Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn A
Dịch của tế bào biểu bì rễ thường ưu trương so với dung dịch đất vì những nguyên nhân sau:
- Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
- Nồng độ các chất tan (axit hữu cơ, đường đơn, đường đôi,... là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
Vậy có 2 ý đúng là (1) và (3).
Chọn đáp án C
Rễ cây sẽ hút khoáng thụ động nếu nồng độ ion khoáng ở trong dung dịch đất cao hơn nồng độ ion khoáng ở trong tế bào lông hút. Do vậy, các nồng độ thấp hơn nồng độ ion khoáng trong cây thì cây sẽ không hấp thụ thụ động được.
Đáp án B
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: Thiếu oxi hạn chế hô hấp và tích luỹ chất độc, lông hút bị chết và không hình thành lông hút mới, cây không hấp thụ được nước và khoáng.
Vậy: II. IV à đúng
- Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.
- Một số thực vật cạn ( thông, sồi,...) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ.
Những cây không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể. - Ở tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng hoặc chúng hấp thụ nước qua rễ chính và nấm rễ.
Đáp án B
- Có 2 phương thức hấp thu khoáng là phương thức thụ động và phương thức chủ động.
- Phương thức chủ động cần tiêu tốn năng lượng. Hút khoáng theo phương thức chủ động khi nồng độ ion khoáng ở trong đất thấp hơn nồng độ ion khoáng ở trong rễ.
- Chỉ có đáp án B thỏa mãn.
Đáp án B
Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là nhờ: rễ đâm sâu, lan rộng hướng nước, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất, nhiệt độ, …
* Áp suất dung dịch đất
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi qua màng
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức: P = RTCi.
Trong đó:
R: hằng số khí.
T: nhiệt độ tuyệt đối = t°C + 273
C: nồng độ dung dịch (M)
i: hệ số Vanhop biểu thị độ ion khóa của dung dịch = 1 + α(n -1); trong đó α là hệ số phân li, n là số ion mà phân tử phân li.
- Nước sẽ di chuyển từ nơi có áp suất dung dịch thấp đến nơi có áp suất dung dịch cao nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng thì tốc độ hấp thụ nước giảm và ngược lại.
- Chất tan sẽ được vận chuyển thụ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
* Ảnh hưởng của pH
- Công thức tính pH: pH = - log[H+]
- Dựa vào pH chia thành môi trường:
+ pH < 7: Môi trường axit.
+ pH = 7: Môi trường trung tính.
+ pH > 7: Môi trường bazo.
Khi môi trường quá axit lông hút rất dễ bị tiêu biến, đồng thời pH ảnh hưởng đến khả năng hidrat hóa phụ thuộc vào [H+]. Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ thuận lợi nhất khi môi trường pH trung tính.
*Độ thoáng của đất:
- Khi đất thoáng, rễ cây đủ oxi, đồng thời tránh ngộ độc CO2 → Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi.
- Khi ngập nước, hàm lượng O2 giảm, hoạt động hô hấp của rễ cây giảm → Rễ cây hút nước và muối khoáng giảm.
* Nhiệt độ:
- Khi nhiệt độ giảm thì các phân tử chuyển động càng yếu → khả năng tạo gel tăng → sức cản của chất nguyên sinh tăng → Rễ cây hút nước giảm.