K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2019

Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đó là lời thỉnh cầu của người cựu chiến binh đối với những ai đi lại trên dòng sông này. Dưới đáy sông các bạn tôi đang yên nghỉ, xin đừng khuấy động. Hãy để cho các bạn của tôi ngủ yên!

Mọi người qua đây là qua một nơi linh thiêng. Biết bao chàng trai của đất Việt đã nằm xuống trong lòng dòng sông này. Hãy dành những phút giây lắng đọng bên họ. Có vội, có vội đến mấy cũng xin nhớ rằng, rất nhiều, rất nhiều đồng đội tôi đang nằm dưới đó. Đừng làm gì khuấy đục dòng trong của con sông đã ôm ấp đồng đội của tôi vào lòng đất mẹ.

Phải chăng cuộc đời như một phiên chợ chiều? Người ta cứ vội vội vàng vàng bán mua? Anh thỉnh cầu, anh tha thiết mong muốn những người sống trên mảnh đất này đừng khuấy đục dòng đời. Anh dùng hai lần từ “xin” trong một câu thơ. Ai đó khuấy đục dòng đời là có tội với những người đã ngã xuống cho đất nước có hòa bình, tự do hôm nay.

Phải chăng, đây chính là những điều mà Lê Bá Dương muốn chia sẻ với chúng ta. Bởi vậy, bản thảo đầu tiên của bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã là một bài thơ rất hay. Nó có giá trị riêng của nó.

30 tháng 5 2019

Mk cho bạn các ý ngắn gọn thôi nhé (văn cs hay hay k là do bn tự vt lên!!!)

*Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay "Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ" như sợ những mái chèo lên dòng Thạch Hãn làm đau những hài cốt của những người lính liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông " Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ".

=>Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó.

*Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hy sinh : những người lính hy sinh đã hóa thân vào " dáng hình xứ sở".

" Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm"

Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân; đi mãi cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc.

*Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật:

-Giọng thơ thiết tha và sâu lắng

-Nhịp thơ biến đổi linh hoạt

-NT hoán dụ " có tuổi hai mươi" - Ẩn dụ "thành sóng nước", "vỗ yên bờ bãi "

  Cảm nhận về đoạn thơ Đất nước đẹp vô cùng.... - Tuấn Huy - H7

           Chỉ với hai khổ thơ ngắn ngủi nhưng nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện niềm quyến luyến , xót thay cho lần ra đi tìm đường này của Bác vô cùng cảm động , càng khiến cho người đọc thêm thấu nỗi lòng xa nước của Người. Tác giả  như hiểu rõ điều đó, muốn san sẻ , muốn đc đồng hành cùng Bác trong chuyến hành trình đầy gian nan hiểm trở . Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước.Những hình ảnh quen thuộc dần lu mờ, thay vào đó là những sự vật xa lạ ; và những gì lạ lẫm ấy lại phần nào như nhát dao khứa vào lòng Bác khi phải giữa từ đất nước thân yêu để chuẩn bị cho một chuyến đi xa đầy nguy hiểm.Sự khéo léo trong cách dùng từ của Chế Lan Viên chính là khi nói "xa nước" , ta hiểu ấy là một tình cảm giản dị, bình thường còn khi  ông nói" quê hương",gợi nên một nét gần gũi , thân thiết đến lạ thường."Xanh màu xứ sở"- tình cảm đối với một mảnh đất xa cách lắm rồi. Có thể nói, tình yêu quê, yêu nước càng lúc càng đc bộc rõ và mãnh liệt qua từng câu từ của nhà thơ .đọc câu thơ, ta như thấm nhuần và đồng cảm bởi tình yêu nước vô bờ bến của Bác . Một tình yêu bất diệt và không một ai có thể lung lay.

18 tháng 6 2021

Tham khảo

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ "hăng", "phăng", "vượt" diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

18 tháng 6 2021

Thanks bạn

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn? Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi… Mượn màu son phấn, đền nợ Ô - Ly…”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều… trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông...?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.

A. Bố cục rõ ràng, mạch lạc

B. Không phân định được được mở, thân , kết của đoạn văn

C. Chưa có bố cục rõ ràng

D. Các ý lộn xộn

1
11 tháng 4 2019

Chọn đáp án: A

4 tháng 3 2020

Biện pháp nhân hóa ở câu :

Tôi dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ .

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn,...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - Có dư đồng nào không con? Tôi đáp: - Còn dư bốn ngàn ba ạ. Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. (Sưu tầm)

a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện ngắn.

b. Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về người cha trong câu chuyện. Chỉ ra 1 chi tiết thể hiện rõ nhất cảm nghĩ của em.

c. Xác định kiểu câu của các câu in đậm trong văn bản.

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:   KHÚC BẢY chúng tôi không mệt đâu nhưng cỏ sắc mà ấm quá!   tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó ngậm im lìm một cọng cỏ may   những dấu chân rồi lùi lại phía sau dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất mười tám hai mươi sắc như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

 

KHÚC BẢY

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

 

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

 

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

 

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

0
4 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

 

Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được tình yêu quê hương- nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu, nồng nàn trong thi nhân. Tế Hanh biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp khi sử dụng nghệ thuật liệt kê: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Đồng thời, việc sử dụng câu cảm thán đã giúp ta thêm hiểu nỗi nhớ da diết và sự gắn bó của người con xa xứ với quê hương mình. Mỗi một hình ảnh nơi quê hương đều gắn bó, gần gũi và trở thành niềm thương, nỗi nhớ trong thi nhân.