Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về phong tục, tập quán, văn hóa,…
Tham khảo!
- Tác động từ vị trí địa lí:
+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:
+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…
+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.
+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.
Tham khảo!
- Ảnh hưởng thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…
+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Tham khảo!
- Diện tích rộng lớn, giáp với nhiều khu vực và quốc gia: thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế, văn hóa song cũng nảy sinh những khó khăn về khai thác lãnh thổ và an ninh quốc phòng.
- Điều kiện tự nhiên độc đáo, tài nguyên thiên nhiên phong phú:
+ Địa hình và đất thuận lợi cho dân cư sinh sống, sản xuất nông nghiệp
+ Khí hậu phân hóa tạo điều kiện đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi, tuy nhiên nhiều vùng giá lạnh, khắc nghiệt gây khó khăn cho sinh sống.
+ Sông, hồ có giá trị nhiều mặt: giao thông đường thủy, thủy điện, thủy sản, du lịch và bảo vệ tự nhiên.
+ Sinh vật: tài nguyên rừng taiga là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành khai thác và chế biến gỗ. Các thảo nguyên thuận lợi phát triển chăn nuôi.
+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản là cơ sở nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản nằm ở địa hình phức tạp, những vùng khí hậu khắc nghiệt.
+ Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, giá trị kinh tế cao. Phát triển giao thông vận tải biển, thương mại và du lịch biển. Vùng biển phía bắc có thời gian đóng băng dài gây khó khăn cho giao thông vận tải.
- Dân cư và xã hội với nhiều nét đa dạng, khác biệt:
+ Dân đông, dân số già nên vấn đề thiếu hụt lao động trở thành thách thức.
+ Quốc gia đa sắc tộc nên xảy ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
+ Sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực.
Giải thích Mục II.1, SGK/11 địa lí 11 cơ bản.
Đáp án: B
Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như:
+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..
+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..
Tham khảo!
- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).
- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:
+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…
+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…
Tham khảo:
1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới
Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :
+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).
- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
Tham khảo!
- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.
+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á hiện nay:
+ Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa đã làm cho kinh tế các nước có sự phân hóa một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.
+ Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở Những quốc gia này cùng giàu tài nguyên thiên nhiên (xem cơ sở hình thành các tổ chức liên kết khu vực tại sgk Địa lí 11 trang
=> Chọn đáp án D