K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2016

Mình đang cần gấp

eoeo

9 tháng 11 2017

Trần Đăng Khoa sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Hải Dương, từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là “thần đồng thơ trẻ” vì lúc Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời nhiều bài thơ, tập thơ hết sức sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc. Hạt gạo làng ta ……………….. Mẹ em xuống cấy.
Mở đầu bài thơ tác giả cho ta thấy rất rõ những cảnh vật, hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê, nông thôn nước ta." Hạt gạo làng taCó vị phù saCủa sông Kinh ThầyCó hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cay…”Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ.Làm ra hạt gạo thật gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:" Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay Bốn câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.Nước nóng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:"Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ. "" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:" Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy…"Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.
muôn phần."Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa đã nói thực tế hơn. " Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáuNước như ai nấuChết cả cá cờCua ngoi lên bờMẹ em xuống cấy… "Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn (bán mặt cho đất, bán lưng cho trời) để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình.
đoạn thơ quả là một hình ảnh đẹp và vô cùng tuyệt vời . Hạt gạo được con người chế biến ra nhiều loại lương thực, bao thứ bánh trái, với hương vị đậm đà, ngọt ngào khác nhau, và thật phong phú theo từng vùng miền của quê hương đất nước. Ta chỉ có thể cảm nhận một cách đầy đủ khi đã được đôi lần đi qua và thưởng thức. Thật thú vị khi được ngòi quanh bếp lưa hồng, với cái lanh se se vào cuối đông để canh chừng một nồi bánh chưng chờ cho bánh chín rền trong những ngày đón xuân sắp đến.

20 tháng 4 2016

 a, hạt gạo làng ta

    có bão tháng 7

   có mưa tháng 3

    giọt mồ hôi xa

   những trưa tháng 6

  nước như ai nấu 

  chết cả cá cờ

  cua ngoi lên bờ

 mẹ em xuống cấy

b, trích trong bài hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa 

c, không bít.hihi

14 tháng 2 2016

  Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

 

     Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

 

     Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

 

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

 

     Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

 

     Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

 

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

 

     Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

 

 “Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”,  … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

 

     Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

 

     Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

 

     Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

10 tháng 10 2016

mạng à má

27 tháng 3 2016

Chiều hôm qua, lúc em đi học, trời đang nắng gắt chợt nổi gió, rồi mây đen phút chốc từ đâu ầm ầm kéo đến, báo hiệu cơn mưa to sắp đổ xuống.

 

Em ngước nhìn lên bầu trời lo ngại. Chắc cơn mưa sẽ ập đến mà đường tới trường thì còn xa, Em cố rảo bước nhanh hơn, thỉnh thoảng ù chạy, mong sao tới trường trước lúc mưa. Đường phố quanh em đông người. Thoáng chốc, dòng người trên đường trở nên khẩn trương, vội vã hơn. Cũng như em, mọi người đều đoán chắc là cơn mưa sẽ đổ xuống.

ta canh duong pho troi mua
Gió càng lúc càng mạnh. Hàng cây bên đường bị những cơn gió làm cho oằn xuống như muốn bứt từng cành lá ra khỏi thân cây. Mây đen chẳng biết từ đâu đến mỗi lúc một dày hơn. Bầu trời vụt tối sầm lại làm ai cũng lo âu, vội vã. Những chiếc xe đạp, xe gắn máy lao đi như cố chạy đua với cớn mưa sắp tới. Tiếng xe thắng đột ngột của những tay lái trên đường rít lên nghe rờn rợn. Rồi tiếng xin lỗi, tiếng la hét, tuôn ra… một cách hấp tấp. Những chiếc xe đạp nghe tiếng còi xe máy vội vàng tấp dần vào lề đường nhưng cũng không giảm tốc độ. Còn những người đi bộ dường như cũng vội vã không kém. Đi trên lề đường mà họ như muốn chạy đua cùng với xe cộ. Một số người, có mang áo mưa đi theo nên không lấy làm vội vã lắm. Ngoài lề đường, mấy người bán dạo gọi nhau í ới rủ nhau dọn dẹp đồ đạc. Ông bán vé số lo gấp bàn lại. Bác thợ sửa xe hối hả gom đồ nghề bỏ vào thùng sắt chất lên chiếc xe cũ kĩ. Tiếng sắt thép, đồ đạc chạm vào nhau lanh canh. Chị bán báo vội vàng lấy mấy tấm ni lông ra che chắn. Như chưa yên tâm, chị gỡ luôn mấy tờ báo, tấm lịch treo trên giá xếp vào một chỗ rồi cuộn lại bỏ vào trong…

7 tháng 4 2017

1. Mở bài:

* Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:

- Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.

- Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.

- Mọi người sốt ruột mong mưa.

2. Thân bài:

* Tả cơn mưa:

- Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối

ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.

- Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Con

người, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.

- Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.

30 tháng 3 2016

từ nắng mưa trong bài mẹ ốm nêu lên sự nhọc nhằn của người mẹ đã phải làm lụng vất vả để kiếm sống

14 tháng 2 2016

Ai giúp với

 

28 tháng 3 2016

Sau đây là bài thơ của mình tự nghĩ ra ko hay thì đừng nói nhá:

Bình minh đã reo vang

Những tia nắng chói chang

Phá tan màn sương trắng

Ánh sáng càng long lanh

Bao quanh cả Trái Đất

Ánh nắng vàng khắp nơi.

-bài 2 nè:

Trường Sa về đêm tối

Bóng đèn điện sáng lòe

Con đường con mình tôi

Đôi mắt nhòe nhìn xuống

Chỉ có một mong muốn

Mọi người đều bình yên.

 

 

 

28 tháng 3 2016

Rồi một mai thức dậy

Gió se se ùa vào

Khóm cúc vàng gọi bướm

Chợt thấy lòng nao nao…



Mùa thu về rồi sao?

Búi cỏ gà xơ xác

Ao nước trong tận cùng

Lá vàng reo xào xạc…



Đám sen lặn mất đâu

Để chuồn chuồn tìm mãi

Ai đẩy trời lên cao

Mây bay về biển đấy…



Mùa thu vàng ươm bưởi

Mùa thu ngọt ổi vườn

Bước thu đi rất nhẹ

23 tháng 4 2016

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

9 tháng 3 2017

Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

14 tháng 4 2017

– Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.

– Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.

– Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương ýnói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt che xvới mảnh đất quê hương miền Nam.