ai tư vãn”, thay mặt Lê Ngọc Hân tế vua Quang Trung, đánh giá sự nghiệp Quang Trung ngang với sự nghiệp Nghiêu, Thuấn, Thang, Võ:
"... Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn
Công đức nhiều ngự vận càng lâu
Mà nay lượng cả ân sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần...”.
Bài văn tế vợ “Truy tiến phu nhân” bà Ngô Thị Thục cũng là một áng văn Nôm tuyệt vời của Phan Huy Ích gây xúc động sâu sắc. “Lịch triều điển cố” “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” là những công trình trước tác và sáng tác lớn của Phan Huy ích đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Dưới triều Gia Long (năm 1803) Phan Huy Ích bị Gia Long sai đánh đòn thị nhục ở Văn Miếu rồi được tha. Sau đó ông về ở ẩn tại Sài Sơn. Năm 1814 ông về quê tổ Thu Hoạch mở trường dạy học cho đến 1819 lại ra Sài Sơn. Mặc dầu sự nghiệp giáo dục của Phan Huy ích không lớn bằng sự nghiệp chính trị, ngoại giao, trước thư lập ngôn của ông nhưng trong lĩnh vực giáo dục của ông cũng bộc lộ nhân cách và tài năng của một nhà giáo dục xuất sắc.
Em ruột Phan Huy ích là Phan Huy Ôn - một bậc cao khoa thực tả thực học cỏ cống hiến lớn cho nền văn hóa dân tộc. Khoa thi Hương Mậu Tuất (1778) Cảnh Hưng thứ 39, Phan Huy Ôn đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tiếp đến khoa Kỷ Hợi (1779) Cảnh Hưng thứ 40 thi Hội, ông đỗ Tiến sĩ lúc mới 25 tuổi!
Phan Huy ôn là một nhà trước thuật, khảo cứu uyên bác đã đế lại cho đời một công trình khảo cứu quý là bộ sách: Đăng khoa bị khảo”.
Dưới thời phong kiến Lê - Nguyễn, ngoài những nhân vật xuất sắc như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn còn nhiều nhân vật khác tuy không phải là bậc cao khoa - ông Nghè - Tiến sĩ nhưng có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú.
Phan Huy Thực (? - 1842) là con trai cả của Phan Huy ích, tên tự là Vị Chỉ, tên hiệu là Xuân Khanh là Tổng tài (Tổng biên tập) bộ “Thực lục". Với cương vị này, Phan Huy Thực đã cùng với các sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn biên khảo bộ sử ‘Thực lục" hết sức công phu, tỉ mỉ, là một công trình sử học đồ sộ dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, Phan Huy Thực còn có một số tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay như: “Tinh thiều kỷ hành. Hoa thiều tạp vịnh, Mộng dương tập tự, Nhan nguyệt vấn đáp'. Õng là dịch giả bài thơ nổi tiếng 'Tỳ bà hành’' của Bạch Cư dị thời thịnh Đường. Con trai Phan Huy Thực là Phan Huy Vịnh, tự là Hàm Phủ, đỗ cử nhân khoa Kỷ Sửu (1829) Minh Mạng thứ 10. Phan Huy Vịnh từng làm Chánh sứ sang nhà Thanh, được phong Lễ bộ Thượng thư. Ông được triều Nguyễn cử làm Tổng tài Quốc sử quán. Ông cũng là nhà thơ, nhà văn có tài với những tác phẩm thơ văn được đánh giá cao như các tập “Như thanh sứ trình” “Sứ trình tùy bút tập”.
Phan Huy Chú tuy học vị không cao, nhưng là nhà sử học lớn ở thế kỷ 19. Nếu thế kỷ 18 có Bảng nhãn Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà bách khoa toàn thư thì thế kỷ 19 có tú tài Phan Huy Chú cũng là nhà bách khoa toàn thư với công trình đồ sộ "Lịch triều Hiến chương loại chi”. Bộ “Hiến chương” ghi chép đầy đủ. tỉ mỉ, chính xác về các mặt kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa v.v. của dân tộc …
Trên đây chỉ giới thiệu chi phái Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn của họ Phan Huy gốc Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Lộc Hà). Dòng họ này thế kỷ 18 còn có các em ruột của Phan Huy Cận định cư lập nghiệp ở các xứ khác lập ra các chi phái Phan Huy. Phan Huy Vĩ, em ruột cận kề với Phan Huy Cận, con trai thứ 7 Tăng quận công Phan Huy Tịnh dời ra ở Thanh Oai (Hà Tây) lập ra chi phái họ Phan Huy tại đó. Em ruột cận kề Phan Huy Vĩ là Phan Huy khiêm định cư và lập ra chi phái Phan Huy ở Gia Lâm (Hà Nội). Em ruột cận kề Phan Huy Khiêm là Phan Huy Trì định cư ở Thời Hoạch (nay là Thạch Mỹ - Thạch Hà) lập ra ở đó một chi phái Phan Huy. Như vậy, họ gốc Phan Huy (Thu Hoạch) đến thế kỷ 18 có tất cả 5 chi phái, trong đó có 4 chi phái di cư lập nghiệp ở ngoại tỉnh, ngoại xã. Ngoài chi phái gốc Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn, các chi phái khác tuy không phát triển rực rỡ bằng hai chi phái trên nhưng cũng phát triển bình thường không bị mai một qua những cuộc bể dâu, thăng trấm lịch sử.
Trong nhà truyền thống của họ Phan Huy
Sau Cách mạng tháng Tám, họ Phan Huy vẫn phát huy truyền thống là dòng họ văn hóa của đất Bắc Hà xưa. Hiện nay, dòng họ này có nhiều nhà khoa học tài giỏi. Một trong những điển hình đó là học giả Phan Huy Lê, giáo sư đầu ngành của ngành Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Suốt trong chiều dài lịch sử đất nước từ xưa tới nay họ Phan Huy (Thu Hoạch) xứng đáng là dòng họ văn hóa của cả dân tộc nói chung, của Phan tộc Việt Nam, Phan tộc Hà Tĩnh và huyện LộcHà nói riêng.
Ban oi sai de thi thui nha !
Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ: tự hào, yêu mến.
Em không đồng tình với cách nghĩ của An vì một làng quê nghèo khó khăn quanh năm mọi người đều đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.
Cái nghèo khó có thể do điều kiện tự nhiên không thuận lợi chứ không phải vì mọi người không cố gắng . Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của An có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh để cho An vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi nghèo đói.
Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.
Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:
Cúi đầu nhớ cố hương
Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.
Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt, đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.
Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:
Nghi thị địa thượng sương
Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỉ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.
Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.
Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn của bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
Qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, ánh trăng trong đêm đã gợi nỗi nhớ quê hương tha thiết trong tâm hồn của người con xa quê, lâu chưa có dịp trở về. Trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng rọi sáng đầu giường khiến nhà thơ như bừng tỉnh và ánh trăng ấy bao trùm lên cả không gian rộng lớn. Ánh sáng ấy mờ ảo, vừa thực mà vừa như mơ. Phải chăng nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Và từ nhìn xuống mặt đất, tác giả ngẩng đầu nhìn lên trời khuya ngắm ánh trăng sáng. Trăng vốn là biểu tượng cho sự viên mãn đoàn tụ, cho sự thanh bình nên nỗi nhớ quê hương như ùa về trong tâm trí thi nhân. Hình ảnh vầng trăng trên cao, lặng lẽ trong đêm khuya đã gợi nên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn thương bởi nhớ quê mà chẳng về thăm quê. Bởi vậy, vầng trăng trên cao cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!
Trả lời:
Trường hợp 1 thì bạn Hà như thế là sai > Vì quê hương ai cũng có một truyền thống tốt đẹp
Trường hợp 2 Nên để Huệ nình tĩnh lại
Trường hợp 1:Hà sai
Trường hợp 2:Hồng nên để cho Huệ bình tĩnh lại rồi hỏi
k mình nha
Trong thơ ca, ánh trăng luôn là một đề tài được rất nhiều người sử dụng để làm nơi trút đầy những tâm tư, tình cảm của những thi nhân. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau và đưa cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Và với Lý Bạch- người được coi là Thi tiên của Trung Quốc thì ánh trăng đối với ông lại là nguồn chỉ dẫn làm cho ông nhớ về quê hương của mình- nơi mình đã sinh ra và gắn bó trong suốt thời ấu thơ. Điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua tác phẩm “ tĩnh dạ tứ”.
Bài thơ có một tiêu đề rất đẹp –“ tĩnh dạ tứ. tĩnh dạ tứ có nghĩa là đêm trăng tĩnh lặng. Hình ảnh của một buổi đêm với ánh trăng sáng soi rọi toàn bộ cảnh vật hiện lên trong mắt người đọc. Ánh trăng như dát bạc dát vàng, chiếu xuống khắp mọi nơi và làm cho con người cảm thấy như có sự ấm áp. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Lí Bạch cũng đã được ánh trăng soi rọi.
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Có lẽ vào thời khắc này, toàn bộ cảnh vật bên ngoài đều đã thấm đẫm hương trăng. Ánh trăng cũng đã len lỏi và đi vào trong căn phòng của tác giả. Nó chiếu những ánh vàng của mình xuống phía đầu giường và làm cho tác giả đã tưởng rằng mặt đất được phủ sương. Đó là một sự so sánh rất đắt giá. Hình ảnh mặt đất phủ sương cho chúng ta cảm nhận được ánh trăng vàng tới bên giường của tác giả rất nhiều, nhuộm vàng cả mặt đất, làm cho tác giả nghĩ ngay rằng có lẽ sương đêm đang rơi trong căn phòng của mình.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Chỉ với câu thơ đầu tiên chúng ta đã cảm nhận được trong ánh trăng của Nguyễn Du có gì đó rất thánh thiện và cũng rực sáng như thế tâm trạng con người giúp cho chính ánh trăng cũng đẹp như vậy. Còn với Lí Bạch thì lại khác, ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình.
Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.
trong lúc bừng tỉnh, nhìn thấy ánh trăng vàng đi vào trong căn phòng của mình, tác giả không biết phải làm như thế nào. Và thế là ông đã nghĩ ngay có lẽ đó chính là ánh trăng đổ vào trong căn phòng của mình qua chiếc cửa sổ. tuy ba câu thơ đầu tiên không có bất cứ điều gì nói về tình cảm của tác giả, thế nhưng chỉ với việc miêu tả lên ánh trăng vàng cùng nhịp thơ chậm rãi mà chúng ta lại có cảm giác ánh trăng ấy sao mà thê lương và buồn tới vậy. với Lí Bạch thì ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình.Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.
lytutrong thachhaht