Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau vườn nhà em có trồng nhiều loại hoa đẹp như: hoa mai, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc,… nhưng trong đó em thích nhất là cây hoa hồng nhung được bố em trồng từ khi em còn nhỏ tí.
Nhìn từ xa em thấy cây hoa hồng nhung có dáng vẻ khẳng khiu, mảnh dẻ, cây cao khoảng đầu gối của em. Gốc cây to bằng ngón cái của em. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp cây không bị đổ. Thân cây có màu xanh thẩm và nhiều gai nhọn. Cành đâm tua tủavà phủ đầy lá xanh. Lá hồng có hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nham nhám, xung quanh lá có viền răng cưa. Nụ hoa hồng hé nở có màu xanh mơn mởn, khi nở to bằng cái chun uống nước khoe màu đỏ thắm tươi.
Cánh hoa hồng mỏng manh , mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Từ những cánh hoa, một mùi thơm thoang thoảng tỏa ra, bay theo làn gió hòa cùng không khí trong lành của ánh nắng ban mai quyến rũ ong bướm đến hút mật, những hạt sương mai lấp lánh càng làm tăng thêm vẻ yêu kiều của đóa hoa hồng.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân, trang trí nhà cửa…Mỗi khi học bài xong, em thường giúp bố chăm sóc cây vì mẹ bảo hoa liền cành mới giữ được vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc lâu bền.
Đầu tháng Giêng, trong tiết mưa xuân, cam nảy nụ chúm chím bằng hạt đỗ xanh, hạt bắp. Nụ cam màu trăng trắng pha sắc tím. Trong nắng xuân ấm áp, cam nở hoa trắng phau phau. Mỗi bông hoa là một ngôi sao nhỏ có năm sáu cánh, nhuỵ hoa màu vàng mật ong. Mỗi cây cam có đến hàng nghìn, hàng vạn bông hoa toả hương thơm ngào ngạt. Chỉ sau một đêm mưa gió, hoa cam rụng trắng vườn. Cuối tháng ba đầu tháng tư, cam bắt đầu kết trái. Lúc ấy vẫn còn nhiều ong bướm lượn quanh cây cam. Lúc đầu, trái cam nhỏ xíu hình cái nậm rượu màu vàng nhạt rồi chuyển thành màu rêu, lâu dần thành màu xanh. Quả cam bằng hạt ngô, bằng hòn bi, rồi bằng quả cà treo trĩu cành. Đến tháng bảy, tháng tám, quả cam đã to bằng nắm tay em Lý, nước mọng căng tròn, rồi đỏ trôn. Đầu tháng Chạp, cam chín đỏ cành, trông thật đẹp.
mở bài:tự viết
ví dụ:trong vườn nhà em có rất nhiều loài cây ăn quả,nào là xoài ,chuối,bưởi,na,...Trong tất cả loại cây đó em yêu thích nhất là cây mít ở góc vườn.
Thân bài:có thể tự phát triển dựa theo mik làm mẫu
-thân cây khá to cỡ 1 vòng tay em ôm ko đủ.
-thân cây màu nâu sẫm,khi đứng cạnh trông em nhỏ bé hơn so với nó rất nhiều.
-vỏ cây mít ko nhẵn mà sần sùi,thậm chí có cả rêu mọc,chính vì vậy sau mỗi cơn mưa cây mít rất trơn,không thể trèo lên được.
-cây mít nhà bà chia thành hai nhánh lớn,mỗi nhánh lại chia thành nhiều cành nhỏ.
-lá mít rất to ,dày,màu xanh đậm,những chiếc lá về già thì có màu vàng cam.
-hoa mít ko giống những bông hoa khác , nó có màu hơi vàng vàng.
-từ thân cây nảy ra những trái mít non.
-lúc đầu be bé cỡ cái cốc rồi dần dần lớn lên cho đến khi có thể ăn được thì to hơn ấm tích của bà, những chiếc gai sần sùi nhọn hoắt bắt đầu hiện ra.
-khi mít chín thì hương thơm lan tỏa khắp vườn.
-mùi thơm ấy len lỏi từ vườn vào trong nhà.
-em rất háo hức được ăn trái mít thơm lừng.
-bổ mít ra , những múi mít vàng thơm xen kẽ với xơ trông rất hấp đẫn.những múi mít ngọt lịm, thơm lừng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon.
kết bài:nêu lên tình cảm của mình :tự viết.
a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.
b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.
c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.
1 VIẾT THƯ
Thạch Hóa, ngày 3 tháng 12 năm 2012
Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !
Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn. Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.
Cháu ngoan của các chú
Linh
Hà Nguyễn Phương Linh
2 ĐOẠN VĂN TẢ NGOẠI HÌNH CON VẬT MÀ ....
Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghứ con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử
3 TẢ CON VẬT
Bài làm
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
!-->
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình
4 TẢ CÂY CỐI
Ở vườn trường em có trồng rất nhiều loài cây: cây hoa, cây ăn quả, nhưng em thích nhất cây bưởi.Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây to, lên cao khoảng ngay đầu gối, thân cây chia thành nhiều nhánh. Lá mọc thành chùm, hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú ra. Lúc đấu quả bé sau lớn dần. Có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Khi quả to, chín tròn da căng mịn, vàng óng hương thơm dịu. Bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có nhiều tép. Tôm bưởi giòn, vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C và có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát.Em rất thích cây bưởi ở vườn trường và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em không bao giờ bẻ cành hay đu cây.
3. Miêu tả con vật
Bài làm
Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.
Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Trong tất cả các loại cây ăn quả được trồng trong vườn của ông bà em, em thích nhất là cây xoài cát mà ông em đã trồng từ năm em được ba tuổi. Nó không chỉ là một cây cho gia đình em những trái ngọt mát mỗi khi hè đến mà đây còn là một loài cây cho bóng mát rất hữu ích.
Cây xoài cát được ông em mang giống từ trong miền Nam. Em nghe ông nói là do một người bạn đã từng chiến đấu với ông trong kháng chiến trong một lần ông tới thăm đã đưa giống cho ông. Hồi ông mang cây về trồng em còn bé quá nên không nhớ nhiều, em chỉ nhớ là mỗi ngày hè nào, cây xoài luôn là một trong những điểm đến thú vị của lũ trẻ con trong xóm em. Rồi lại tíu tít nói đủ mọi chuyện trên đời.
Cây xoài của nhà ông em cao bằng một cái nhà xây 2 tầng, tán lá xum xuê, tỏa bóng mát rộng khắp một góc vườn. Thân cây có màu nâu đậm, trên đó có những vằn dọc màu nâu nhạt. Gốc cây to bằng một người ôm, lá cây to và xanh đen. Điều em thích nhất ở cây xoài là nhựa cây có một mùi rất đặc trưng, đó là một mùi nhựa ngai ngái nhưng lại đậm chất xoài trong đó.
Vào mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc và những chùm hoa bé tí ti lại làm rực lên cả góc vườn. Đến mùa hè, cây lại cho những trái xoài thơm ngọt. Quả bằng hai bàn tay người chụm lại, khi quả chín, vỏ có màu vàng và sực nức mùi. Trên quả khi chín còn có những vết đồi mồi tạo nên một vẻ rất riêng cho xoài cát.
Em rất thích ra hóng mát và ngồi nói chuyện với các bạn trong xóm vào những ngày hè nóng nực. Vừa được ngồi dưới gốc cây, vừa được ăn những trái xoài ngọt em lại càng biết ơn công sức chăm sóc cây của ông em để có thể cho chúng em có những trái ngọt như ngày hôm nay.
Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.
Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.
Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.
Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc!., cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc, và hè lại đến.
Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung.
Bạn tham khảo!
Đề 1 :
Đi khắp các làng quê Việt Nam thì hình ảnh cây chuối thực sự là một trong những điều quen thuộc nhất như đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Và em cũng cảm thấy thêm yêu loại cây quen thuộc này rất nhiều.
Nhìn những tàu lá chuối ở trong vườn dường như vẫn cứ hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời, tàu lá dang rộng ra để có thể đón những làn mưa bụi của đất trời. Nhiều chiếc lá bị gió bão quật nát te tua trông thật giống một chiếc lược đang cứ chải đi chải lại trong không trung. Trong vườn có rất nhiều cây chuối, chuối cũng không mọc đơn lẻ một chút nào cả, ngay cả khi mới trồng thì bố em cũng trồng một cây một thôi. Theo thời gian thì cây đã lớn lên và mọc thêm biết bao nhiêu cây chuối con nữa. Khi cây chuối trưởng thành thì xung quanh nó cũng đã có đàn con đi theo. Có cả mầm chuối đang cố đội đất mọc lên nhìn thật vui và đông đúc.
Một đặc điểm nữa đó chính là ở phần thân chuối tròn có nhiều bẹ khéo đã cuộn chặt lại, kết lại thành thân. Ngay ở chính bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt thật đẹp mắt. Tất cả các tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Những tàu lá chuối to nhỏ và nó có độ dài ngắn khác nhau. Cây chuối đã lớn, trưởng thành thì đã ra các hoa chuối thật to, lâu dần nở bung ra và tạo thành nải chuối. Rất nhiều nải chuối được xếp lại thành buồng chuối sai quả thật thích mắt
Đặc điểm của cây chuối là chỉ ra quả một lần là bị thiêu chột, người ta lại chặt cây chuối đó đi. Quả chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu như chuối xanh người ta hay dùng để nấu ốc, chuối chín ăn lại rất ngọt. Lá chuối cũng có thể gói bánh hay phơi khô để nhóm bếp. Thân cây chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,…Cây chuối đã gắn bó với đời sống thân thiết của người nông dân Việt.
Cây chuối là một trong những loài cây ăn quả thật gần gũi với người nông dân. Đồng thời cũng có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Em cũng rất thích cây chuối – cây biểu tượng cho thôn quê Việt này.
Đề 2 :
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn... kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phần hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quý giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
1. Đi khắp các làng quê Việt Nam thì hình ảnh cây chuối thực sự là một trong những điều quen thuộc nhất như đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Và em cũng cảm thấy thêm yêu loại cây quen thuộc này rất nhiều.
Nhìn những tàu lá chuối ở trong vườn dường như vẫn cứ hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời, tàu lá dang rộng ra để có thể đón những làn mưa bụi của đất trời. Nhiều chiếc lá bị gió bão quật nát te tua trông thật giống một chiếc lược đang cứ chải đi chải lại trong không trung. Trong vườn có rất nhiều cây chuối, chuối cũng không mọc đơn lẻ một chút nào cả, ngay cả khi mới trồng thì bố em cũng trồng một cây một thôi. Theo thời gian thì cây đã lớn lên và mọc thêm biết bao nhiêu cây chuối con nữa. Khi cây chuối trưởng thành thì xung quanh nó cũng đã có đàn con đi theo. Có cả mầm chuối đang cố đội đất mọc lên nhìn thật vui và đông đúc.
Một đặc điểm nữa đó chính là ở phần thân chuối tròn có nhiều bẹ khéo đã cuộn chặt lại, kết lại thành thân. Ngay ở chính bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt thật đẹp mắt. Tất cả các tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Những tàu lá chuối to nhỏ và nó có độ dài ngắn khác nhau. Cây chuối đã lớn, trưởng thành thì đã ra các hoa chuối thật to, lâu dần nở bung ra và tạo thành nải chuối. Rất nhiều nải chuối được xếp lại thành buồng chuối sai quả thật thích mắt
Đặc điểm của cây chuối là chỉ ra quả một lần là bị thiêu chột, người ta lại chặt cây chuối đó đi. Quả chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu như chuối xanh người ta hay dùng để nấu ốc, chuối chín ăn lại rất ngọt. Lá chuối cũng có thể gói bánh hay phơi khô để nhóm bếp. Thân cây chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,…Cây chuối đã gắn bó với đời sống thân thiết của người nông dân Việt.
Cây chuối là một trong những loài cây ăn quả thật gần gũi với người nông dân. Đồng thời cũng có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Em cũng rất thích cây chuối – cây biểu tượng cho thôn quê Việt này.
2. Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
Kaito Kid tham khảo qua đường link này nhé!
https://sotayvanmau.com/ta-cay-qua-ma-em-yeu-thich-lop-4/
#Han_Sara#
Cây hoa sứ cao khoảng một mét. Thân to bằng cổ tay em có màu xám mốc. Từ thân tẽ ra năm nhánh cân đối. Mỗi nhánh có nhiều nhánh nhỏ. Lá sứ hình bầu dục màu xanh thẫm và dày, mặt lá thì nhẵn. Bông sứ có hai màu hồng ở ngoài cánh và sâu phía trong là màu vàng nhạt. Đứng cạnh chậu sứ, một mùi hương dịu nhẹ thoảng đưa trong gió thật dễ chịu.
Ngày nào bác Dũng cũng chăm chút cây. Chú tưới nước và ngắt bỏ những lá úa. Bao giờ sang nhà chú em cũng thích dừng bên chậu sứ để ngắm.
Mỗi lần đến thăm khu vườn bé bé, xinh xinh của nhà ông nội em lại thấy thật thích thú vì có rất nhiều loại cây; mỗi cây một vẻ đẹp riêng. Bàn tay ông nội chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ từng nhành hoa. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là ngắm cây hoa sứ được trồng trong chậu hoa có lẽ và vừa một vòng ôm của em.
Ông nội bảo trồng cây hoa sứ là để làm cảnh, khiến cho khu vườn thêm sang trọng và sức nức mùi thơm hơn. Hoa sứ là loại hoa cảnh, trồng để trang trí, và nó thường được trồng ở trong chậu, chứ không phải trồng ở mặt đất.
Cây sứ chỉ cao tầm 1 mét, với những nhánh nhỏ tỏa ra mọi nơi. Thân cây hoa sứ to bằng bắp tay của em, nhưng có tầm 4, 5 nhánh con mọc dài ra từ thân. Rễ của hoa sứ bám chặt dưới mặt đất, bám vào cái chậu hoa mà nội tự làm. Nội thường xới xới đất để được tơi xốp, cây hoa cũng phát triển nhanh và tươi tốt hơn.
Những chiếc lá của hoa sứ màu xanh thẫm, có những gân nổi lên rất dày và không to lắm. Đặc biệt hoa sứ có màu hồng hoặc màu trắng, nhụy hoa màu vàng nhìn rất đẹp. Hoa sứ là loài hoa thanh tao, không chỉ trồng ở nhà mà trong các ngôi chùa cũng được trồng rất nhiều hoa sứ. Đó còn là loài hoa mang đến sự bình yên.
Hương hoa sứ không thơm nồng, nó chỉ dịu nhẹ và nồng nồng. Mỗi lần có gió thoảng qua mùi hương ấy len nhẹ vào cánh mũi thật thoải mái.
Ông nội chăm sóc chậu hoa sứ rất cẩn thận và tỉ mỉ. Em mong sao cây lớn thật nhanh, không bị sâu bệnh để đơm hoa tỏa hương thơm lừng.
Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó.
Cái bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài nó được bọc một loớp son màu vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì lên đó. Nghe mẹ mình bảo: "Cái bút chì này là hàng ngoại đó, con ạ!" Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ, chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mẹ mình giải thích là kí hiệu về độ mềm, cứng của từng loại bút chì. Chiếc bút chì của mình thuộc loại mềm. Mình thích nhất là một đầu có núm tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi viết vẽ sai.
Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái bút nho nhỏ xinh xinh như chiếc bút thần kì diệu trong truyện cổ tích mà mình được đọc, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mẹ mình, chị gái và các chú công an, bộ đội và những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hàng ngày như con đường dòng sông, cánh đồng, làng mạc,…Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những con số bí ẩn trong những bài toán tìm x, tìm y hay cùng mình sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sống thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta nhiều và nhiều lắm..
Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó, kì diệu như chiếc bút thần trong truyện cổ tích xưa.
Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai – loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.
Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.
Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về. Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết.
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu.
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa.
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên. Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
cam on