K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2023

Để quản lí kết quả học tập của học sinh, việc lưu trữ dữ liệu là cần thiết để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của quá trình đánh giá. Các dữ liệu cần lưu trữ trong hệ thống quản lí điểm bao gồm:

- Thông tin học sinh

- Thông tin môn học

- Điểm đánh giá thường xuyên

- Điểm đánh giá giữa kì

- Điểm đánh giá cuối kì

- Điểm trung bình môn học

- Điểm trung bình chung.

21 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

- Việc quản lí có liên quan đến việc lưu trữ và xử lí dữ liệu.

- Một việc em đã làm để quản lí một hoạt động nào đó của mình, đó là: Quản lí chi tiêu: mỗi ngày ghi lại chi phí mình sử dụng và xem xét những gì không cần có từ đó quản lí chi tiêu của mình 1 cách hợp lí nhất.

22 tháng 8 2023

Quản lí thông tin học sinh

Hoạt động quản lí học sinh cần những dữ liệu:

- Tên

- Địa chỉ

- SĐT học sinh, SĐT của phụ huynh

- Thông tin họ tên, nghề nghiệp của phụ huynh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ CSDL ta cần:

- Triển khai bảo mật vật lý

- Tách biệt máy chủ CSDL

- Thiết lập máy chủ proxy HTTPS

- Tránh sử dụng các cổng mạng mặc định

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Theo em, nhóm chức năng thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành máy tính cá nhân là quản lí thiết bị (CPU, bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi).

22 tháng 8 2023

- Tính chính xác và độ tin cậy: Quản lý CSDL trên máy tính thường đem lại tính chính xác và độ tin cậy cao hơn so với quản lý thủ công. CSDL trên máy tính được thiết kế để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và hạn chế các sai sót như nhập sai, tính toán sai, hoặc mất mát dữ liệu. Trong khi đó, quản lý thủ công có nguy cơ cao về sai sót do con người như ghi nhầm, đọc nhầm, hay không cập nhật đúng thông tin, gây ảnh hưởng đến tính chính xác của dữ liệu.

- Tốc độ và hiệu quả: Quản lý CSDL trên máy tính thường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với quản lý thủ công. Các hoạt động cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính thường được tự động hóa và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều bản ghi, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt công sức so với quản lý thủ công mà phải xử lý từng bản ghi một.

- Khả năng tra cứu và phân tích dữ liệu: Quản lý CSDL trên máy tính mang lại khả năng tra cứu và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn so với quản lý thủ công. Dữ liệu trong CSDL có thể được tìm kiếm, lọc, và phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau trong thời gian ngắn, giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết. Trong khi đó, quản lý thủ công thường gặp khó khăn trong việc tra cứu và phân tích dữ liệu đặc biệt khi dữ liệu lớn hoặc phức tạp.

- Độ bảo mật và kiểm soát truy cập: Quản lý CSDL trên máy tính cung cấp khả năng kiểm soát truy cập và độ bảo mật cao hơn so với quản lý thủ công. Dữ liệu trong CSDL có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 8 2023

Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: họ và tên, ngày sinh, …Theo em, cách tổ chức như vậy để người sử dụng có thể khai thác dữ liệu, rút ra thông tin phục vụ các hoạt động hoặc đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời. Bản chất của việc khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 8 2023

Theo em, với công cụ truy vấn ta có được dữ liệu trình bày được như Hình 4.

21 tháng 8 2023

Theo em, việc đưa tất cả các dữ liệu cần quản lí vào trong một bảng như Anh THư thực hiện có ưu điểm: Dữ liệu ngắn gọn, nhược điểm: Khi quản lí thì cần nhiều hơn một bảng dữ liệu, nếu dùng một bảng có thể dẫn đến dư thừa dữ liệu, dẫn đến sai nhầm, dữ liệu không nhất quán.

1. Một học sinh mượn sách nhiều lần: Giả sử học sinh có số thẻ TV ”HS-002” tên “Lê Bình” sinh ngày “02/3/2007” học lớp “11A1” đã có 68 lần mượn sách. Như vây bộ giá trị (“HS-002”, “Lê Bình”, “02/3/2007”, “11A1”) phải xuất hiện 68 lần trên 68 bản ghi của bảng. Việc gõ nhập 68 lần bộ dữ liệu về Lê Bình sẽ dễ xuấ hiện sai nhầm hơn so với 68 lần chỉ số gõ Số thẻ TV của Lê Bình vào bảng.

2. Cần bổ xung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện:

Gồm các thông tin của các cuốn sách trong thư viện như: mã sách, tên sách, số trang, tác giả.

21 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

a. Mô tả hoạt động của thư viện

- Cho mượn sách, trả sách.

- Căn cứ vào dữ liệu Mượn sách để biết ai đã mượn sách.

- Căn cứ vào dữ liệu Trả sách để biết ai đã trả sách.

- Căn cứ vào Thông tin sách để biết 1 quyển sách cụ thể đã được cho mượn và chưa được trả lại.

b. Liệt kê những dữ liệu cần có trong CSDL

- Người đọc cần quản lí thông tin trên thẻ thư viện: gồm có Số thẻ thư viện, họ tên, địa chỉ

- Sách cho mượn: cần quản lý thông tin về quyển sách, bao gồm: Mã sách, Tên sách, Tác giả,…

c. Nêu ví dụ: Nêu ít nhất 2 ví dụ cho các công việc sau đây:

- Cập nhập dữ liệu (cho CSDL):

Ví dụ 1: Khi có thêm một học sinh làm thẻ thư viện, cần bổ xung một số thông tin này của học sinh này vào CSDL.

Ví dụ 2: Khi có thêm sách mới, cần cập nhập thông tin của sách như: tên sách, tác giả, năm xuất bản, sơ lược nội dung…

- Tìm kiếm dữ liệu:

Ví dụ 1: Tim kiếm trong thư viện có sách “tôi tài giỏi bạn cũng thế” không?

Ví dụ 2: Tìm kiếm xem người đọc có mã thẻ thư viện đang mượn sách gì?

- Thống kê và báo cáo

Ví dụ 1: Xác định trong thư viện có bao nhiêu quyên sách về Tin học (giả sử sách về Tin học sẽ có hai chữ cái đầu trong mã sách là TH).

Ví dụ 2: Xác định số lượt mượn sách trong tháng…?