Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là một bài em tự viết tuy viết không hay mong anh chị góp ý!!!
Như chúng ta đã biết tình hình dịch bệnh ở nước ta và trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh và chuyển biến không khá đi.Rất nhiều người dân bị cách li và có những người không qua khỏi.Dịch bệnh cũng đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người trong đó có cả học sinh chúng em ,nó khiến cho việc học và việc thi cử kéo dài ,ảnh hưởng đến ngành giáo dục và các ngành khác nữa.Rất nhiều nơi phải đóng của vì tình hình dịch bệnh,mọi người đều phải giãn cách xã hội và đều phải ở trong nhà không được đi ra ngoài vì người mắc Covid đa số có sự giao lưu với bên ngoài , có những trường hợp chốn cách li,không khai báo y tế,có trường hợp còn không biết mình đã mắc. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh việc có nên cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không. Đa phần các phụ huynh và học sinh đều đồng tình nên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng học sinh là một trong những đối tượng dễ phát tán dịch bệnh nhất. Một số ý kiến khác lại cho rằng, việc nghỉ học liên tục sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, việc học sinh nghỉ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, công việc của phụ huynh và nhiều hoạt động kinh tế, xã hội cũng bị tác động lớn.Cuộc sống xung quanh cũng phức tạp hơn vì không được đi ra ngoài và được chỉ đạo phòng dịch ở yên trong nhà.Khổ nỗi có những hoàn cảnh đáng buồn,con cái không về ở cùng với bố mẹ được,người thân bên nước ngoài không về nước được .Ảnh hưởng dịch bệnh rất lớn đối với đời sống của chúng ta.Nhưng không phải vì những điều đó mà những nghĩa cử cao đẹp của con người cũng biến mất dần.Có những người đã tình nguyện làm những việc cao đẹp:suất cơm cho người nghèo,lan tỏa ''ATM gạo'' cho người nghèo,hàng ngàn suất cơm được nấu tặng người nghèo hay những người già hằng ngày....Những trưa nóng gắt gỏng tuy vậy mà cũng có những người không ngủ và tình nguyện nấu cơm cho người nghèo.Đối với mọi người đó chỉ là những hộp cơm hãy những bữa cơm bình thường nhưng đối với người nhận đó là cả một tấm chân tình một bữa ăn tuy đơn giản nhưng khiến người ăn cảm thấy hạnh phúc.Hay có những ''ATM gạo'',nơi mà mọi người dân hoàn cảnh khó khăn và sẽ đến đấy lấy để tiếp tục cuộc sống hằng ngày,khác vơi các ATM rút tiền khác là những ATM ''rút gạo''những người chủ của những chiếc ATM này đã tự động bỏ tiền của chính bản thân mình để mua gạo và tình nguyện cho người nghèo,những người đến đây sẽ không tốn chi phí .Ta có thể thấy có những người rộng lượng sẵn sàng bỏ tiền túi của họ ra để giúp mọi người mà không ngại công hay ngại khó chúng ta cũng phải biết ơn họ.Nhưng người ta phải biết ơn quan trọng trong thời điểm này không ai khác mà là các bác sĩ ,các anh chị tình nguyện viên,các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ phòng,chống dịch.Có những bác sĩ đã cố gắng thực hiện tốt nhất công việc của mình khi phải hằng ngày đối mặt với bệnh nhân hay những người không qua khỏi.Những bác sĩ đã cố gắng cật lực ngày đêm chăm sóc và chữa trị những bệnh nhân mắc Covid-19.Có những bức thư được gửi gắm nhiều tình thương và quý mến của người dân đến các bác sĩ và các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống Covid-19.Họ đã phải làm việc đêm ngày,phải rời xa gia đình,có những lúc họ ngủ gục hay định bỏ cuộc nhờ tình yêu thương và sự đồng lòng của nhân dân ,đất nước đã khiến họ qua khỏi.Ngoài ra chưa kể đến các anh chị sinh viên và tình nguyện viên đã hộ trợ rất đắc lực.Họ là những người tình nguyện trẻ đầy năng lượng và năng động trong mọi việc,họ đã đến những nơi có dịch và phân phát những yếu phẩm cần thiết cho những người ở vùng dịch :phân phát khẩu trang,nước rửa tay,v.v....cho các hộ gia đình.Họ cũng tình nguyện nấu và phát cơm từ thiện cho những người già hay những người nghèo trong vùng dịch.Trong tình hình dịch bệnh này hãy chia sẻ cùng với họ và giúp đỡ họ từ những việc nhỏ,hãy làm theo các chỉ dẫn của bộ y tế:không ra ngoài chỉ khi có việc quan trọng nhất,không tụ tập những nơi đông người,cách xa tối thiểu mỗi người 2 m.Chúng ta hãy đồng lòng hợp sức và vì một Việt Nam tươi đẹp không có dịch bệnh!!
Tham khảo:
Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"
=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.
=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.
Giải thích:
- Văn nghệ phụng sự kháng chiến:
+ Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.
+ Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...
Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:
Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.
+ Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...
=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.
Trong những năm vừa qua, dịch bệnh covid hoành hành trên khắp thế giới. Khiến cho bao nhiêu con người phải chịu đau thương , mất mát vô cùng . Nhưng có những chiến sĩ áo trắng đã cố gắng chữa trị cho bệnh nhân , họ chăm sóc,phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh lên trên hết . Còn có những người phải hy sinh. Họ phải rời xa gia đình , người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ còn không thể có một nụ hôn vói đứa con thơ hay bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả đều là vì sự an toàn cho tính mạng hơn 90 triệu người dân.Nhiều bài thơ,ca khúc, bức thư ,..đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc, khiến bao nhiêu người rơi lệ,....Nguy hiểm là vậy,gian khó là vậy nhưng những"chiến sĩ mặc áo trắng "của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nâng caoo ý trí,bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước. Và tất cả công sức này đều thu lại kết quả rất tích cực. Thật khâm phục !
Cuối những năm 2019, thế giới đã và đang đối mặt với một thảm họa mang tên - dịch viêm phổi cấp do virus corona. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và chúng ta đang cùng với thế giới để giải quyết căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy mà nhà nước cùng đội ngũ y bác sĩ đã ra sức đề ra những biện pháp tích cực, chủ động để cứu chữa bệnh kịp thời cho người dân. Thời sự đã và đang không ngừng đưa tin về diễn biến của bệnh cũng như những hình ảnh của các y bác sĩ đang ở bên kia tiền tuyến, đương đầu với nhiều khó khăn, vất vả. Chống dịch như chống giặc. Các y, bác sĩ ngày đêm phải thức để chăm bệnh nhân, đề tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất cứu lấy mạng sống của những người mắc covid - 19. Bên cạnh đó, có biết bao bác sĩ phải xa gia đình thậm chí nếu được gặp người thân họ cũng không dám tiếp xúc, hoặc lại gần để ôm, để được động viên. Chỉ vì các bác sĩ sợ sẽ lây nhiễm cho người nhà. Ấy thế mà cạnh bên những người cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, nặng nhọc với các y, bác sĩ vẫn còn một bộ phận không nhỏ luôn kêu ca, luôn trách những người lương y này chưa gắng hết sức mình. Thậm chí, có những người không thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chưa dừng lại ở đó, có những người còn ghẻ lạnh gia đình của họ, dặn con và người thân của mình là không được tiếp xúc với người thân của bác sĩ để tránh lây nhiễm. Thật là đáng giận và phê phán biết bao. Mỗi người hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, hãy ở nhà, hãy hạn chế ra đường nhất có thể. Vì lợi ích của cá nhân, của cộng đồng và của Tổ quốc.