Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nguyên nhân:
+ Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới… từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi, buôn bán với các nước ở châu Á.
+ Từ thế kỉ XV, con đường buôn bán giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải, bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn.
=> Đặt yêu cầu bức thiết phải tìm kiếm những con đường giao thương mới.
- Điều kiện:
+ Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất (thuyết Nhật Tâm).
+ Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất mới.
+ Con người đã biết sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi đi trên biển.
+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, như loại tàu Ca-ra-ven…
+ Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến châu Âu…
- Nội dung:
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Tác động:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
+ Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
* Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:
- Sau những cuộc phát kiến địa lí, nhận thức của con người thay đổi, họ có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường,... từ đó mở ra một thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hoá, trao đổi hàng hoá, cây trồng, vật nuôi,... giữa các châu lục. Các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây trở nên dễ dàng hơn.
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ châu Mỹ: nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
- Việc phát kiến ra châu Mỹ đã mang lại hệ quả địa lí - lịch sử: mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mô tả sự kiện C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
+ Giai đoạn 1942 - 1905, C. Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ.
+ Các chuyến thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung và Nam Mỹ.
+ C. Cô-lôm-bô tin vùng đất mới này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn và cư dân nơi đây là người Ấn.
- Hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502):
+ Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.
+ Đẩy nhanh quá trình di cư từ châu lục khác đến châu Mỹ.
+ Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo,... diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến cộng đồng bản địa => góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa châu Mỹ.
Tham khảo:
* Một số cuộc phát kiến địa lý:
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
* Hệ quả:
- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Tham khảo :
- Về kinh tế: sau phát kiến địa lí, vào thế kỉ XVI,XVII, nhiều thương nhân châu Âu đến nước ta buôn bán ngày càng nhiều... Từ đó góp phần mở rộng ra thị trường trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Về văn hóa: theo chân các thuyền buôn, các giáo sĩ đạo thiên chúa đến truyền đạo Ki Tô, chữ La Tinh được truyền bá, góp phần tạo ra chữ Quốc Ngữ...
- Về chính trị: sự tiếp xúc văn hóa Đông-Tây tạo cơ hội cho Chủ nghĩa tư bản( nhất là Pháp) xâm nhập, đẩy mạnh quá trình xâm lược nước ta.
- Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Năm 1858 - 1884, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ Năm 1884 - 1945, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực
- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:
+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.
+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.
- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:
+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước
+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh
+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.
* Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:
+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.
+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
* Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á
- Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.
- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển
- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ
+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…
- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á
- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của khu vực
* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc
* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:
* Hệ quả của phát kiến địa lí tới châu Phi và châu Mỹ:
+ Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra.
+ Người bản địa và văn hóa bản địa châu Mỹ bị hủy diệt.
* Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Phi lippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.