Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk:
Chắc ai cũng thích cảnh đẹp của phiên chợ Tết. Riêng em, em thích đi chợ hoa Tết của Hà Nội ở khuôn viên trước Văn Miếu. Từ xa, em đã thấy một khoảng đất màu hồng rực rỡ, đến gần, bước vào chợ, đập vào mắt em đầu tiên là các cành hoa đào được bàn tay của người bán nâng niu. Các cô bán đào niềm nở mời chào khách. Các bông hoa đào nho nhỏ xinh xinh như đang cựa mình lay động trước ngọn gió xuân. Có cánh hoa đào hồng phớt còn đọng những giọt nước lấp lánh trên mình. Tuy trời ấm nhưng vẫn có những cánh hoa đào chỉ mới nở vài bông còn các nụ vẫn chúm chím như còn đợi xuân về. Thỉnh thoảng có người cầm một cành đào phai màu hồng nhạt làm cho khu bán hoa thêm màu, thêm sắc.
Bên cạnh khu bán đào là một khoảng riêng dành cho quất. Những cây quất nối đuôi nhau xếp thành một hàng thẳng tắp. Trên những tán lá xanh đậm là những chùm quất như ngắm người qua lại. Các bác bán quất với khuôn mặt rạng rỡ luôn luôn mời khách. Tiếng hỏi mua, tiếng mặc cả, cười nói tạo nên quang canh náo nhiệt của chợ hoa. ở một góc bên phải cua chợ là nơi bán các loại hoa 'khác. Năm nay, người ta ưa cắm hồng Đà Lạt nên loại hoa này bán được rất nhiều. Những đóa hồng đu màu sắc đo, hồng, vàng khoe sác trước cặp mắt thích thứ của khách hàng
Những nụ hỏng như nụ cười hé lộ nhan sắc của mình: Bông hồng nhung với chiếc áo vũ hội mịn màng, còn những bông hồng vàng thì khoác tấm áo màu óng ả như những bà chúa cùa loài hoa. Bơi vậy, các anh chị thanh niên thích thú đến nỗi không chú ý đến gì nữa. Trên tay họ ai cũng cầm một vài bông hồng Đà Lạt. Những bông hồng hãnh diện như đang thì thầm: “Chị thấy không, họ hàng nhà hồng chúng em rất vinh dự đã góp phần tô điểm thêm cho màu sắc của xuân”. Những bông thược- dược vàng óng ả, trắng nõn, rung rinh trên tay người bán hoa. Chúng cũng như những cô tiểu thư xinh đẹp với bộ áo xiêm lộng lẫy. Khách mua khó tính nhất cùng phải mỉm cười vừa ý với những bông hoa mà các cô bán hoa chọn cho họ. Lấp ló sau những đóa thược dược là màu tim tím cua violet dịu dàng, thanh lịch. Những họ hoa ngày tết cóđủ thược dược, lay ơn... dù rực rỡ mấy mà thiếu một cành violet cũng không thế’ tôn được vẻ đẹp muôn màu sắc của hoa.
Gần nơi bán hoa, ở một góc chợ bên trái là nơi bán tranh tết. Người ta xúm quanh những bức tranh vẽ dàn lợn âm dương nổi tiếng của làng Hồ và những bức họa vẽ câu đôi tết đủ màu sắc sặc sỡ.
Ngày tết, thứ hấp dẫn trẻ con nhất vẫn là bóng bay. Những quả bóng bay đù màu sắc xanh, đỏ, vàng, đang phấp phới trên không vẫy gọi các cô bé, cậu bé.Thế là mùa đào nữa đưa xuân đến với phố phường Hà Nội.
Xuân đã về với những cành hoa đào đỏ thắm. Không khí của năm mới đang bao trùm lấy xóm nhỏ của tôi. Mọi người ai cũng nô nức chuẩn bị sắm sửa cho một cái Tết ấm cúng, sum vầy. Năm nào cũng vậy, ngày 28 Tết âm lịch tôi được mẹ cho đi phiên chợ cuối năm, phiên chợ đặc biệt và ý nghĩa với tất cả mọi người.
Chợ Tết bao giờ cũng náo nhiệt, đông đúc bởi tiếng nói cười vui vẻ. Khuôn mặt mọi người ai cũng rạng ngời, bởi hôm nay là phiên chợ mà chẳng ai còn nghĩ đến trả giá. Họ đi chợ không chỉ để mua hàng, mà còn họ còn muốn trao cho nhau những tình cảm yêu thương nhất cho một năm mới sắp đến. Phiên chợ ngày cuối năm, có một chút vội vã, tất bận nhưng dường như lòng người thì đang chậm lại trong khoảnh khắc giao mùa của một năm.Không gian chợ Tết rực rỡ sắc màu. Từng gian hàng được trang trí, sắp xếp cẩn thận sao cho người mua dễ dàng nhìn thấy. Cọi món hàng chẳng thiếu thứ gì, cũng giống như một siêu thị lớn ở thành phố. Nổi bật trên con đường vào chợ, là gian hàng hoa khoe sắc thắm. Những cành đào màu hồng, e ấp trong làn sương mai, như chờ đợi chị nắng đến để bung toả cánh hoa mỏng manh của mình. Chậu hoa ly, hoa cúc vạn thọ, cẩm chướng, lay ơn… cũng toả ra sắc màu tuyệt đẹp cùng mùi thơm nồng nàn. Người mua hoa ai cũng cẩn thận chọn cho mình những cành hoa đẹp nhất để mang về cắm trong nhà ngày Tết, như mang hơi ấm của mùa xuân về với gia đình. Cửa hàng thực phẩm, nhộn nhịp tiếng nói cười trao đổi, người ta hỏi nhau về món ăn trong ngày Tết, các mẹ các cô tay xách nặng trĩu những món đồ, nhưng vẫn cứ lo mình còn mua thiếu. Không khí của ngày Tết càng đến gần hơn với miền quê của tôi.
Những đứa trẻ như tôi, theo mẹ đi chợ chỉ để nhìn người ta mua bán trao đổi hàng hoá hay để mẹ sắm cho một món đồ mới. Nhưng mặt mũi đứa nào cũng rạng ngời, chúng tôi mải miết nhìn theo những xe ô tô chở hoa đào, chậu quất rồi có khi nũng nịu đòi mẹ mua cho vài cây kẹo, cái điều ngày thường chẳng bao giờ dám. Ấy vậy mà, phiên chợ cuối năm mẹ tôi lại chiều lòng tôi một cách dễ dàng đến thế.
Chợ náo nhiệt từ sáng đến trưa mà người mua bán vẫn chẳng bớt dần đi. Người mua bán vẫn hối hả ngược xuôi, trên tay người trở về thì nặng trĩu bởi những món hàng. Sự tấp nập của phiên chợ ngày Tết như mang của không khí mùa xuân về trên một miền quê.
Tham khảo:
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.
Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.
Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc .
like nha b
Tham khảo thôi nha !
Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức chuẩn bị để đón chào một năm mới sắp đến. Đi chợ Tết cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết. So với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết dường như đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.
Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ vào 28 tháng chạp âm lịch là em lại cùng mẹ xách làn đi chợ, mua đồ chuẩn bị cho dịp Tết gần kề. Trên đường, người và xe đi lại như mắc cửi, có lẽ ai cũng đang bận rộn sắm sửa để có một ngày Tết trọn vẹn. Chợ những ngày Tết đông đúc gấp hai lần những ngày bình thường.
Em thích nhất là được theo mẹ đến khu chợ hoa. Ở đây ngập tràn cây cối với đủ những màu sắc rực rỡ khác nhau. Những cây quất tươi tốt sai trĩu quả, tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy. Những bông hoa đào màu hồng nhạt tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng, nụ hoa nhỏ nhắn e ấp như màu má người thiếu nữ. Có vài cây mai được chuyển từ miền Nam đến. Sắc hoa vàng rực làm nổi bật cả một góc chợ. Ngoài những loài cây, loài hoa đặc trưng cho ngày Tết, chợ còn bày bán những bông cúc với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng, những đóa hồng, đóa ly kiều diễm đang vươn mình đón ánh nắng mai, bông huệ trắng tinh khôi thì dịu dàng ẩn nấp trong một góc. Sau khi chọn xong một cành đào vừa ý để cắm trong phòng khách, em theo mẹ sang khu bán hoa quả. Mẹ đang lựa những loại quả đẹp mắt để bày mâm ngũ quả trong ngày Tết, gồm có một nải chuối xanh, quả chuối cong cong hình lưỡi liềm, một quả dứa tỏa hương thơm lừng, vài trái cau, trứng gà và quất để bày biện xung quanh.
Vậy là những đồ để bày trên bàn thờ tổ tiên đã xong, tiếp theo, hai mẹ con sang khu thực phẩm để mua đồ làm cỗ. Thực phẩm ngày Tết dường như phong phú hơn hẳn. Đầu tiên là đồ để gói bánh trưng. Những cái lá dong cùng lạt được người bán sắp xếp hết sức gọn gàng. Gạo nếp cùng đỗ được mẹ lựa hết sức cẩn thận. Gạo phải trắng ngần còn đỗ thì hạt phải tròn và mẩy. Em vẫn nhớ mẹ bảo mâm cỗ truyền thống của người Việt phải gồm 8 bát và 8 đĩa. Bên cạnh bánh trưng phải còn có thịt gà, nem rán, thịt đông, xôi gấc, rau củ xào, canh nấm mọc và miến... Sang đến khu gia cầm, những chú gà, vịt được nhốt trong lồng kêu lên ầm ĩ mỗi khi có người ghé qua. Con nào con đấy lông mượt và béo múp. Mẹ cũng không quên sắm cho em một bộ quần áo mới. Khu quần áo ngập tràn màu với đầy đủ các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Tiếng cười nói, mời chào của người mua, người bán làm huyên náo cả khu chợ. Ai cũng tranh thủ mua đồ thật nhanh để còn về sửa sang lại nhà cửa.
Đi chợ Tết khiến em cảm thấy mùa xuân đang đến rất gần, không khí rộn ràng, náo nức ngập tràn khắp muôn nơi. Không chỉ thế, đi chợ Tết còn là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.
Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.
Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.
Hắc ám chép mạng, phải vt thật cảm xúc của mik, ko vt thì thôi, đã bảo ko đc chép.
HT
@LeBaoPhuong
Thời gian trôi thật là nhanh! Một cái Tết nữa đã sắp đến. Trong lòng em lại rộn ràng, háo hức mong đợi đến ngày được về cách đây gần một năm, lần đầu tiên trong đời em được cùng bố mẹ về quê đón Tết. Những ngày chuẩn bị đón Tết thật đáng nhớ biết bao. Em thích nhất được theo bà đi chợ phiên ngày giáp Tết.
Đó là một phiên chợ quê thật ấn tượng. Em theo bà ra chợ Trịnh. Ấn tượng nhất với em trong những ngày giáp Tết là được đi chợ Tết cùng với bà và mẹ. Chợ ở quê bà em rất đặc biệt. Chợ không phải ngày nào cũng họp , bà nội em nói : “Chợ Trịnh quê mình chỉ họp vào buổi sáng các ngày 3 , 8 , 13, 18 , 23,28, âm lịch hàng tháng”. Vào hôm đó là ngày 28 Tết. Khi ông mặt trời ban phát những tia nắng ấm áp hiếm hoi của những ngày đông là lúc mọi người trong làng nô nức đi chợ. Người đi chợ đông như đi hội. Mà không chỉ có các bà các mẹ đâu nhé! Có biết bao nhiêu là trẻ con tầm tuổi như em, rồi lớn hơn em một chút cũng theo đi chợ. Người nào người ấy khuôn mặt đều rất vui tươi. Một bức tranh chợ Tết sống động hiện ra trước trước mắt với đủ thứ màu sắc: màu đỏ rực của những hàng cam, hàng bưởi. Màu vàng tươi như nắng của những dãy chuối dài. Sặc sỡ nhất và nhộn nhịp nhất vẫn là dãy hàng quần áo. Ai cũng muốn săm cho mình những bộ cánh đẹp để diện trong ngày Tết.Tiếng cười nói của người đi chợ, những lời mời chào khéo léo của những người bán hàng, tiếng kêu của gà, vịt được đem bày bán, tiếng máy xay đỗ, xay gạo,… Mùi hương bài phảng phất. Mùi tiêu bắc xay cay nồng , hăng hắc. Tất cả hòa quyện tạo nên một thứ âm thanh, mùi vị rất đặc trưng của buổi chợ quê ngày giáp Tết. Sự đông đúc và náo nhiệt gần như đã xua tan cái cảm giác lạnh lẽo của mùa đông.
Càng đi sâu vào trong chợ thì lối đi càng chật hơn. Người chen nhau, hàng hóa cũng tràn ra cả lối đi của chúng tôi. Chợ không thiếu thứ gì: bên này là thức ăn, đồ uống,.. bên kia là đồ chơi, quần áo, giày dép,… Đi qua hàng nào bà em cũng được người bán hàng mời chào rất nhiệt tình: “Bà ơi, chị ơi vào xem quần áo đi ạ”, Những người bán hàng khéo léo đã khiến bà và mẹ em sắm được không ít đồ trong những ngày Tết.
Đến khu vực bày bán hoa tôi thực sự thấy thích thú. Muôn loài hoa đang khoe sắc: nào là đào, mai, nào là cúc đủ loại, nào là thược dược, đồng tiền ….Lối thì chật người thì đông, nhưng cành hoa đào thỉnh thoảng lại mắc vào quần áo của chúng tôi như líu kéo, gọi mời “Hoa này hôm nay tươi nhất chợ đấy. Bông to, cành cứng, tươi nhé… bà và chị mua giúp cháu đi ạ …” …Đi dọc lối bán hoa, cuối cùng chúng tôi cũng mua được một cành đào mà mẹ bảo đó là “đào phai”. Cành đào có rất nhiều nụ, nhiều lộc và thỉnh thoảng đã có bông nở. Cánh đào mỏng mịn như nhung và đẹp một cách tự nhiên. À, còn có một bó cúc vạn thọ nữa chứ. Bà bảo: “Mua hoa này thờ Tết để cầu mong cho mọi người trong gia đình luôn bình an và hạnh phúc”. Ra về, ai nấy cũng đều xách nặng. Thế mà, em vẫn nũng nịu đòi mẹ mua cho quả bóng bay có hình con mèo Kitty.
Một buổi đi chợ Tết thật là vui với những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Em mong Tết này đến thật nhanh, cầu mong một cái Tết an lành sẽ đến với gia đình tất cả mọi người.
Đợi mãi mới đến...
20 - 11
Học sinh ra chợ
Hiếm lắm đó nhớ
Chẳng biết tại sao ?
À à xít quên
20 - 11
Đi thui hông mụn
Chọn vài món quà
Tặng cho thầy cô
Ô sao bất bình
Mình bất thình lình
Tim đập như điên
Thiên thần ko biết
Vì sao lạ zợ ?
Chắc là hồi hộp
Thôi thôi bỏ qua
Chuyện bây giờ là
Chúc mừng thầy cô.
Hôm nay em vẫn đến trường như mọi ngày, nhưng là trong mùa dịch Covid 19.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả tuy có rất nhiều học sinh đến trường, nhưng hôm nay vẫn khác mọi ngày. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Các bạn xếp hàng cách nhau 1.5 mét, phải đeo khẩu trangđể phòng dịch. Sau khi xếp thành hàng các bạn sẽ nối tiếp nhau tới chỗ rửa tay sát khuẩn, rồi vào lớp học để cô giáo đo nhiệt đô cơ thể. bạn nào trên 38 độ là phải vô phòng để đc cách ly. Sân trường không còn tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Các bạn cũng không đá cầu, nhảy dây nữa.Giờ đây, chỉ còn tiếng các bạn ngồi trong lớp, yên tĩnh đọc bài. Trên cành phượng, cành xà cừ lúc trước những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo, giờ đây chúng cũng im lặng, hoà mình với sự im lặng của sân trường. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Bác cũng buồn lắm chứ, buồn vì sự im lặng của chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em mong sao dịch bệnh nhanh nhanh được đẩy lùi để sân trường được chở về dáng vẻ nhộn nhịp tiếng nói cười của nó hằng ngày.
Học tốt nhé e,
Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.
Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.
Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.
mà ngày 19 thứ tư mà