K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

a, Vì △ABC cân tại A => AB = AC và ∠ABC = ∠ACB = (180o - ∠BAC) : 2 = (180o - 80o) : 2 = 100o : 2 = 50o

Xét △ABE vuông tại E có: ∠ABE + ∠BAE = 90o (tổng 2 góc nhọn trong △ vuông) 

=> ∠ABE + 80o = 90o  => ∠ABE = 10o

Xét △EBA vuông tại E và △DCA vuong tại D 

Có: AB = AC (cmt)

   ∠BAC là góc chung

=> △EBA = △DCA (ch-gn)

b, Vì △EBA = △DCA (cmt) => AE = AD (2 cạnh tương ứng) và ∠ABE = ∠ACD (2 góc tương ứng)

Ta có: AD + BD = AB và AE + EC = AC

Mà AD = AE (cmt) ; AB = AC (cmt)

=> BD = EC

Xét △BDO vuông tại D và △CEO vuông tại E

Có: BD = EC (cmt)

  ∠DBO = ∠ECO (cmt)

=> △BDO = △CEO (cgv-gnk)

=> BO = OC (2 cạnh tương ứng)

Xét △BAO và △CAO

Có: AB = AC (cmt)

      BO = OC (cmt)

   AO là cạnh chung

=> △BAO = △CAO (c.c.c)

=> ∠BAO = ∠CAO (2 góc tương ứng)

Mà AO nằm giữa AB, AC

=> AO là tia phân giác ∠BAC

c, Sửa đề: Gọi BM và CN.... góc kề bù với ∠ABC và ∠ACB

Gọi góc kề bù với ∠ABC và ∠ACB lần lượt là: ∠CBx và ∠BCy

Ta có: ∠ABC + ∠CBx = 180o (2 góc kề bù)  và ∠ACB + ∠BCy = 180o (2 góc kề bù)

Mà ∠ABC = ∠ACB (cmt) 

=> ∠CBx = ∠BCy  (1)

Vì BM là phân giác CBx => ∠CBM = ∠MBx = ∠CBx : 2     (2)

Vì CN là phân giác ∠BCy => ∠BCN = ∠NCy = ∠BCy : 2    (3)

 Từ (1) ; (2) ; (3) => ∠BCN = ∠CBM 

Xét △BCF có: ∠BCF = ∠FBC (cmt) => ∠BCF cân tại F  => BF = FC

Xét △ABF và △ACF 

Có: AB = AC (cmt)

       BF = FC (cmt)

   AF là cạnh chung

=> △ABF = △ACF (c.c.c)

=> ∠BAF = ∠CAF (2 góc tương ứng)

=> AF là tia phân giác góc BAC

Mà AO là tia phân giác góc BAC

=> AF ≡ AO 

=> 3 điểm A, O, F thẳng hàng

15 tháng 3 2020

Cảm ơn bạn Nhật Hạ nha \(\omega\)

13 tháng 1 2018

A B C N M K

a, Xét t/g ABM và t/g ACN có:

góc AMB = góc ANC = 90 độ

AB = AC (gt)

góc A chung

=> t/g ABM = t/g ACN (ch-gn)

=>AM=AN

b, Xét t/g AKN và t/g AKM có:

góc ANK = góc AMK = 90 độ

AM = AN (cmt)

AK chung

=> t/g AKN = t/g AKM (ch-cgv)

=> góc KAN = góc KAM 

=> AK là tia pg của góc BAC

c, Vì góc BAC = 60 độ 

Mà góc ABC = góc ACB

=> góc BAC = góc ABC = góc ACB = 60 độ

=> t/g ABC đều

=> AB=BC=AC

MÀ BC=8cm

=>AB=BC=AC=8cm

16 tháng 1 2016

cậu giỏi toán hình nhất lớp đúng ko

16 tháng 1 2016

trái lại là cực kì tệ...

 

Bài 1: Tam giác ABC cân tại A ( góc A > 90 độ). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Tia AH cắt BC tai Ia) Chứng minh tam giác ABD = tam giác ACEb) Chứng minh I là trung điểm của BCc) Từ C kẻ đường thẳng d vuông góc với AC. d cắt đường thẳng AH tại F. Chứng minh CB là tia phân giác của góc FCHd) Giả sử góc BAC = 60 độ, AB = 4cm. Tính khoảng cách từ B đến đường thẳng CFBài 2: Tam giác ABC vuông tại A...
Đọc tiếp

Bài 1: Tam giác ABC cân tại A ( góc A > 90 độ). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Tia AH cắt BC tai I

a) Chứng minh tam giác ABD = tam giác ACE

b) Chứng minh I là trung điểm của BC

c) Từ C kẻ đường thẳng d vuông góc với AC. d cắt đường thẳng AH tại F. Chứng minh CB là tia phân giác của góc FCH

d) Giả sử góc BAC = 60 độ, AB = 4cm. Tính khoảng cách từ B đến đường thẳng CF

Bài 2: Tam giác ABC vuông tại A có AB = 9cm, AC = 12cm. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Kẻ đường thẳng qua D vuông góc với BC, đường thẳng này cắt AC ở E và cắt AB ở K

a) Tính độ dài cạnh BC

b) Chứng minh tam giác ABE = tam giác DBE. Suy ra BE là tia phân giác góc ABC

c)  Chứng minh AC = DK

d) Kẻ đường thẳng qua A vuông góc với BC tại H. Đường thẳng này cắt BE tại M. Chứng minh tam giác AME cân

Các bạn làm hộ mình nha, mình cần gấp lắm

1

nhìu zữ giải hết chắc chết!!!

758768768978980

8 tháng 2 2020

Chịu !!

9 tháng 2 2020

:)) giúp ik

30 tháng 11 2023

Sửa đề: Vuông góc với AC,AP tại N,P

a: Xét ΔBPI vuông tại P và ΔBMI vuông tại M có

BI chung

\(\widehat{PBI}=\widehat{MBI}\)

Do đó: ΔBPI=ΔBMI

=>BP=BM

b: Xét ΔIMC vuông tại M và ΔINC vuông tại N có

CI chung

\(\widehat{MCI}=\widehat{NCI}\)

Do đó: ΔIMC=ΔINC

=>IM=IN

c: ΔMCI=ΔNCI

=>MC=CN

BP+CN

=BM+MC

=BC

d: ΔBPI=ΔBMI

=>IP=IM

mà IM=IN

nên IP=IN

Xét ΔAPI vuông tại P và ΔANI vuông tại N có

AI chung

IP=IN

Do đó: ΔAPI=ΔANI

=>\(\widehat{PAI}=\widehat{NAI}\)

=>AI là phân giác của \(\widehat{BAC}\)

bài 1: cho tam giác ABC cân tại A. kẻ BD vuông góc với AC và kẻ CE vuông góc với AB. BD và CE cắt nhau tại Ia. chứng minh tam giácBDC=tam giác CEBb.so sánh góc IBE và góc ICD c. đường thẳng AI cắt BC tại H. chứng minhAI vuông góc với BC tại Hbài 2: cho tam giác ABC. gọi M,N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC,AB. trên các đường thẳng BM và CN lần lượt lấy các điểm D và E sao cho M là trung điểm BD và...
Đọc tiếp

bài 1: cho tam giác ABC cân tại A. kẻ BD vuông góc với AC và kẻ CE vuông góc với AB. BD và CE cắt nhau tại I

a. chứng minh tam giácBDC=tam giác CEB

b.so sánh góc IBE và góc ICD 

c. đường thẳng AI cắt BC tại H. chứng minhAI vuông góc với BC tại H

bài 2: cho tam giác ABC. gọi M,N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC,AB. trên các đường thẳng BM và CN lần lượt lấy các điểm D và E sao cho M là trung điểm BD và N là trung điểm EC. chứng minh ba điểm E,A,D thẳng hàng

bài 3: 1. vẽ 1tam giác vuông ABC có góc A =90 độ,AC =4cm, góc C = 60 độ 

2.trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD=AC

a. chứng minh tam giácABD=tan giác ABC

b. tam giác BCD có dạng đặc biệt nào? vì sao?

c. tính độ dài các đoạn thẳngBC,AB

bài 4: cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn. trên tia AB lấy điểm M sao cho B là trung điểm AM, trêb tia AD lấy điểm N sao cho D là trung điểm AN. chứng minh ba điểm M,C,N thẳng hàng 

bài 5: cho tam giác ABCvuông ở A có AB =3cm,AC=4cm

a.tính độ dài cạnh BC

b.trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD=AB. tam giác ABD có dạng đặc biệt nào ? vì sao

c. lấy trên tia đối của tia AB điểm E sao cho AE=AC. chứng minh DE=BC

bài 6: cho góc nhọn xOy. Gọi I là 1 điểm thuộc tia phân giác của góc xOy. kẻ IA vuông góc với Ox (điểm A thuộc tia Ox) và IB vuông góc với Oy (điểm B thuộc tia Oy)

a. chứng minh IA=IB

b.cho biết OI=10cm, AI=6cm. tính OA

c. gọi K là giao điểm của BI và Ox và M là giao điểm của AI với Oy. so sánh AK và BM?

d. gọi C là giao điểm của OI và MK. chứng minh OC vuông góc với MK

bài 7: cho tam giác ABC cân ở A. trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối của CA lấy điểm N sai cho BM =CN. gọi K là trung điểm MN. chứng minh ba điểm B,K,C thẳng hàng

bài 8: cho tam giác ABC cân ở A, BAC =108°. Gọi O là 1 điểm nằm trên tia phân giác của góc C sao cho góc CBO=12°. vẽ tam giác đều BOM (  M và A cùng thuộc 1 nửa mặt phẳng bờ BO). chứng minh  3 điểm C,A,M thẳng hàng

mấy bạn giải giùm mình nha. mình cần gấp lắm . thanks mí bạn ngìu nhoak.

 

3
29 tháng 2 2016

Hơi nhiều quá đấy bạn , có bài bạn phải biết làm chứ đâu phải tất cả các bài bạn không biết đâu 

1 tháng 3 2016

mình xin lỗi mjinhf copy qua nên ko để ý