K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2018

Phải chăng chỉ có những điều ngọt nào mới làm nên yêu thương? Phải chăng những điều ngọt ngào là mấu chốt, là cội nguồn, là nơi xuất phát của yêu thương? Hãy cũng tôi tìm ra câu trả lời.
Cuộc sống này ta có thể bắt gặp những điều ngọt ngào ở khắp mọi nơi. Sáng sớm, đi dạo phố phường, ta nghe những thanh âm nhộn nhịp của đường xá, tiếng chim rót ríu rít trên dãy phượng mới chớm đỏ. Chiều về, ta lạc vào cảnh đông đúc của xe cộ, của người người tan ca, tan học. Ta nhìn thấy một phụ huynh chờ đón con của họ trước cổng trường, cậu bé kháu khỉnh chạy ào ra sau tiếng trống vang dội, và nhận một cái hôn nhẹ nhàng lên trán của cha. Và tối đến, khi những khu phố đã lên đèn, những quán ăn tấp nập người ra người vào, ta lặng mình trước những cử chỉ ân cần, yêu thương của các cặp đôi. Tất cả là những điều ngọt ngào, những điều có thể thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này. Nhưng tôi vẫn sẽ trả lời rằng:"những điều ngọt ngào, tốt đẹp không hẳn đã tạo nên yêu thương.
Những tiếng hót buổi sớm mai, những cái hôn buổi ban chiều hay cử chỉ yêu thương khi trời tối tạo nên tình yêu của ta với thiên nhiên, tình cha, tình mẹ, tình cảm lứa đôi. Nhưng như tôi đã nói trên. Ngọt ngào không hẳn tạo nên tình thương. Bỡi lẽ, tôi tin rằng có khó khăn, có gian khổ, có hy sinh mới chứng minh được yêu thương, mới cấu thành tình yêu. Gia đình là nguồn cội, là nơi bắt đầu của mọi yêu thương trong cuộc đời bạn. Thuở lọt lòng, khi bạn hiện diện trên cõi đời này, bạn đã được đắm chìm trong tình thương vô bờ của bậc sinh thành. Nhưng bạn có biết, mẹ - hoàng hậu xinh đẹp, dũng cảm và yêu bạn nhiều nhất trên đời đã phải mang nặng đẻ đau bạn như thế nào, mẹ hy sinh tất cả để bạn được ra đời, và giây phút mà mẹ được nghe tiếng khóc oe oe của bạn trên tay vị bác sĩ, mẹ đã khóc trong hạnh phúc, chỉ còn đủ sức để ngước lên một lần, ngắm nhìn hình hài nhỏ bé của bạn. Ngày qua ngày, bạn lớn lên, ba mẹ lo lắng cho bạn hết thảy, mọi thứ, những chiếc tả, những món đồ chơi, đối với bạn, với tôi, có lẽ là những điều ngọt ngào nhất trên thế gian này. Nhưng để có được điều ấy, họ đã phải vất vả ngày đêm thế nào, họ đã phải thức trắng đêm để bạn yên giấc, họ mua cho bạn quần áo đẹp từ sự dành dụm của họ và họ đỡ bạn những bước đi chập chững đầu đời. Tôi đã thấy ba băn khoăn, buồn phiền về tiền bạc về gia đình trong mỗi bữa cơm, về việc xây nhà. Tôi đã thấy mẹ thể hiện sự mệt mỏi qua những lời la mắng khi tôi không hoàn thành việc nhà. Tôi thấy mẹ mệt, mẹ khổ, ba tôi lo lắng về cuộc sống. Tôi thấy và chứng kiến hết mọi điều. Và tôi đã cố gắng hết sức mình để giúp đỡ ba mẹ một phần nào. Sau những điều đó, sau những giọt mồ hôi của cha, nước mat cua me, các bạn còn có chắc rằng những điều ngọt ngào tạo nên yêu thương không? Bên ngoài là những điều ngọt ngào đấy, điều khiến bạn vui vẻ khi đón nhận nhưng bên trong là biết bao sự khó khăn, sự hy sinh. Hãy thấu hiểu, cảm nhận những điều ấy, sống chậm lại để biết ơn, để trân trọng.
Rốt cuộc thì những điều ngọt ngào vẫn tạo nên yêu thương, không thể phụ nhận được nhưng tôi chỉ muốn bạn hãy thấu hiểu và suy nghĩ nhiều hơn. Hãy trân trọng biết trân trọng rằng nếu sau những điều tốt đẹp người ta làm cho bạn mà người ta đã chịu đựng, đã cho đi rất nhiều. Hãy đáp trả, biết ơn họ. Hãy biết rằng đó là khổ đau, gian nan đã tạo nên yêu thương, không còn là những điều ngọt ngào nữa.

29 tháng 8 2018

Cảm ơn bạn ^^

29 tháng 3 2018

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay của Viễn Phương viết về Bác Hồ năm 1976, khi tác giả từ Nam ra Bắc thăm lăng Bác. Lúc ấy, lăng Bác cũng mứi khánh thành không lâu. Bài thơ thu hút người đọc bằng cảm xúc chân thành và những hình ảnh ẩn dụ đẹp.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã rất xúc động khi đứng trước lăng Bác:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Từ đầu, tác giả đã bộc lộ cảm xúc một cách chân thực: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Từ cách xưng hô “Con-Bác’ ta có thể thấy được sự gần gũi của tác giả, hay nói đúng hơn, là cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. Câu thơ như là lời nói của người con về thăm cha mình sau những tháng ngày xa cách. Bởi vì giờ đây, Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là người cha già của năm mươi tư dân tộc anh em trên đất nước này:

“Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”

   (Tố Hữu)

Lúc đến trước lăng, thi sĩ đã nhìn thấy trong màn sương mờ ảo bóng dáng những hàng tre “bát ngát”. Với hàng tre, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến những hình ảnh binh dị, thân thuộc ở làng quê. Nhưng hàng tre “xanh xanh Việt Nam” lại gợi nhiều liên tưởng. Hàng tre cần cù, chịu khó, can đảm,… là biểu tượng của con người Việt Nam. Quanh lăng Bác, hàng tre cũng là đội quân danh dự canh giấc ngủ cho Người. Dù có “bão táp mưa sa” như thế nào đi chăng nữa tre vẫn luôn “thẳng hàng”. Thể hiện cả dân tộc Việt Nam luôn hướng về Bác với tấm lòng thành kính, yêu thương.

Nếu mở đầu bài thơ là cái nhìn bao quát xung quanh lăng Bác thì đến khổ hai, tác giả của chúng ta được đến gần và nhìn lăng rõ ràng hơn:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Trong nền thơ ca Việt Nam, có rất nhiều hình ảnh mặt trời được nhắc đến:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Hay                                  “Mặt trời chân lý chói qua tim”

(Tố Hữu)

Nhưng với “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương lại rất độc đáo khi so sánh Người với mặt trời. Nếu như mặt trời là vầng thái dương, soi sáng cho vạn vật thì Bác lại là một “Mặt trời trong lăng”. Chính “mặt trời” ấy đã soi lối cho cách mạng Việt Nam, đem đến độc lập tự do, cơm no áo ấm và cả tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam. Giống như mặt trời, Bác mãi tỏa sáng rất đỏ trong tim mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh của Bác được hiện lên vừa cao quý, vĩ đại, vừa gần gũi, đời thường.

Cùng với “mặt trời đi qua trên lăng” là “dòng người đi trong thương nhớ”. Dòng người lặng lẽ xếp hàng vào thăm lăng, kết thành một vòng tròn như là tràng hoa dâng lên Người. Mỗi tuổi của Bác là một “mùa xuân”. Bởi lẽ chính Bác cũng đã viết:"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".

Bước vào trong lăng, hình ảnh Bác vẫn đang nằm ngủ khiến tác giả không ghìm nỗi cảm xúc nhớ thương, sững sờ, nghẹn ngào và cả đau đớn:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Bác vẫn nằm đấy, trên trời là ánh trăng sáng rực giữa bầu trời đêm. “Vầng trăng” vẫn còn đấy, người bạn tri kỉ của Bác vẫn tỏa sáng giữa màn đêm hiu quạnh. Nhưng Bác đã đi xa rồi. Không, Bác vẫn còn sống, sống trong tim của hàng triệu con người Việt Nam và bao nhiêu người yêu hòa bình khác. Chỉ là Bác đang ngủ mà thôi. “Vầng trăng”, “trời xanh” và cả “mặt trời” đều bất tử với thiên nhiên, thì Bác sẽ mãi bất tử trong tim chúng ta – những người con của Bác. Dẫu Bác mãi bất tử trong sự nghiệp của chúng ta, nhưng con tim của thi sĩ lại đau đớn vô cùng. Đau đớn vì mất Bác, vì thiếu vắng tình yêu thương của người cha già: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Một từ “nhói” thôi cũng đã thể hiện hết được nỗi quặn đau như thắt lại ở trong tim mà không gì có thể bù đắp được. Đến khi chia tay Bác, nỗi quặn đau ấy như trào lên dữ dội trong tim Viễn Phương:

“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Niềm thương cảm đến dâng trào nước mắt. Như một người con sắp phải xa cha một lần nữa, Viễn Phương vẫn lưu luyến mãi không rời. Ước muốn được hóa thân thành “con chim hót quanh lăng”, “bông hoa tỏa hương” và “cả cây tre trung hiếu” để được đền ơn Bác – người đã hi sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điệp ngữ “muốn làm” như muốn bộc lộ toàn bộ những tâm tư tình cảm của tác giả đối với Người. Đó là một khung cảnh xúc động, xen lẫn với tấm lòng chân thành, thành kính và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay viết về Bác Hồ kính yêu khi Bác đã đi xa nên được phổ thành nhạc bởi nhạc sĩ Trần Hoàn.

Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Bằng những hình ảnh ẩn dụ đẹp, tác giả đã nói lên được tình yêu thương một cách rõ ràng và chân thực. Đây không chỉ là tâm tư tình cảm của riêng tác giả nữa mà là của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

5 tháng 6 2017

Mình Quảng Ngãi

4 tháng 6 2017

Bạn ở đâu vậy??? ình cũng ngày 6/6 thi nè

31 tháng 10 2019

1. Mở bài:

Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

2. Thân bài:

  • Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)
  • Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …)
  • Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

- Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

- Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

3. Kết bài:

  • Chia tay người lính lái xe.
  • Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện:

- Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.

- Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.

- Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.

4 tháng 9 2016

.