K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

CHỈ CÓ ĐỀ THI LỚP 5 THUI

22 tháng 3 2022

Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:

a/ Con về đấy à?
b/ Em đã làm bài tập chưa?
c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?
d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?

Câu 2. Hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối câu

a/ Cô giáo hỏi xem ai là người học giỏi nhất lớp
b/ Câu hỏi dễ thế mà cậu không trả lời được à
c/ Mình đã được nghe bài hát này ở đâu rồi nhỉ
d/ Tớ biết bạn làm sao có thể vẽ được bức tranh to thế chứ

Câu 3. Viết 5 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu ch hoặc tr:

a/ Âm đầu ch: chích choè,
b/ Âm đầu tr: trống trường;

Câu 4. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:

a/ Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài
b/ Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em thích
c/ Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần

Câu 5. Em hãy quan sát lá bàng và viết một đoạn văn miêu tả lá bàng (khuyến khích miêu tả sự thay đổi màu lá bàng theo thời gian).

* Đáp án:

Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:

a/ Con về đấy à?
b/ Em đã làm bài tập chưa?
c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?
d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?

Câu 2. Hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối câu

a/ Cô giáo hỏi xem ai là người học giỏi nhất lớp. (dấu chấm)
b/ Câu hỏi dễ thế mà cậu không trả lời được à? (dấu hỏi)
c/ Mình đã được nghe bài hát này ở đâu rồi nhỉ? (dấu hỏi)
d/ Tớ biết bạn làm sao có thể vẽ được bức tranh to thế chứ. (dấu chấm)

Câu 3. Viết 5 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu ch hoặc tr

a/ Âm đầu ch: chích choè, châm chích, chiều chiều, châu chấu, chán chường, chắc chắn, ...
b/Âm đầu tr: trống trường, tròn trịa, trùng trục, trăng trắng, tru tréo, trong trắng, ...

Câu 4. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:

a/Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài
Vd: Thưa cô, cô có thể giảng giúp em bài này được không ạ?

b/ Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em thích
Vd: Thư ơi, cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không?

c/ Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần
Vd: Bố ơi, cuối tuần này cả nhà chúng ta sẽ đi du lịch cùng nhau chứ nhỉ?

Câu 5. Em hãy quan sát lá bàng và viết một đoạn văn miêu tả lá bàng (khuyến khích miêu tả sự thay đổi màu lá bàng theo từng mùa)

- Mùa xuân: chồi non li ti, xanh mơn mởn
- Mùa hạ: lá to, dày hơn, có màu xanh ngắt
- Mùa thu: lá ngả thành màu đỏ tía. Cuối thu lá bắt đầu rụng xuống.
- Mùa đông: cây bàng trụi không còn một cái lá, cành khô trơ trụi.

31 tháng 1 2021
  • Bài 1: Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ

    Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 16

  • Các từ hàng trên có thể nối với từ “địa” hàng dưới:

    • lí 
    • thánh
    • thiên
    • thổ 
    • lãnh 
    • bản 
    • sấm
  • Từ “địa” nối được với các ô hàng dưới là:

    • chủ 

    • điểm 
    • bàn
    • lí 
    • cầu
    • thoại
  • Bài 2. Chuột vàng tài ba

    Em hãy giúp bạn Chuột nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào các giỏ chủ đề

    Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 16

  • 1. Cặp từ hô ứng

    • tớ - cậu, 
    • càng - càng, 
    • chừng như, 
    • đâu - đấy, 
    • như, 
    • chúng tôi, 
    • hơn,
    • tuy - nhưng, 
    • tựa, 
    • bởi vì - cho nên, 
    • vừa - đã, 
    • tuy nhiên, 
    • không những - mà còn
  • 2. Cặp từ quan hệ

    • tớ - cậu,

    • càng - càng,

    • chừng như,

    • đâu - đấy,

    • như,

    • chúng tôi,

    • hơn,

    • tuy - nhưng, 
    • tựa, 
    • bởi vì - cho nên, 
    • vừa - đã, 
    • tuy nhiên, 
    • không những - mà còn
  • 3. Từ để so sánh:

    • tớ - cậu,

    • đâu - đấy,

    • càng - càng,

    • chừng như,

    • như,

    • chúng tôi,

    • hơn,

    • tuy - nhưng, 
    • tựa, 
    • bởi vì - cho nên, 
    • vừa - đã, 
    • tuy nhiên,
    • không những - mà còn
  • Bài 3: Điền từ

  • Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống

    “Hà Nội có Hồ Gươm

    Nước xanh như pha mực

    Bên hồ ngọn Tháp Bút

    Viết .........  lên trời cao.”

    (Hà Nội - Trần Đăng Khoa)

  • Câu hỏi 2: Điền từ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có cặp từ hô ứng: “Dân càng giàu thì nước ……. mạnh.”

  • Câu hỏi 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Từ chỉ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật gọi là trật ……?

  • Câu hỏi 4: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:

    “Tre già ........e bóng măng non

    Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”

  • Câu hỏi 5. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Cánh cam lạc mẹ vẫn nhận được sự ........ chở của bạn bè.”

  • Câu hỏi 6. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Hùng tâm ……. khí có nghãi là vừa quả cảm vừa có khí phách mạnh mẽ."

  • Câu hỏi 7. Điền từ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có cặp từ hô ứng: Ngày chưa tắt hẳn trăng ….. lên rồi.”

  • Câu hỏi 8. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Câu tục ngữ “Người ta là hoa đất” ca ngợi và khẳng định giá trị của con ….. trong vũ trụ.”

  • Câu hỏi 9. Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành câu: Trẻ cậy cha…… cậy con

  • Câu hỏi 10. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Cùng nhau chia sẻ đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống là nội dung câu thành ngữ “Đồng cam cộng ……..”

Mk hok lớp 5 rùi nhưng mk còn nhớ hình như là thi vào bài Bài thơ tiểu đội xe không kính còn văn mk chịu ko nhớ 

~~~Chúc bn thi tốt nha~~~ 

9 tháng 5 2019

bạn ơi bạn ở đâu thế

18 tháng 4 2019

Em là hs lớp 4a trường tiểu học nhân hòa đúng ko

21 tháng 4 2019

trên vn.doc ý

13 tháng 12 2021

Ủa mà mình nhớ là đó là trong YouTube có nhiều lắm 

13 tháng 12 2021

Bạn chỉ cần lên gg tìm là có mừ

12 tháng 3 2018

Tuỳ khả năng của từng người . Học giỏi thì dễ , học yếu thì khó

12 tháng 3 2018

Đề cũng bình thường bạn à

23 tháng 10 2017

Ket bn da

23 tháng 10 2017

hết lượt trả lời

29 tháng 9 2017

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.

Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”


Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.

Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý. 

Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.


 

cảm ơn bạn nhé

14 tháng 1 2018

Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo, múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Một nghệ thuật độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ

Nghệ thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, múa rối nước ra đời vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của nhân dân ta trong các dịp lễ hội. Và đến nay, múa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian, cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

So với múa rối thông thường, múa rối nước mang nhiều đặc điểm khác như: dùng mặt nước làm sân khấu; buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.

Riêng đối với những con rối, để làm ra được những “chú rối” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung - một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Những quân rối nước thường được sử dụng trong buổi biểu diễn gồm có chú Tễu, cô tiên, người đi cày hay người đánh cá...

Nhưng đặc biệt, sự thành công hay thất bại của con rối nước phụ thuộc phần nhiều vào kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của con rối. Sau bức màn che, các nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước lạnh ngang hông để điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí bên ngoài và dưới nước.

Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong chương trình biểu diễn múa rối nước là âm thanh. Trước đây, biểu diễn múa rối nước thường ở sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè, có tác dụng mạnh đối với cả người diễn lẫn người xem.

Thông thường, mở đầu cho buổi biểu diễn múa rối nước là sự xuất hiện của chú Tễu với thân hình tròn trĩnh, mặc áo nẹp khuy không cài, vẻ mặt hỏm hỉnh làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu câu truyện. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp với yếu tố âm thanh đặc sắc đã làm nên một nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với người dân trong các dịp lễ hội từ đời này sang đời khác.

Bảo tồn nghệ thuật văn hóa truyền thống

Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nội dung của những buổi biểu diễn múa rối xoay quanh những đề tài cơ bản về sinh hoạt đời thường, những lễ hội truyền thống: múa rồng, rước kiệu, đấu vật, chọi trâu... hay trích đoạn một số tích cổ như Thạch Sanh, Tấm Cám...

Hiện nay, dù đã trải qua nhiều biến động, nhưng phong trào múa rối nước vẫn được duy trì ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc và được trình diễn rộng rãi ở cả miền Trung và miền Nam. Theo thống kê, cả nước hiện còn tồn tại khoảng 14 phường múa rối nước, trong đó một số phường rối nước vẫn còn giữ được tổ nghề như: phường rối làng Gia, phường rối Chàng Sơn, phường rối Yên Thôn...

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật cổ truyền cho đông đảo người xem. Hằng năm, cứ vào những dịp lễ Tết hay hội làng, các phường múa rối nước đều tổ chức các tiết mục múa rối nước đặc sắc phục vụ dân làng và để những thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và giữ gìn tinh túy của nghệ thuật này.

Những năm gần đây, múa rối nước không chỉ được biểu diễn khắp cả nước mà loại hình nghệ thuật độc đáo này còn được giới thiệu đến công chúng quốc tế. Năm 1979, tiết mục rối nước “Lân tranh cầu và bắt cầu” lần đầu tiên ra mắt bạn bè quốc tế ở Liên hoan múa rối Vác-xa-va, Ba Lan. Kể từ đó, rối nước Việt Nam có hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài, tham dự các liên hoan sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều trầm trồ thán phục bộ môn này. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” và nhận xét rối nước đáng được xếp hạng là “một trong những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”.

Còn ở trong nước hiện nay, gần như trong mọi tour du lịch cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đều có chương trình xem biểu diễn múa rối nước. Riêng tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội), trung bình mỗi ngày đã có 5 khung giờ biểu diễn múa rối để người xem lựa chọn và hầu như lúc nào cũng rất đông người xem. Thông qua các tiết mục múa rối nước, khán giả nước ngoài hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa và con người Việt Nam, góp phần nâng cao hiểu biết và uy tín của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, hình ảnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Có thể nói, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, bao đời qua đã gắn bó chặt chẽ với những tập tục, lễ hội của vùng Bắc bộ. Múa rối nước gần gũi với đời sống thường nhật của người dân, góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội, xứng đáng là một nghệ thuật độc đáo có một không hai trên thế giới. Hiện nay múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hóa thế giới.

P/S:   tham khảo thôi nhé. mk ko chắc là đúng

14 tháng 1 2018

vì múa rối nước đã có từ rất lâu và do người VN sáng tạo một cách đặc biệt

quà cho bạn nè:

1 - Chịu thương chịu khó.

2 - Dám nghĩ dám làm.

3 - Quê cha đất Tổ.

4 - Muôn người như một

5 -Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

6 - Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.

7 - Trọng nghĩa khinh tài

8 - Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

9 - Lá rụng về cội.

10 - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

11 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu.

12 - Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

13 - Xấu người đẹp nết.

14 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

15- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Nhiều lắm!

15 tháng 12 2021

Wow