Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://vietjack.com/ngu-van-6/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh.jsp
bạn bấm vào đây xem nhé
âu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
HỌC TỐT nhớ k cho mình nha
Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc
+ Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước
+ Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.
⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm
b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.
- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:
+ “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”
+ “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”
c, Nhan đề thích hợp
- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh
- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:
+ Thầy Tuệ Tĩnh
+ Hết lòng vì người bệnh
+ Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu
d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh
- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ
+ Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn
+ Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh
Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Chủ đề truyện:
- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động
- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều
- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:
+ Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”
+ Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”
b, Ba phần của truyện:
- Mở bài : Câu đầu tiên
- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”
- Kết bài : phần còn lại
c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.
- Khác nhau ở chủ đề:
+ Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y
+ Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực
d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:
- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”
- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan
Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài
+ Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài
b, Mở bài
Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc
- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.
Hok tốt .
# HarryNguyen #
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.
a. Nói lên y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt địa vị sang hèn.
b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
- Câu chủ đề được thẻ hiện trực tiếp qua câu văn sau:”Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”, "người ta cứu nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.
c. - Nhan đề thứ ba là nhan đề thích hợp nhất bởi nó là chủ đề mang nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy Tuệ Tĩnh.
- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng vì người bệnh.
d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh
- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.
- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.
II. Luyện tập.
Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. - Chủ để:
- Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân...dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần...hai mươi nhăm roi”.
- Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào...Một nửa phần thưởng của nhà vua”
- Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần...mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.
b.- Mở bài: Câu đầu
- Thân bài: Đoạn giữa.
- Kết bài: Câu cuối.
c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.
Giống nhau | Khác nhau | |
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần. | Truyện thầy Tuệ Tĩnh | Truyện phần thưởng |
MB: Nêu chủ đề | Nêu tình huống | |
Kịch tính: Phần đầu câu truyện | Phần cuối truyện | |
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác. | Sự việc kết thúc |
d. Sự thú vị của Thân bài:
- Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.
Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tiêu chí | Sơn Tinh Thủy Tinh | Sự tích Hồ Gươm |
Mở bài | Nêu tình huống | Nêu tình huống |
Kết bài | Sự việc tiếp diễn | Sự việc kết thúc. |
Cách ngắn hơn là trên nhé bn . Hok tốt .
# HarryNguyen #
Trời ạ ! Khùng hết biết ! Con người thì nói hẳn tên ra lại còn bày đặt tên con vật nữa chứ! Không khác gì nói nó là con chó !
Mẹ ơi đêm đã khuya rồi
Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao
Nỗi niềm gửi tới trời cao
Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm
Hiu hiu gió lạnh bên thềm
Tâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà
Cuộc đời bao nỗi xót xa
Phủ lên mái tóc mẹ già của con
Trách mình chữ hiếu chưa tròn
Tuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên
Hao gầy giấc ngủ chẳng yên
Biết bao lo lắng muộn phiền vì con
Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua
Chú ý: Làm bài văn chứ không lập dàn bài hay lập dàn ý
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG EM
1. MỞ BÀI: Quê hương tôi ngày càng đổi mới, phát triển và năng động hơn. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì điều ấy.
2. THÂN BÀI:
Quang cảnh quê hương ra sao? Những con đường đất đã được thay thế bằng bê tông, phẳng lì, những mái nhà cao tầng mọc lên san sát..
Có rất nhiều những công trình mới được xây dựng như nhà máy, xí nghiệp, đình làng và chùa cũng được tu bỏ cho đẹp hơn..
Người dân không chỉ biết làm ruộng, quanh năm sau lũy tre làng mà đã đi lên thành phố làm việc, làm ở các nhà máy, nhanh nhạy hơn và thích ứng hơn với thời cuộc…
3. KẾT BÀI: Những đổi mới tích cực của quê hương hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để đóng góp một phần sức lực cho quê hương thân yêu.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.
Chúc bạn học tốt !
Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Bài làm 1
Việt Nam là quốc gia có văn minh lúa nước từ lâu đời nên cây lúa là cây vô cùng quen thuộc với chúng em.
Nhà em cũng trồng lúa. Mùa trồng lúa là mùa tháng 2 sau tết và tháng 6 mùa hè. Vì là cây lương thực chính nên nhà em trồng khoảng 1 mẫu ruộng. Để có được cây lúa lúc đầu mẹ em đã dùng thóc giống ngâm nước. Thóc lựa chọn làm giống phải là hạt to, mẩy và khổng sâu bệnh. Nên thường mọi người mua giống tại hợp tác xã. Giống lúa nhà em thường trồng là lúa tẻ thơm và ít lúa nếp để làm bánh và nấu xôi.
Khi lựa chọn hạt giốngvà ngâm nước xong, mẹ ủ ấm và tưới nước khoảng 4-6 ngày là thành mầm, gieo mạ và khi lớn lên thì nhổ mang ra ruộng cấy thì lên cây lúa. Cây lúa giống tết thơm này thân mảnh, màu xanh mướt. Một gốc khoảng 2-3 cây lớn lên thành khóm. Cây lúc đầu có khoảng 3-4 lá sau lớn dần thành 7-8 lá. Khoảng 2 tháng gọi là thời kì con gái cây sẽ ra đòng đòng ở giữa thân chính là bộ phận tạo hạt lúa. Khoảng hơn tháng sau sẽ đến thời kì thu hoạch. Khi cây lúa chín thì thân hơi ngả vàng, bông lúa màu vàng, chín hẳn thì bông sẽ uốn cong xuống gọi là lúa uốn câu. Giống như người chín chắn và đức tính tốt phải luôn khiêm tốn, hạ mình không kiêu ngạo là lúa đã chín muồi uốn câu. Lúc này những bác nông dân bắt đầu đi thu hoạch.
Mỗi sào lúa khoảng 360 m2 và nếu bội thu sẽ mang lại cho nông dân khoảng 2-3 tạ một sào ấy.Nhưng phải mất bao mồ hôi, công sức và mưa nắng mới cho được 2-3 tạ ấy. Nên có bài thơ cũng ví hạt lúa với hạt vàng vì nó có được bởi sự vất vạt không nói thành lời của người nông dân trong đó có cả bố mẹ em. Em thật biết ơn gia đình bố mẹ không ngại vất vả nuôi lớn em từng ngày.
Em rất yêu cây lúa vì nó là lương thực không thể thiếu với mỗi người và gắn bó lâu đời với nhân dân.
Bài làm 2
Mỗi lần nghỉ hè đó chính là mùa gặt cây lúa ở quê em. Cây lúa là cây lương thực chính đối với nhân dân Việt.
Cây lúa lúc còn bé gọi là cây mạ, lúc ấy cây khoảng 3 lá màu xanh non. Cây được nông dân nhổ từ ruộng mạ rồi mang ra các cánh đồng để cấy chúng xuống. Khi được khoảng 2 tháng cây có màu xanh rì, cả cánh đồng lúa gió thổi mát và phảng phất mùi thơm đồng quê. Cây lúa khi gió thổi thành các đợt gợn sóng rất đẹp. Thân cây có các bẹ lá đan xen vào nhau từng lớp, từng lớp một cho đến trong cùng là ngọn để tạo ra đòng đòng trổ bông để tạo hạt lúa. Mùi hương tỏa ra từ hàng triệu cây trên cánh đồng lúa tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và yên bình nữa. Em rất thích ra cánh đồng lúa cùng mẹ.
Đến mùa gặt cũng là mùa hè oi ả, những nông dân đi đến ruộng mình và gặt chúng về. Khi cây lúa chín, thân cây ngả vàng, bông lúa cũng vàng. Đầu bông lúa uốn câu là thời kì thích hợp nhất để gặt. Cũng có ruộng được cấy sau nên thân vẫn còn hơi xanh và bông lúa chưa chín hết thì phải chờ khoảng 1 tuần sau để gặt. Khi lúa chín đều, chúng vàng óng cả cánh đồng. Như vậy hứa hẹn mùa bội thu cho nông dân. Bây giờ áp dụng công nghệ nên việc thu hoạch lúa không vất vả như xưa. Với một cánh đồng rộng, nông dân thuê máy gặt đập liên hoàn thì không phải cắt nữa mà máy chạy đến đâu chỉ việc mang thóc về nhà. Sau đó hon phơi rồi lại chuẩn bị gieo giống để trồng lúa vụ tiếp theo.
Em rất yêu cây lúa bởi cuộc sống quê em là trồng lúa từ lâu đời nên thấy gắn bó và thân thuộc
nếu hay tk mk nha chúc bạn hc tốt
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.
Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.
Chôn cất Dế Choắt xong,tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của nguoif bạn xấu số.Tôi ân hận lắm,một phần vì ân hận trước những lời nói khinh bỉ của tôi đối với Dế Choắt,một phần vì hành động đầy tội lỗi của mình mà cậu ấy đã thay tôi trả giá bằng cả mạng sống.Tôi ngồi trên thảm cỏ xanh mềm mại rồi nghĩ lại câu nói đầy ý nghĩa của Dế Choắt và cả những hành động của mình không chỉ đối với cậu ấy mà còn tất cả mọi người xung quanh nữa.Đây là lần đầu tiên tôi biết hối hận như thế này.Sau cái chết thảm thương của Dế Choắt,chắc tôi không thể nào hung hăng bậy bạ như trước nữa rồi.Tôi thầm nói với Dế Choắt rằng:
-Cảm ơn cậu nhiều lắm! Tôi hứa với cậu từ bây giờ trở đi tôi sẽ không bao giờ hung hăng,kiêu ngạo mà sẽ suy nghĩ trước khi làm một việc nào đó.Vậy nên hãy an nghỉ nhé,người bạn của tôi ơi
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:
- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng
- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu
- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.
- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng
- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:
+ Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.
- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:
+ Gióng ra đời
+ Gióng biết nói và nhận lời sứ giả
+ Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc
+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời
+ Vua lập đền thờ Gióng
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Câu chuyện Ông già và Thần Chết, trình bày theo phương thức tự sự:
+ Nhân vật: Ông già, Thần Chết
+ Sự kiện: Ông già vác củi nặng nhọc than thở, Thần Chết xuất hiện thì ông già nhanh trí nói sang vấn đề khác
- Ý nghĩa: Ca ngợi sự dũng cảm, nhanh trí của con người
Bài 2 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài thơ Sa bẫy được diễn đạt theo phương thức tự sự, vì có nhân vật, nội dung truyện.
- Kể lại: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá rán thơm. Cả hai cùng háo hức chờ đợi và nghĩ đến cảnh lũ chuột sa bẫy, nhưng kết cục chuột chưa kịp tới thì mèo đã sa bẫy.
Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là văn bản tự sự vì:
+ Đều có nhân vật, sự kiện, nội dung câu chuyện trình bày theo chuỗi sự việc.
- Tự sự đóng vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn
Bài 4 (Trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Người Việt tự xưng là Con Rồng cháu Tiên vì:
- Lạc Long Quân nòi rồng kết hôn với Âu Cơ dòng dõi tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Những người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành các vị vua Hùng trị vì đất nước.
Bài 5 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Để thuyết phục các bạn trong lớp cần:
- Làm lớp trưởng, bạn Minh chăm học, học giỏi thường giúp đỡ bạn bè
- Kể vắn tắt một vài thành tích học tập thì sẽ càng có ý nghĩa thuyết phục các bạn trong lớp.
https://vietjack.com/soan-van-lop-6/tim-hieu-chung-ve-van-tu-su.jsp