Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi tiếng chuông chùa:
+ Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia dường như giác ngộ
+ Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình
+ Tất cả dường như rũ bỏ những muộn phiền trần gian để hòa với không khí linh thiêng chốn Phật đường
+ Sinh khí Hương Sơn vô hình hiện hữu trong tất cả sự vật
⇒ Tác giả nắm bắt được tinh thần, thần tình
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.
+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ
+ Âm điệu: trầm buồn.
- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.
+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.
+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.
+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la
* Tóm tắt hoàn cảnh cho chữ:
- Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.
- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục.
- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
* Diễn biến cảnh cho chữ:
+ Thời gian: giữa đêm.
+ Không gian: nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián, chuột.
+ Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
* Giải thích tại sao cảnh cho chữ là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có":
+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.
* Ý nghĩa của cảnh cho chữ:
+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.
+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.