Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truông Bồn là một địa danh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A trong kháng chiến chống Mỹ. Tuyến đường chiến lược này có chiều dài gần 200km, tiếp nối từ quốc lộ 1A - giáp với tỉnh Thanh Hóa, đi qua địa bàn các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương về đến huyện Nam Đàn.
Tại đây có một ngả rẽ về bến phà Linh Cảm, tỉnh Hà Tĩnh; một ngả đi về thành phố Vinh, qua phà Bến Thủy vào ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển nhân tài, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam khi máy bay Mỹ ném bom đánh phá, phong tỏa tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này, Truông Bồn là điểm nút giao thông đặc biệt quan trọng.
Trong tiếng Nghệ, “truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Trọng điểm Truông Bồn có chiều dài 5 km nằm trên tuyến đường 15A. Cung đường này có địa hình phức tạp, lầy, hẹp và dốc, gồm dãy núi đồi liên kết với nhau xen kẽ thung lũng sâu với những địa danh mà sau mấy chục năm, cánh lính trung đoàn chúng tôi mỗi khi họp mặt vẫn không thể nào quên như: Cầu Om, dốc U Bò, khe Vực Chỏng, dốc Kỳ Lợn…
Đặc biệt, tôi và các đồng đội trong chiếc xe đặc chủng P405 đã có lần hút chết tại đây trong một lần hành quân đêm di chuyển khí tài tên lửa qua trọng điểm ác liệt này vào mùa hè năm 1972 rực lửa. Do biết đây là tuyến đường vận tải chiến lược, là yết hầu của con đường chi viện cho miền Nam nên không quân Mỹ đã không ngừng ném bom bắn phá, huỷ diệt. Bom đạn Mỹ đã làm cho một vùng Truông Bồn vốn xanh tươi, trù phú trở nên hoang tàn, rừng bị tiêu huỷ, hầu hết các thôn làng dọc tuyến đường 15A bị tàn phá, rất nhiều bộ đội và TNXP đã hy sinh để bảo vệ trọng điểm huyết mạch này. Nhưng nói đến Truông Bồn là nói về một chứng tích hào hùng, bất hủ, ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ TNXP “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” - “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Ðại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.
|
Vào tháng 7/1968, đại đội đã chọn 14 chiến sĩ, gồm 12 nữ và 2 nam, làm nhiệm vụ trực chiến 24/24 giờ hàng ngày để quan sát, cảnh báo máy bay Mỹ, đánh dấu bom nổ chậm, phối hợp với công binh phá bom, bảo đảm cho chặng đường giao thông qua Truông Bồn luôn thông suốt. Sau chiến dịch “100 ngày đêm đảm bảo mạch máu giao thông”, Ban chỉ huy Tổng đội đã cho phép xét chọn 8 chiến sỹ đã phục vụ hết thời gian 3 năm và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được xuất ngũ.
Trong 8 người được chọn thì có 1 người ở nhà chỉ còn mỗi mẹ già đau yếu không có người chăm sóc, 1 người có anh trai là liệt sĩ vừa hy sinh trên chiến trường miền Nam, một đôi nam nữ yêu nhau đã 3 năm chỉ chờ xuất ngũ là tổ chức lễ cưới và 4 người được nhận giấy báo nhập học tại các trường trung học chuyên nghiệp. Tất cả 8 người đã chia tay đồng đội, chờ sáng mai trở về nhà.
Thế nhưng, đêm 30/10/1968, Đại đội 317 nhận lệnh phải cấp tốc thông đường để đoàn xe quân sự vượt qua Truông Bồn vào Nam trước khi trời sáng. Cả 8 TNXP chuẩn bị xuất ngũ ấy đã xung phong cùng các đồng đội của mình ra hiện trường làm nhiệm vụ. 4 giờ sáng ngày 31/10/1968, toàn đơn vị khẩn trương san lấp hố bom. Đến 6 giờ 10 phút khi công việc sắp hoàn thành thì bất ngờ máy bay Mỹ đến oanh tạc. Vì giữ nhiệm vụ trực chiến nên 14 chiến sĩ TNXP ấy không kịp rút về hầm trú ẩn và 13 người đã hy sinh khi chỉ còn hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là đến thời điểm 0 giờ ngày 1/11/1968 - thời điểm không quân Mỹ ngừng ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc. 13 TNXP - 11 cô gái và 2 chàng trai - hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, người trẻ nhất là 17 tuổi và người nhiều tuổi nhất mới có 22 tuổi. Sự hy sinh của các chị, các anh đã làm nên huyền thoại Truông Bồn!
Với ý nghĩa to lớn đó và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng Truông Bồn trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19/4/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn”. Cùng với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư, quyên góp, ủng hộ xây dựng, tôn tạo Khu di tích trên diện tích 217.327m2 với tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng.
Công trình được khởi công vào ngày 27 tháng 10 năm 2012. Tháng 7/2015, công trình được hoàn thành và ngày 7/8/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành trong niềm xúc động của nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc, của hàng ngàn đại biểu và nhân dân về dự lễ tại nơi chứng tích một huyền thoại bất tử!
Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 22ha với nhiều cụm công trình quy mô lớn, kéo dài theo trục đường 15A huyền thoại. Ngoài một số hạng mục chính như: Nhà che mộ 13 liệt sỹ, Khu tưởng niệm, Khu quảng trường, Đài chiến thắng, Tháp chuông còn có nhiều công trình phụ trợ khác làm nên cảnh quan tổng thể của khu di tích. Gây ấn tượng mạnh nhất đối với khách tham quan chính là khu Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Truông Bồn.
Đây là công trình văn hóa nghệ thuật nhiều màu sắc, vừa để tưởng niệm ghi nhớ, vinh danh các anh hùng liệt sỹ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải vô cùng gian khổ, ác liệt; vừa là điểm nhấn văn hóa du lịch tâm linh, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm ngưỡng và hành lễ. Ở công trình này có một đài hương gồm ba cây hương được làm từ đá xanh nguyên khối cao 27m, đường kính hơn 1m, bên trên có những áng mây phủ đồng tượng trưng cho những nén tâm nhang gửi đến những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Truông Bồn.
Phía sau đài hương là bức phù điêu lớn với nhiều họa tiết được chạm khắc tinh xảo, tái hiện hình ảnh cuộc sống, quá trình lao động, chiến đấu đảm bảo giao thông của các cán bộ, chiến sĩ và TNXP trên tuyến đường. Phần chính giữa bức phù điêu là Bia ghi danh 1.240 liệt sỹ hy sinh tại Truông Bồn. Xung quanh Đài tưởng niệm là 2 nhóm tượng và 6 trụ huyền thoại khắc tạc hình ảnh mang tính biểu tượng cho tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng TNXP nơi đây.
Đây là tấm lòng của các thế hệ được sống, được hưởng hạnh phúc hòa bình hôm nay thành kính biết ơn các liệt sỹ TNXP Truông Bồn - những người đã dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc./.
\(\frac{2015}{2016}\)+ \(\frac{1}{2016}\)x 2017 +\(\frac{1}{2017}\) x2018 =\(\frac{6052}{2017}\)
lấy kim xỏ chỉ rồi buộc đuôi chỉ lại rồi xuyên vào lỗ thứ nhất rồi lãi sang lỗ thứ 2 làm vậy ba tới 5 lần tương tự với 4 lỗ thì xuyên lỗ thứ nhất sang 2 rồi 3 r 4
sao ko hỏi mẹ ế
Làng ở Tây Nguyên thường được tạo thành bởi sự cộng cư, liên kết của các gia đình cùng huyết thống và các dòng họ khác nhau. Trước khi lập làng, ngoài kinh nghiệm về địa lý người Tây Nguyên thường tuân theo một sự linh ứng nào đó. Nội lực của làng được xác định qua ngôi nhà rông (sang drông) đối với dân tộc BaNa, Xơ Ðăng, Xtiêng... hay nhà dài của khua buôn, kranh bon (làng trưởng) đối với cộng đồng Ê Ðê, Gia Rai, Cơ Ho... Sự xuất hiện của làng Tây Nguyên không chỉ vì nhu cầu cư trú mà còn thể hiện tri thức bản địa, vũ trụ quan và đời sống tâm linh của họ.
Hôm nay, trời vừa hửng sáng, bác Tư đã giong trâu ra đồng. Bác muốn tranh thủ cày cho xong thửa ruộng cuối cùng để gieo mạ cho kịp vụ mùa.
Bác Tư trạc tuổi bốn mươi, dáng người thấp đậm, chân tay săn chắc. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn dưới làn da nâu bóng. Mái tóc đen cắt ngắn làm nổi rõ khuôn mặt vuông vức. Cặp mắt to và sáng ẩn dưới đôi chân mày rậm, tạo cho khuôn mặt vẻ cương nghị và trung thực.
Mắc ách vào cổ trâu xong xuôi, tay trái cầm thừng, tay phải nắm chắc chuôi cày, bác Tư bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Nghe hiệu lệnh của bác, con trâu gồng mình bước đi, lưỡi cày ăn sâu vào đất ngọt xớt, lật thành những luống đất thẳng tắp. Màu đất nâu sẫm ánh lên dưới ánh nắng trông thật thích mắt.
Dưới sự điều khiển thành thạo của bác Tư, con trâu to khỏe cần mẫn bước đi những bước vững chắc. Cái đầu nó hơi cúi xuống, hai vai nhô cao, mắt gằm gằm nhìn phía trước, vừa đi vừa thở phì phò. Thỉnh thoảng, bác Tư lên tiếng: “Vắt, vắt…” và nhịp chiếc roi mây nhỏ lên mông trâu để thúc cho nó đi nhanh hơn. Mỗi lần tới đầu bờ bác “họ, họ” cho trâu vòng lại rồi tiếp tục cày. Bác chăm chú làm việc quên cả nắng đang gay gắt đổ xuống trên đồng ruộng.
Khi đã cày được một phần hai thửa đất, bác cho trâu dừng lại rồi leo lên bờ nghỉ, uống nước, hút thuốc. Chiếc điếu cày lại bắt đầu kêu lên sòng sọc. Mỗi lần hút bác thường rít nhưng hơi dài. Bác nằm nghiêng xuống bên gốc cây cổ thụ, từ từ nhả những làn khói lên không trung trong một tư thế rất thoải mái. Bác dùng chiếc khăn bông quấn trên đầu thấm dần những giọt mồ hôi trên mặt, sau lưng và hai cánh tay. Gió đồng mát rượi, bác lim dim đôi mắt, mỉm cười khoan khoái. Nghỉ được một lúc, bác lại tiếp tục với công việc còn lại. Lúc này, mặt trời đã lên cao như đổ lửa xuống cánh đồng làm cho người và trâu đều thấm mệt. Trên cánh đồng làng hôm ấy còn nhiều bác nông dân cần cù làm việc như bác Tư. Các bác đổ mồ hôi xuống luống cày để làm ra hạt lúa. Em thấm thìa lời ru của mẹ: “Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Em rất quý những người như bác Tư. Chính những người “tay lấm chân bùn, một nắng hai sương” ấy đã tạo ra những hạt gạo, hạt vàng nuôi sống mọi người. Đó là những người anh hùng trên đồng ruộng.
Tôi sinh ra ở một niền quê yêu dấu. Ở đó có biết ao người nông dân đã phải một nắng hai sương hăng say lao động song người mà cả xóm tôi phải nể phục về tài cầy ruộng đó chính là bác Hải. Rất may cho tôi vào sáng chủ nhật vừa rồi tôi đã được xem bác cầy ruộng.
Chao ôi, bác Hải cầy ruộng mới giỏi làm sao! Tôi phải thốt lên như vậy khi vừa nhìn thấy bác. Bác quả sướng đang với lời khen của mọi người. Trông cách bác cầy ruộng, tôi nghĩ khó ai có thể làm được như bác.
Hôm ấy, một mình bác cầy một cái ruộng to ơi là to. Công việc bác làm khá vất vả song tôi thấy bác làm thật đơn giản và ngon lành làm sao!
Bác Hải vẫn đang hăng say cầy, thấy hai mẹ con tôi đứng trên bờ bác vừa nói vừa cười chào :"Hai mẹ con đi đâu đấy?" rồi lại săm săm cầy. Bác Hải năm nay ngót năm mươi tuổi. "Cái tuổi làm hùng hục như trâu bò". Bác có thân hình to khỏe, người lực lưỡng. Quần nâu sắn cao, áo lính bạc mầu. Bắp chân bắp tay quần quật, nước da gia mầu nâu sẫm đúng là vóc giáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn quen giầm mưa rãi nắng. Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cầy đi trước. Bác Hải nắm dây thường điều khiển , tay phải cầm đốc cầy theo sau. Đường cầy thẳng tăm tắp. Bác nhoai người ra phía trước, đến đầu bờ, bác nhấc cầy lên cho trâu quay lại rồi cầy tiếp. Ôi, bác nhấc cầy nhẹ nhàng như không. Vừa cầy bác vừa cất tiếng "Vắt, diệt, họ" để "bảo" trâu. Bác chai ruộng thành nhiều luống. Những luống cầy úp sát vào nhau trông thật đẹp. Ôi, bác cầy trông thật thiện nghệ, trâu và người mải miết cặm cụi làm việc. Chẳng mấy chốc những luống cầy mầu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Mặt trời lên cao dần, lưng bác ướt đẫm mồ hôi mà vẫn say sưa làm việc. Không biết mệt mỏi.
Tôi thật cảm ơn những người nông dân như bác. Với sự khéo léo và cần mẫn đã làm nên những mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no ,niềm vui hạnh phúc cho con người.
mình nghĩ là cả bốn câu đều đúng đấy !
Câu 9. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu kể Ai- làm gì?
•A. Hoa phượng đã nở đỏ rực trên khắp các cành cây.
•B. Trong buổi hoàng hôn, những cánh diều chao liệng trên đồng quê thật đẹp.
•C. Các mẹ các chị mặc váy thêu, cổ đeo vòng bạc.
•D. Bầy sơn ca ríu rít trò chuyện trên vòm lá.
Câu 9. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu kể Ai- làm gì?
•A. Hoa phượng đã nở đỏ rực trên khắp các cành cây.
•B. Trong buổi hoàng hôn, những cánh diều chao liệng trên đồng quê thật đẹp.
•C. Các mẹ các chị mặc váy thêu, cổ đeo vòng bạc.
•D. Bầy sơn ca ríu rít trò chuyện trên vòm lá.
Học Tốt !
Tham khảo nha !!!
Khu vườn nhà em bố trồng rất nhiều các loại rau khác nhau, trong đó nổi bật là giàn mướp – loại dây leo được trồng phổ biến tại nhiều vùng quê.
Giàn mướp được làm bằng tre dài, cao khoảng hai mét, mới một tuần trước bố em gieo hạt mà giờ đây dây leo đã bò khắp giàn. Mới lên cây mướp chỉ bé bằng cây tăm rồi lớn dần thành chiếc đũa bám chặt vào cây tre, bò lên giàn. Thân cây mướp bò khắp nơi, càng dài thì càng nhỏ nhưng bám vào giàn cực kỳ chắc chắn. Lá dẹp, mọc so le và có răng cưa. Ở dưới gốc cây lá mướp to nhưng càng lên cao, lá nhỏ lại bám ở những vị trí cao hơn.
Đến mùa ra hoa, giàn mướp phủ màu vàng, xoè năm cánh tròn xung quanh nhụy hoa. Hoa mướp có mùi hương thoang thoảng trong gió như mời gọi ong bướm. Những loài côn trùng giúp hoa thụ phấn nhanh hơn. Từ đây những trái mướp phát triển, có quả bằng cổ tay,bằng quả dưa leo…vỏ quả mướp hơi cứng bên trong quả mềm, có nước. Trên giàn quả mướp có nhiều kích cỡ khác nhau treo lủng lẳng.
Cây mướp có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhà em thường nấu canh mướp dùng trong mùa hè để giải nhiệt. Cây mướp ra quả quanh năm, mỗi khi thu hoạch mẹ em thường biếu hàng xóm, ai cũng khen ngon. Mướp là loại cây leo có ích, em và bố luôn chăm sóc để cây thường xuyên ra quả.
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Bạn chỉ cần thêu 2 dấu chép cắt nhau là xong. Nhg p nhớ, thêu làm sao mà k để nó bị chồi lên là dfc