Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài 1 tả cây đa
Đầu làng em có cây đa cổ thụ. Dù đi đâu xa đi chăng nữa, chỉ cần nghĩ đến cây đa đầu làng là nghĩ ngay đến quê hương yêu dấu của mình. Mỗi lần đi đâu đó, nhìn từ xa cây đa như đang giơ tay đón chào em về với quê hương, về với nguồn cội.
Cây đa tọa lạc trên bãi đất rộng ở ngã ba đầu làng. Cây đa tỏa chùm bóng mát cả một khoảng đất lớn đầu làng.
Mùa hè ở đó rất đông người, các bác các cô các chú ra làm đồng về, mọi người ngồi nhâm nhi cốc trà nhà bà Bé, trò chuyện rôm rả cả đầu ngã ba, trẻ con chúng em thì chơi chuyền, ô ăn quan… Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất. Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ. Ngọn đa cao vượt khỏi lũy tre làng.Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng. Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ. Nhìn xem, gốc đa xù xì, to oành, cả sáu người ôm không hết. Lá đa và dài, dày và óng muợt. Búp đa khô quăn queo nâu nâu rơi trên mặt cỏ đem về làm kèn. Nó kêu toe lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong, trẻo vang xa. Cây đa đã chứng kiến bao sự kiện lớn nhỏ của làng. Cùng với bao lớp trẻ, thanh niên cũng như người già sinh ra và lớn lên. Cây đa quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.
Cây đa cổ thụ là hình ảnh quen thuộc và rất gần gũi với trẻ con chúng em, chúng em rất yêu cây đa ấy, vì đó là nơi chúng em đuợc vui cuời, nô đùa và lớn lên bên nhau. Cho dù sau này có đi xa đến đâu, em vẫn sẽ luôn nghĩ đến thời con thơ dại ấy bên gốc đa cổ thụ.
bài 2 tả cây chuối
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.
bài 3 tả cây hoa hồng
Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.
Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.
Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.
Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt. Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm.
Thảo nào người ta thường thích hoa hồng đến vậy: hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rã ra, rụng xuống. Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở.
Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn.
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Tả cái bàn học Mẫu 4
Khi bước vào học lớp Một, mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà thật gọn gàng và xinh xắn.
Bàn học của em được đặt ở ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng bàn đã được đánh bóng và được phủ lên một màu nâu trông rất đẹp. Bàn có hình chữ nhật, dài một mét, rộng hơn nửa mét. Trên bàn phủ một tấm kính trắng, em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh của em cùng gia đình dưới tấm kính. Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng và ngăn nắp. Phía bên phải bàn em để cặp sách, ở giữa là lọ hoa hồng bằng ni lông màu đỏ tươi. Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm ngồi của em nên tạo cảm giác thoải mái khi ngồi học. Bàn có một ngăn kéo nhỏ, bên trong em để sách vở và đồ dùng học tập. Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh vẹc-ni nhẵn bóng. Những tháng ngày qua bàn học giúp em ngồi học thật thoải mái, mỗi khi học xong em còn được nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi xào xạc ở ngoài vườn cây giúp cho tinh thần em thêm sảng khoái.
Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thiết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.
#Chúc em học tốt
văn học ko phải là 1 thứ để coppy
nếu bn muốn viết văn tốt , đừng hỏi ai mà hãy hỏi chính mình , 1 bài văn hay có thể làm cho người khác bật khóc , bật cười .v.v. thì phải viết bằng chính những cảm xúc thực sự của bản thân . chẳng ai là ko cs cảm xúc cả , chỉ là bn chx hề để ý đến nó thôi , hãy đắt mình vào đó và đặt nó vào bản thân . Môn văn là môn duy nhất mà giọt nước mắt , nụ cười , những cảm xúc vui buồn , hào hứng , hớn hở v.v. có thể dãi bày trên những trang giấy , vì vậy chẳng cần phải hỏi ai , câu trả lời nằm trong chính trái tim của bn
học tốt !!!
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
Chúc bạn Tết vui vẻ !
- Viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này:
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
Bài làm
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.
Vườn nhà ngoại em không rộng lắm, ngoại trồng được một đám rau muống, dăm cây cà. Sát đám rau là bụi chuối sứ xanh mướt. Cây chuối tơ nhất bụi đã trổ buồng.
Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh, sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con, dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được. Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai này, vườn cua ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.
Em rất thích bụi chuối, nhất là cây chuối đang trổ buồng. Bụi chuối gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm lo lắng cho đàn con. Em thêm yêu mẹ và yêu sao mảnh vườn con có cây chuối mà ngoại ti mỉ chăm sóc bấy lâu.
Gần nhà em trồng rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng đầu ngõ.
Cây bàng cao lớn như một vệ sĩ lặng lẽ âm thầm. Thân cây hơi sần sùi, khoác tấm áo màu nâu trầm tĩnh. Thân nó to, một vòng tay em ôm không xuể, từ đây mọc ra nhiều cành đâm ngang, thành nhiều tầng nhìn rất rõ. Gốc cây vững chắc bám sâu vào lòng đất. Nó có nhiều rễ ăn ngang trồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ. Tán cây xoè rộng, nhìn từ xa như một cây dù xanh khổng lồ. Cành lá sum suê, mùa hè xòa bóng mát căn phòng em ở trên tầng hai. Mỗi sáng sớm, ẩn mình trong cái dù ấy, những cô chim họa mi cất giọng hót véo von. Các cành cây vươn ra xa với những chiếc lá bàng to, xanh ngắt. Lá bàng hay bị một loài sâu nào đó gặm nhấm nên có những lỗ nhỏ nhìn dày đặc. Vào mùa thu, một cơn gió nhẹ thổi qua làm những chiếc lá bàng nhè nhẹ rơi xuống đất. Đến mùa hè, hoa bàng nở rộ rồi những quả bàng cũng ra đời. Chúng lớn dần thành những trái xanh xanh. Trái bàng chín có vị chua ngọt, chan chát, lũ trẻ con chúng em rất thích ăn, lại còn có cả nhân bàng bên trong ăn rất ngon và bùi. Em yêu cây bàng lắm. Cây che bóng mát cho căn phòng của em và cây thay đổi trong bốn mùa: mùa hè tốt tươi, mùa thu thay lá, trụi cành khi đông tới và đâm chồi nảy lộc khi xuân về. Cây bàng còn chứng kiến biết bao kỉ niệm tuổi thơ của em, những trưa hè trốn ngủ cùng chúng bạn trèo lên cây và bị bố cho ăn đòn..
Mỗi lần nhìn cây bàng em lại càng thấy thêm yêu và quí mến nó. Nó như người bạn gần gũi của em vậy.
Sân trường em học trồng rất nhiều loại cây để che bóng mát, nào là cây keo, cây xanh, cây phượng và cả cây bàng. Nhưng em thích nhất là cây bàng giữa sân vì cây bàng vừa to lại rộng có thể che bóng mát cho chúng em vui đùa.
Cây bàng ấy đã có từ rất lâu, do các anh chị khóa đầu tiên trồng và chăm sóc. Bây giờ có lẽ nó cũng đã gần mười tuổi. Thân cây bàng rất to, khoảng bốn đến năm bạn học sinh mới ôm hết một vòng. Thân có màu nâu sậm, vỏ xù xì, có nhiều mắt nhô ra. Cả thân hình lộ rõ vẻ chắc nịch, vững chãi. Sở dĩ thân cây bàng có thể oai hùng đón lấy gió sương là bởi vì chúng có một bộ rễ ăn sâu mặt đất. Cây bàng là loại cây có rễ cọc, những cái rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Có những chiếc rễ lâu năm, trồi lên như những con rắn khổng lồ bao quanh gốc cây. Nhờ bộ rễ vững chắc ấy mà cây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. Cây bàng có rất nhiều cành, chúng sum sê ôm trọn thân cây vào lòng. Cành của cây bàng càng lên cao càng nhỏ và mỏng. Những chiếc cành mọc từ thân sẽ to, khỏe, chắc. Còn cành đâm ra từ cành lại nhỏ, yếu ớt hơn. Tuy nhiên chúng lại vươn cao hơn, chúng mọc đan xen nhau, lồng vào nhau như nhện giăng tơ.
Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi cành đều nặng trĩu lá. Những chiếc lá hình bầu dục, có gân lá màu xanh. Màu của lá bàng thay đổi theo mùa. Hạ đến, ta sẽ thấy cây bàng mang một màu xanh đậm, những chiếc lá như nhuộm xanh cả một khoảng trời. Nhưng khi thu sang, lá vội chuyển ngay sang màu đỏ cam, rực cháy trên nền trời. Và chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làm những chiếc lá rung rinh, rùng mình rơi xuống đất, tạo thành một tấm thảm đỏ êm ái. Khi đông tới, ta sẽ chẳng tìm thấy bất kì một lá bàng nào, có chăng chỉ là những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời. Hết đông, xuân về, những chồi non biếc xanh lú nhú nhô lên một màu xanh mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Đó là thời khắc lá bàng đẹp nhất, xanh tươi nhất!
Cây bàng vốn nhiều lá nên ta vẫn hay lầm tưởng rằng cây không có hoa. Nhưng thực chất hoa bàng rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa hè, núp dưới những tán lá hay nách cành. Hoa bàng có màu trắng tinh khôi, hoa mọc thành từng chùm nhỏ li ti. Hoa bàng chẳng kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhưng mang một nét đẹp dung dị, thân thuộc. Mỗi độ hoa nở, em thường hay dừng bước trước cây bàng mà lặng ngắm những bông hoa lặng lẽ tô thắm cho cây. Hoa không lung linh nhưng lại níu chân bao người tìm kiếm. Khi mùa hoa qua đi, cây bàng sẽ kết trái. Trái bàng cũng có hình bầu dục, trái nhỏ như trái táo, ở giữa to lên còn xung quanh có viền cứng màu xanh. Trái bàng khi còn non hay vừa già có màu xanh đậm như màu lá. Nhưng khi trái chín và chuẩn bị rụng thì có màu vàng rực. Cuối cùng, lâu ngày khô héo trái bàng mang màu của đất. Bên ngoài nhìn trái rất cứng, ăn vào lại có vị chan chát. Nhưng khi đập vỏ ra nhân bên trong ăn vừa bùi, vừa béo lại thơm. Nhân trái bàng ăn ngon như hạt dẻ, có thể nói đây là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng em.
Cây bàng đó đã theo chúng em từ ngày đầu em bước vào trường. Đối với em, cây bàng gắn liền với bao kỉ niệm tuổi học trò, bao buồn vui. Em tự hứa sẽ cùng các bạn chăm sóc cây bàng tốt hơn nữa để cây bàng còn đồng hành mãi với bao thế hệ học trò sau này.
Bạn tham khảo,nguồn:Top 10 bài văn mẫu tả cây phượng vĩ đạt điểm cao mới nhất - Bài viết hay
Hoa phượng luôn là một kí hiệu đặc biệt của lứa tuổi học sinh. Chỉ mong phương mau đến, phượng đến rồi lại sầu buồn, không nỡ…
Phượng là loài hoa rực rỡ tuổi học trò, thường bắt đầu nở từ đầu hè. Thân cây theo thời gian mà lớn dần, vỏ cây xù xì, thô ráp, màu nâu sậm. Đối với những cây phượng sống hàng chục hàng trăm năm thì thân cây có thể to đến hay ba vòng tay mới ôm xuể. Cây được chia làm nhiều cành to nhỏ khác nhau, mọc đều khắp các phía quanh thân mẹ. Lá phượng mỏng, dẹt, mỗi cành lá lại có nhiều chiếc lá li ti mọc so le hai bên nhánh, tạo thành một đường nét đặc trưng của loài cây này. Lá phượng nhỏ, hình bầu dục, chỉ bé xíu bằng đầu móng tay. Hoa phượng có năm cánh, màu đỏ rực, mỗi bông sẽ có một cánh có cả đốm trắng, nhị hoa là những que nhỏ, dài, mỏng như cây tăm, trên đầu là những túi nhụy màu thẫm như hạt thóc nhỏ. Hoa phượng khi chưa nở được bao bọc trong chiếc áo màu xanh non mịn màng, khi nở rộ lại nở theo chùm, những cánh phượng chi chít như những con bướm đỏ đang bay lượn trên không. Cả một khoảng trời xanh như được thắp sáng lên một ngọn lửa rực rỡ, đỏ đến tươi tắn, rạng ngời.
Hoa phượng dường như trở nên rất thân quen, gần gũi với lứa tuổi học sinh, đôi khi chúng em còn dùng những nhị để chơi trò ‘ chọi gà ‘, dùng hoa phượng để ép khô thành hình con bướm, dùng cành hoa để cài lên mái tóc đen mượt mà. Tuy rằng hoa phượng gắn liền mới mùa chia ly nhưng hoa phượng chính là hồi ức đẹp đẽ của mỗi chúng ta mỗi lần nhớ lại những ngày còn cắp sách đến trường.
Hoa phượng – một biểu tượng đẹp đẽ và rực rỡ đến nhường nào trong những ngày tuổi trẻ chân sáo nhảy nhót đến trường. Hoa phượng dần trở thành một thứ không thể thiếu của học sinh trong những năm tháng học trò, là một điều đẹp đẽ mà chúng ta đã, đang và sẽ trải qua cùng nhau.
Trên sân trường nhà em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phượng. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.
Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò.
Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây, là nơi chúng em vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi.
Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện, đũng quần cũng sắp bị mài mòn bởi rễ phượng.
Chúng em còn có một trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này, chính là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phương, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi.
Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.
Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.
Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.
1. Mở bài: Nêu vài nét giới thiệu về cây phượng.
Sân trường em trồng nhiều loài cây bóng mát trong đó có cây phượng. Không biết cây phượng có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó. Cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.
2. Thân bài: Tả cây phượng
– Cây phượng cao hơn tòa nhà 2 tầng, cành lá sum suê, tán lá rộng bao phủ cả khoảng sân.
– Gốc cây có màu đen, sần sùi, bên ngoài có lớp vôi trắng, thân cây bằng vòng tay người ôm.
– Cây có rất nhiều cành tỏa ra các hướng, cành to, nhỏ vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời.
– Lá phượng nhỏ li ti như lá me, đối xứng với nhau.
– Đến mùa hè hoa phượng ra hoa, hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng và màu đỏ hoặc đỏ hơi cam.
– Quả phượng có màu nâu, ăn có vị bùi.
– Hoa phượng thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.
– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, mùa hoa phượng nở là mùa chia tay của nhiều học sinh, sinh viên.
3. Kết bài: Nêu tình cảm với cây phượng.
Cây phượng không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn gợi nhớ nhiều kỉ niệm tuổi học trò. Em mãi yêu ngôi trường và cây phượng như một kỉ niệm đẹp tuổi cắp sách đến trường.
Bài làm
Đề văn: Tả cây phượng sân trường em
Trong khuôn viên trường em có rất nhiều cây cối tỏa bóng mát, trong đó nổi bật nhất đó là cây phượng mùa hè ra hoa rất đẹp, cây phượng đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.
Cây phượng nằm ở giữa sân trường, không ai biết nó được trồng từ khi nào nhưng từ khi em là học sinh của trường đã thấy nó rồi. Cây cao lắm tương đương với ngôi trường hai tầng, tán lá rộng, sum suê tỏa bóng mát cả sân trường rộng lớn. Lá cây phượng cũng rất đặc biệt khi nhỏ nhắn giống như lá cây me. Thân cây xù xì, vỏ bên ngoài màu đen nhám. Dưới gốc cây phượng mọc lên rễ lớn, tạo thành hình thù quái dị, xung quanh thân cây đã được bảo vệ bằng những thanh gỗ kết lại thành hình tròn chắc chắn. Bên dưới lát gạch màu đỏ, đây là nơi chúng em thường hóng mát, vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.
Vào mùa hè dưới ánh nắng vàng rực rỡ, lá cây phượng xanh um, những chùm hoa phượng đỏ rực như ngọn đuốc kiêu sa trong nắng và gió. Ánh nắng vàng chiếu xuyên qua những đóa hoa càng khiến cho khung cảnh ngày hè thêm phần rực rỡ. Thỉnh thoảng những cánh bướm bay lập lờ. Hè về cũng là thời khắc chia tay tuổi học trò, các em học sinh tạo lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, ép vào bên trong cánh phượng hồng đỏ thẫm. Bất chợt không khí trở nên sôi động hẳn lên khi những chú ve sầu cất tiếng hát râm ran. Một chú ve kêu, rồi cả đàn ve cùng hòa dàn đồng hòa chào mừng mùa hè đến.
Hoa phượng nở cảm xúc vui buồn đan xen, vui khi mùa hè đến được ngắm nhìn hoa phượng nở thật đẹp, lộng lẫy nhưng buồn khi phải sắp chia tay bạn bè. Lang thang trên sân trường nhặt từng cánh hoa phượng mà lòng bồi hồi, xao xuyến, cảm xúc thật khó tả.
Cây phượng luôn là người bạn gắn bó thân thiết với học sinh, trải qua nhiều thế hệ cây phượng vẫn giang tay chào đón những thế hệ tiếp theo học tập tại mái trường thân yêu.
Bạn tham khảo:
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chum phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve
- Hoa phượng vĩ màu đỏ
- Cây phượng vĩ cao 3-5m
- Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
- Tiếng ve kêu rất to
2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiêng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ
- Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
- Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
- Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
- Cành lá phượng vĩ rất nhiều
- Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
- Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất
b. Tả chi tiết tiếng ve
- Tiếng ve rất to
- Tiếng ve kêu suốt ngày
- Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến
c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve
- Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
- Đều gắn với bao thế hệ học trò
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt
Vườn nhà ngoại em không rộng lắm, ngoại trồng được một đám rau muống, dăm cây cà. Sát đám rau là bụi chuối sứ xanh mướt. Cây chuối tơ nhất bụi đã trổ buồng.
Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh, sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con, dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được. Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai này, vườn của ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.
Em rất thích bụi chuối, nhất là cây chuối đang trổ buồng. Bụi chuối gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm lo lắng cho đàn con. Em thêm yêu mẹ và yêu sao mảnh vườn con có cây chuối mà ngoại tỉ mỉ chăm sóc bấy lâu.
mình cần rất gấp