K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2016

Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên.

Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.

Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.

Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.

Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em. Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.

Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.

Thầy cô kính mến! Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp, chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu…

12 tháng 11 2016

Cho đến giờ tôi vẫn không thể quên được cô Thanh Mai, cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt những năm lớp một, lớp hai. Đối với tôi, cô giống như người mẹ thứ hai vậy.

Hình ảnh của cô tôi còn nhớ như in. Dáng cô hơi gầy, cao dong dỏng. Mái tóc đen óng, xòa ngang vai. Cô có khuôn măt trái xoan, rất xinh. Nhưng tôi nhớ nhất là ánh mắt dịu dàng, chứa đầy tình yêu thương của cô.

Nhớ lại hồi mới bước vào lớp một, tôi còn là một cô bé rụt rè, nhút nhát. Lúc đó, tôi chỉ biết ngồi một chỗ, chẳng dám nói chuyện hay vui đùa với ai. Và rồi cô đến bên tôi, an ủi động viên tôi làm quen với các bạn. Giọng nói của cô thật nhẹ nhàng. Và tôi đã có thể hoà đồng với các bạn.

Hồi đó, tôi vẫn còn quá bé, chỉ thấy cô sao mà giống cô tiên trong truyện cổ tích thế. Lúc nào cô cũng nở nụ cười với tôi, ánh mắt cô như động viên tôi. Những lúc tôi có chuyện buồn, cô lại đến bên an ủi tôi, cô luôn biết cách làm tôi vui hơn. Rồi có khi tôi mắc lỗi, cô cũng không mắng mỏ gì mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở.

Chính vì vậy mà tôi vô cùng yêu quý cô. Có chuyện gì buồn hay vui, tôi đều kể cho cô nghe. Tôi vốn luôn cố gắng học thật tốt, thật ngoan để cô vui lòng. Thật vui biết bao mỗi lần được nghe cô khen.

Nhưng có một chuyện mà tôi luôn nhớ mãi. Hồi đó tôi mắc một khuyết điểm, đó là chữ tôi vô cùng xấu. Lúc nào tôi cũng bị điểm kém môn chính tả. Cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tôi vẫn cứ chứng nào tật ấy. Cô giáo đã rất buồn và tôi nhận ra điều đó trong mắt cô. Tôi thấy mình đã có lỗi rất lớn, đã làm cho cô buồn. Tôi rất hối hận. Vậy là từ đó, tôi quyết tâm luyện chữ cho thật tốt. Và rồi chữ tôi đã được xếp vào hàng nhất nhì trong lớp. Thấy tôi tiến bộ, cô cũng rất vui.

Rồi còn biết bao kỉ niệm đối với cô. Cô đã dạy cho tôi rất nhiều điều hay lẽ phải. Đương nhiên tình thương của cô không phải chỉ dành cho riêng tôi mà cô coi tất cả học sinh chúng tôi như là con của mình vậy. Cô rèn cho chúng tôi những thói quen tốt và sửa cho chúng tôi những thói quen xấu. Chưa bao giờ cô nói gắt với chúng tôi một lời nào, bao giờ cô cũng dịu dàng chỉ bảo chúng tôi.

Bây giờ tôi đã lớn, ít nhất cũng đủ lớn để có thể hiểu được những công lao to lớn của cô đối với tôi. Tuy bây giờ tôi không còn học cô nữa nhưng tôi cũng chưa bao giờ quên cô và sẽ không bao giờ quên cô. Cô sẽ mãi mãi là cô tiên tốt bụng trong kí ức tuổi thơ của tôi.

12 tháng 11 2016

Tôi không thể nào định nghĩa được tình thầy trò là gì? Phải chăng tình thầy trò có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỉ? Đó là tình cảm mà bạn có thể tìm thấy được một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống. Chắc hẳn trong chúng ta cũng đã có một thời gian gắn bó bên mái trường, được học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy cô. Xúc động làm sao khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn ân cần dạy dỗ chúng ta nên người.
“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”
Quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các thầy cô là người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến tương lai. Làm sao tôi có thể quên những ánh mắt ấm áp, dịu hiền của thầy cô, những ánh mắt luôn dõi theo hình bóng của từng học trò bé nhỏ trong suốt cả quảng đời cấp sách đến trường. Hình ảnh những cô giáo trước tà áo dài thước tha. Những người thầy với vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm khắc ấy lại chứa động cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trước tâm trí những người học trò chúng tôi không biết đến bao nhiêu ký ức khó phai. Không chỉ vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô. Đặc điểm này không hẳn là kiêu sa, cũng chẳng đặc biệt gì nhưng tôi lại vô cùng trân trọng những nụ cười ấy. Vì đó chính là sự động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao, là nguồn động lực giúp tôi vươn lên trong học tập. Mỗi khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt quen thuộc ấy nhưng hành động đã không còn những nụ cười vui vẻ của ngày nào mà thay vào đó là một ánh mắt nghiêm nghị. Mặc dù thầy cô không la hoặc trách mắng gì nhưng tôi như đọc được một chút buồn bã và thất vọng thoáng qua những đôi mắt kia. Những lúc như vậy sao mà tôi cảm thấy ân hận quá! Vì chính tôi đã làm các thầy cô cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi nhận ra được những lỗi lầm thực sự của mình để sửa chữa. Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được một điều: không phải lúc nào thầy cô cũng cười với chúng tôi nhưng chỉ cần những người thầy, người cô cười một nụ cười yêu thương thì trong tôi bổng dâng trào một niềm vui sướng giống như tôi vừa làm được một điều gì rất lớn cho thầy cô. Sao lại có thể quên những nụ cười hạnh phúc, hay những nụ cười vỗ về,an ủi. Thầy cô ơi! Các thầy cô có biét rằng những nụ cười của các thầy cô lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm những trái tim nhỏ bé non nớt của đám học trò chúng con hay không? Chỉ bao nhiêu đó là mình quá may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình và những cực nhọc chất chồng lên đôi vai của những người giáo viên. Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng cúa tôi đối với các thầy cô, những người luôn miệt mài bên những trang giáo án, truyền đến học trò chúng tôi những bài học hay và bổ ích, những người đã không quên nhọc nhằn giúp xây dựng một thế giới huy hoàng, một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn. Thế giới của tri thức nhân loại mới rộng lớn và bao la làm sao! Nhưng chính những người thầy người cô đã dẫn dắt chúng tôi bước vào một thế giới mà đối với các thế hệ học sinh dường như là hoàn toàn mới mẻ và lạ lẫm. Và rồi từng ngày trôi qua, tôi đã quen dần với mài trường này, nơi mà chúng tôi thường gọi là ngôi nhà thứ hai. Hình ảnh người thầy cô ân cần, tận tụy dạy cho chúng tôi không chỉ về kiến thức mà cả về những kĩ năng sống cần thiết không biết tự bao giờ đã trở thành một ấn tựợng khó phai trong ký ức những cô cậu học trò tinh nghịch ngày nào! Thầy cô đã dày công dạy dỗ chúng tôi nên người giúp chúng tôi biết thế nào là lòng nhân ái. Chính các thầy cô đã tạo nên những khoảng thời gian giúp những đứa học trò gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn. Thầy cô cũng như là cha mẹ của chúng tối. Dấu trường thành theo thời gian giờ đây tôi mới hiểu rằng làm giáo viên chưa hẳn là sung sướng. Tôi nghiêm khắc ghi trong tim những công ơn lớn lao của thầy cô giáo viên với niềm kính trọng nhất. Thầy cô ơi, những kiến thức được thầy cô đúc kết thành những tinh hoa của nhân loại qua boa nhiêu thế hệ đã giúp con nhận ra rằng, những gì mà ta thu thập được từ kho tàng kiến thức rộng lớn sẽ tan biết đi vào một khoảng không gian trống một khi chúng ta nhụt chí và lùi bước. Thầy cô đã gieo những hạt giống của trí tuệ vào tâm hổn trong sáng của những đứa học sinh, là người cầm bó đuốc tri thức của nhân loại soi đường chỉ lối cho thế hệ học trò.
Ôi! Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu của thầy cô, mặc dù biết là không thể được. Tuy vậy, tôi vẫn cầu mong là các thầy cô sẽ mãi tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một vùng đất kì dịu. Thầy cô ơi! Em không biết phải bày tỏ tình cảm của minh như thế nào nữa, em chỉ muốn cảm ơn vì tất cả những điều hay, điều bổ ích mà thầy cô đã truyền đạt đến thế hệ học sinh chúng em. Những người lái đò của một tương lai mộng mơ . . .

12 tháng 11 2016

Cho đến giờ tôi vẫn không thể quên được cô Thanh Mai, cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt những năm lớp một, lớp hai. Đối với tôi, cô giống như người mẹ thứ hai vậy.

Hình ảnh của cô tôi còn nhớ như in. Dáng cô hơi gầy, cao dong dỏng. Mái tóc đen óng, xòa ngang vai. Cô có khuôn măt trái xoan, rất xinh. Nhưng tôi nhớ nhất là ánh mắt dịu dàng, chứa đầy tình yêu thương của cô.

Nhớ lại hồi mới bước vào lớp một, tôi còn là một cô bé rụt rè, nhút nhát. Lúc đó, tôi chỉ biết ngồi một chỗ, chẳng dám nói chuyện hay vui đùa với ai. Và rồi cô đến bên tôi, an ủi động viên tôi làm quen với các bạn. Giọng nói của cô thật nhẹ nhàng. Và tôi đã có thể hoà đồng với các bạn.

Hồi đó, tôi vẫn còn quá bé, chỉ thấy cô sao mà giống cô tiên trong truyện cổ tích thế. Lúc nào cô cũng nở nụ cười với tôi, ánh mắt cô như động viên tôi. Những lúc tôi có chuyện buồn, cô lại đến bên an ủi tôi, cô luôn biết cách làm tôi vui hơn. Rồi có khi tôi mắc lỗi, cô cũng không mắng mỏ gì mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở.

Chính vì vậy mà tôi vô cùng yêu quý cô. Có chuyện gì buồn hay vui, tôi đều kể cho cô nghe. Tôi vốn luôn cố gắng học thật tốt, thật ngoan để cô vui lòng. Thật vui biết bao mỗi lần được nghe cô khen.

Nhưng có một chuyện mà tôi luôn nhớ mãi. Hồi đó tôi mắc một khuyết điểm, đó là chữ tôi vô cùng xấu. Lúc nào tôi cũng bị điểm kém môn chính tả. Cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tôi vẫn cứ chứng nào tật ấy. Cô giáo đã rất buồn và tôi nhận ra điều đó trong mắt cô. Tôi thấy mình đã có lỗi rất lớn, đã làm cho cô buồn. Tôi rất hối hận. Vậy là từ đó, tôi quyết tâm luyện chữ cho thật tốt. Và rồi chữ tôi đã được xếp vào hàng nhất nhì trong lớp. Thấy tôi tiến bộ, cô cũng rất vui.

Rồi còn biết bao kỉ niệm đối với cô. Cô đã dạy cho tôi rất nhiều điều hay lẽ phải. Đương nhiên tình thương của cô không phải chỉ dành cho riêng tôi mà cô coi tất cả học sinh chúng tôi như là con của mình vậy. Cô rèn cho chúng tôi những thói quen tốt và sửa cho chúng tôi những thói quen xấu. Chưa bao giờ cô nói gắt với chúng tôi một lời nào, bao giờ cô cũng dịu dàng chỉ bảo chúng tôi.

Bây giờ tôi đã lớn, ít nhất cũng đủ lớn để có thể hiểu được những công lao to lớn của cô đối với tôi. Tuy bây giờ tôi không còn học cô nữa nhưng tôi cũng chưa bao giờ quên cô và sẽ không bao giờ quên cô. Cô sẽ mãi mãi là cô tiên tốt bụng trong kí ức tuổi thơ của tôi.

12 tháng 11 2016

“Con trở về tìm lại ký ức xưa

Thời dại dột yêu thương và nỗi nhớ

Tuổi học trò nước mắt nhòa trang vở

Và nụ cười tràn vào những giấc mơ”.

(Thầy tôi - My Sa)

Tình cờ em bắt gặp những câu thơ này trên một trang báo. Vần thơ tha thiết và chan chứa những nổi niềm như chính nổi lòng của em vậy. Bao ký ức của cô hiện về dìu những năm tháng học trò về bên em. Em nhớ cô nhiều lắm cô ơi!

Nhớ về cô em nhớ dáng người cô gầy yếu, mái tóc quăn xã mỗi khi đến lớp. Cô không phải là giáo viên chủ nhiệm của em, nhưng đối với em cô là người mẹ hiền thứ hai trong cuộc đời. Ngày ấy khi em còn là học sinh của mái trường THPT thị xã Quảng Trị. Ngày đầu tiên bước vào mái trường cấp III, mọi thứ đối với em trở nên xa lạ, bỡ ngỡ. Em vốn tính người ít nói lại hay mặc cảm về thân phận của mình khiến em thu mình lại không muốn giao thiệp cùng với ai như con ốc thu mình vào trong vỏ. Và rồi em đã gặp cô đó là năm cuối cùng của quãng đời học sinh. Cô là giáo viên dạy bộ môn lịch sử, môn học mà đứa học trò nào lớp em cũng không thích, chán nản vì toàn là những con số và sự kiện. Suốt hai năm học lớp 10 và 11 lớp chúng em đa số điểm thấp bởi môn sử vì chúng bạn không ấn tượng với môn học này nên không học bài. Vả lại lớp chúng em thuộc vào loại lớp cá biệt của trường. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường đau đầu nhức óc với lớp em. Tuần nào xếp hạng thi đua cũng đứng vào top cao nhất của trường tính từ dưới lên.

Đến năm lớp 12 vẫn những trò đùa tinh nghịch ấy của lũ bạn, nhưng giáo viên bộ môn có sự thay đổi. Cô giáo dạy bộ môn sử không phải cô giáo cũ nữa mà là cô giáo mới. Cô có khuôn mặt hiền từ luôn nở nụ cười trìu mến, giọng cô miền bắc ấm áp truyền cảm đến lạ lùng. Đôi mắt cô thăm thẳm như chứa đựng đầy những tình thương bao la mà cô dành cho chúng em. Rồi những tiết học lịch sử cô dạy, chúng em không còn cảm thấy khô khan, ngáp ngủ như những năm học trước nữa mà trở nên sinh động hẳn lên bởi cô đã đem đến một luồng sinh khí mới, một phương pháp mới trong công tác giảng dạy. Tiết học nào, bài học nào cô cũng lồng ghép kể nhưng câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử. Cô đã khơi dậy trong chúng em niềm tự hào dân tộc, về sự hy sinh của các thế hệ cha anh để cho đất nước được nở hoa độc lập, tự do. Từ đó thấy mình sống phải đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Em còn nhớ rất rõ tiết học ngày ấy, cô giảng bài “ Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc”. Cô đã đưa chúng em về tuổi thơ của Bác, hành trình tìm đường cứu nước gian lao của Bác qua những mẫu chuyện “ Đôi bàn tay”, “ Những viên gạch hồng” và giọng cô xúc động ngẹn ngào rưng rưng nước mắt khi cô giảng sự kiện: Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt nam sau bao nhiêu năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Sau này được Người ghi lại: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sung sướng biết bao! Tôi vui mừng phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Cả lớp lặng im như hòa vào nhịp xúc động của cô. Trống đánh ra về rồi mà chúng em không hề hay biết. Hiếm có tiết học nào như thế. Kể từ tiết học hôm ấy chúng em đứa nào cũng mong đến giờ học môn sử cho dù là tiết 5 tiết cuối cùng đứa nào cũng đói bụng và mệt lả. Khi kể câu chuyện lịch sử chưa xong câu kết bao giờ cô cũng khép lại “ hồi sau sẽ rõ”, làm chúng em háo hức mong đợi như xem một bộ phim vậy, khiến những cái đầu cứng cổ của mấy cậu con trai quậy phá cũng phải thay đổi thái độ học tập của mình.

Không chỉ là giáo viên bộ môn dạy nhiệt tình, tâm huyết, cô còn là người mẹ hiền thứ hai đời em. Cô rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của em, một người con sống không có bố. Gia đình em lại nghèo nữa chỉ có mình mẹ em lam lũ, vất vả nuôi con ăn học thành người. Những lúc ngồi tâm sự với cô về tuổi thơ của mình cô ôm em vào lòng an ủi động viên và lau những giọt nước mắt trên khóe mi em. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng như có một lá chắn nào đó đang che chở cho em, làm điểm tựa cho em vững bước trên đường đời.

Cô còn cho em nhiều món quà nữa như áo quần, sách vở…để em tự tin hòa nhập với bạn bè trong trường, lớp. Em xin được từ chối nhưng thấy nét mặt cô thoáng buồn, cô nói “ cô coi em như đứa con gái của cô mà thôi em cứ nhận đi”. Từ đó có chuyện gì vui hay buồn hai cô trò tâm sự và chia sẻ. Tấm lòng của cô như là nguồn động viên để em “ vượt lên chính mình’’ hòa nhập với cộng đồng.

Em cứ nhớ mãi lời cô khuyên bảo nếu mình thích cái gì thì nên theo đuổi và quyết tâm làm đến cùng. Dạo đó bạn bè em háo hức rộn ràng theo việc đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng. Còn em không định hướng cho mình ngành gì, trường nào cả. Em rất phân vân và muốn tham khảo ý kiến của cô và nhận từ cô một lời động viên: “ Nếu em thích học ngành lịch sử thì cô sẽ em tài liệu để ôn tập”. Từ lần đó trong đầu em lóe vụt lên suy nghĩ và đi đến quyết định là đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế khoa Lịch sử, ước mơ trở thành cô giáo dạy môn Lịch sử như cô.

Với quyết tâm nỗ lực của em cùng với những lời động viên của cô đã giúp ước mơ của em trở thành hiện thực. Năm đó cầm giấy báo trúng tuyển đại học em vô cùng sung sướng và chạy về báo với cô để cô mừng. Hai cô trò ôm nhau trong niềm hạnh phúc khó tả.

Rồi thời gian dần trôi, chúng em rời mái trường cấp III, đi tiếp những bước đường tương lai đang rộng mở, bỏ lại sau lưng những tháng ngày êm ả sống bên cô, bỏ lại đằng sau một ánh mắt sâu thẳm đang dõi theo từng bước chúng tôi đi, dắt chúng tôi vượt qua những nấc thang khó đi nhất, đưa chúng tôi đến với thế giới mới trải đầy nắng và hoa trên con đường xa lạ nhưng sẽ thân quên sau này. Một chuyến đò nữa cô lại đưa sang sông, rồi tiếp tục quay về bến đậu cũ chèo lái những con thuyền cập bến tương lai.

Giờ đây em đã lớn khôn và sải cánh bay xa trên mọi nẻo đường nhưng những kỷ niệm của tuổi học trò, về cô em không thể nào quên được. Trở lại mái trường xưa, ngôi trường cô đã từng dạy và em đang đứng trên bục giảng kế thừa sự nghiệp của cô để giảng bài lịch sử cho các em. Hình bóng cô thấp thoáng đâu đây như ngày xưa đó nhưng em không tìm thấy cô nữa bởi cô đã nghỉ hưu và chuyển vào sinh sống ở Đà Nẵng. Giờ đây không còn gặp cô để tâm sự nhiều nữa nhưng em luôn nhớ về cô và mãi mãi in sâu trong tâm trí em – người mẹ hiền thứ hai trong đời tôi.
 

12 tháng 11 2016

Bài làm

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em

13 tháng 12 2016

de ot

 

11 tháng 10 2016
Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
14 tháng 7 2018

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

1 tháng 1 2018

Dàn ý:
I- MỞ BÀI

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

II- THÂN BÀI

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.

+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

III- KỂT BÀI

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

1 tháng 1 2018

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

7 tháng 12 2017

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng vể những hình ảnh, những sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu,... Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cả nước chống dế quốc Mĩ xâm lược. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học bấy giờ là lòng yêu quê hương, đất nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân, trước hết là của những người cầm súng. Do đó, tuy bài thơ có nhiều kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ, nhưng hình tượng nhân vật trữ tình lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân, ra tiên tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ và cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc hoà hợp tự nhiên, hồn nhiên, toả ra những cảm hứng vừa thân thương, gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, lay động lòng người.

Đây là tác phẩm viết theo thể thơ tự do, trừ cụm từ Tiếng gà trưa ba tiếng, còn lại, mỗi câu thơ gồm năm âm tiết, nối nhau, mở đầu và kết thúc theo ý tưởng và cảm xúc của nhà thơ. Ta có thể coi bài Tiếng gà trưa là thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Bài thơ, vì thế, có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tự sự, miêu tả và biểu cảm xen nhau. Trong bài thơ, cụm từ ba âm tiết Tiếng gà trưa điệp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Mỗi lần cất lên, câu thơ ấy gợi một hình ảnh, hoặc sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và của nhân vật trữ tình - người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dựa vào mạch cảm xúc và diệp ngữ ấy, chúng ta có thể hiểu và suy ngẫm về bài thơ theo ba đoạn : Tiếng gà cất lên trên đường hành quân - đoạn một (khổ một, bảy câu đầu) ; Tiếng gà gọi về tuổi thơ - đoạn hai (khổ hai, ba, bốn, năm, sáu - hai mươi sáu câu tiếp theo) ; Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu - đoạn ba (hai khổ thơ cuối).

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Người chiến sĩ chống Mĩ cứu nước - đoàn quân ra tiền tuyến, trong đó có nhà thơ - kể một sự việc bình thường mà thú vị. Trên đường hành quân, lúc lạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, chiến sĩ ta bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên Cục... cục tác, cục ta. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp sau đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và ... đánh thức những kì niệm xa xưa, gợi về tuổi thơ, đưa các anh, các chị sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ sôi động và quyết liệt. Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh binh sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Càng về cuối, kỉ niệm tuổi thơ càng da diết cảm dộng. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà Việt Nam hiện lên đẹp như một bà tiên vậy. Bà dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Hình ảnh đứa cháu được mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng, hồn nhiên, ngây thơ làm sao. Chí là "cái quần chéo go", "cái áo cánh trúc bâu" (những loại vải rẻ tiền, mà ngày nay ít người dùng) nhưng đứa cháu - chắc là một cô gái - đã vô cùng cảm động, sung sướng. Đấy đâu chỉ là bộ quần áo dài rộng, cựa quậy một tí là bật ra tiếng sột soạt, mà là biết bao hạnh phúc, biết bao tấm lòng bà đã dành cho cháu. Hình ảnh và tâm trạng người thiếu niên - những chiến sĩ chống Mỹ thuở ấu thơ - được khắc hoạ chân thực, mang bản chất nông dân, bản sắc Việt Nam, thật là đáng trân trọng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. Được hưởng hạnh phúc ấy, họ thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. Nếu không nhớ thương, biết ơn bà, làm sao mà viết được những câu thơ, ghi lại được những kỉ niệm đẹp như thế. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, gắn bó hài hoà, tự nhiên, hồn nhiên, trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy.

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

Tiếng gà trưa Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng. Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước: Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mớ rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những chiến sĩ - trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh - hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương và nền Độc lập, Tự do của Tổ quốc. Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn. Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt chân thành, tự nhiên vừa miêu tả biểu cảm, vừa tự sự biểu cảm bằng nhiều hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, lay động lòng người. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý. Tóm lại, bài thơ Tiếng gà trưa viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ rất sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhà chúng ta tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước.
10 tháng 12 2017

Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là Cốm.

Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ. "Cốm" thứ quà từ lúa nếp non, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi tay cần mẫn của những bác nông dân Hà Nội. Xen lẫn thưởng thức với "Cốm" là "trà sen", thứ trà được ướp từ những hạt sen ở Hồ Tây, được ví như tinh hoa của trời đất. Sự kết hợp tinh tế giữa trà sen Hồ Tây và cốm làng Vòng đã tạo sự khác biệt cho quán.

Ngồi nhâm nhi uống một cốc trà sen và ăn những hạt cốm xanh quả là cách thưởng thức thanh cao, nơi hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và thú chơi thanh đạm của người Tràng An. Sự ấn tượng về quán còn nữa khi bước vào đây là sự đón tiếp nồng hậu của những cô gái mặc áo yếm màu tím, cầm trên tay là những bông sen còn mơn mởn khoe sắc, đứng chào khách và còn được nghe các cô giới thiệu về cách thưởng thức trà; rót trà. Đây quả là cách phục vụ rất làm hài lòng khách mà anh thấy chỉ có ở đây. Quán có một không gian thoáng đãng, được trang trí rất hài hòa giữa thiên nhiên và những đồ dùng mộc mạc làm tôn lên vẻ đẹp thuần túy của quán. Nghe kể về lịch sử hồ Tây và cảm nhận những làn gió mát của mùa thu Hà Nội, đó là những giây phút thật tuyệt vời.

Mỗi độ heo may về, trong ký ức của người Hà Nội lại nhớ đến hương cốm ngầy ngậy của làng Vòng. Quả thực, bức tranh thu Hà thành sẽ thiếu hụt biết bao nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen và quấn sợi rơm non, một thứ quà quê kiểng đặc trưng của ẩm thực Hà Thành.

Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng.

Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường.

Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi.

Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán.

Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.

Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen.

Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng.

Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu. Cốm là thứ quà không phải để ăn no. Người sành ẩm thực nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè Thái hay thưởng thức cốm với những quả chuối tiêu trứng cuốc.

Đây quả là diễm phúc của người họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật gửi vào vật vô tri tất cả nỗi niềm vô cùng biết ơn của mình đối với đất nước giàu tươi, đối với lượng cả của đất lượng đang ban lộc ban phúc cho cuộc sống của lúa, của quả của con người. Ai khó tính và cầu kì màu sắc cứ nói gì thì nói nhưng theo tôi cái màu xanh của cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả cái màu xanh của ngọc thạch, cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng càng thấy mình cùng tạo vật sao mà nó chan hòa cảm thông đến được như thế. Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi, thì quả cái màu xanh thật là màu của nguyện ước hạnh phúc.

Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ýnghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốmvới phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

30 tháng 11 2017

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !

Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

21 tháng 10 2021

va su dung 1 cap quan he tu song doi va 1 dai tu gach chan chi ro

cam on nhieu