K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2018

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

20 tháng 5 2018

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

15 tháng 5 2019

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

- Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

8 tháng 4 2017

một số dẫn chứng: đê1
+Từ vựng:tiếng việt đã việt hoá nhiều từ gốc hán :độc lập,tự do ,hạnh phúc...
+Tiếng việt dồi dào về cấu tạo từ ngữ ;các từ ghép ,láy; nhiều từ ghép có thể thay đổi trật tự các tiếng để cấu tạo nhạc tính khi cần thiết .VD:đắng cay-cay đắng .Có khi từ láy được tách thành 2 từ đơn để nhấn mạnh:sóng dập gió dồi
+ Phong phú về hình thức diễn đạt:cấu tạo thông thường chủ ngữ-vị ngữ,song cũng có khi trật tự thay đổi để nhấn mạnh
VD:từ những năm đau thương chiến đấu -đã ngời lên nét mặt quê hương

15 tháng 3 2017

Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là một phần nhỏ lược trích trong bài “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” của giáo sư Đặng Thai Mai viết năm 1967.

Trước tiên, tác giả nói rõ niềm tự hào về tiếng Việt, tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt của mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay.

Đoạn văn (3 câu) tiếp theo, giáo sư giải thích về những đặc sắc của tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp và hay. Về mặt âm hưởng, thanh điệu thì “hài hòa”; cách đặt câu thì “rất tế nhị và uyển chuyển”. Tiếng Việt lại giàu có, phong phú “có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. Nhận xét ấy rất sâu sắc...

Đoạn thứ ba có 22 câu, tác giả dùng 21 câu để chứng minh tiếng Việt đẹp và hay, dùng một câu để tiểu kết.

Tác giả chỉ ra rằng, về mặt cấu tạo, tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Đẹp như thế nào? Nhiều người ngoại quốc sangthăm nước ta, tiếp xúc với nhân dân ta đã nhận xét: “tiếng Việt giàu chất nhạc”. Một giáo sĩ phương Tây (rất thạo tiếng Việt) đã ca ngợi tiếng Việt là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Tác giả đã sử dụng trích dẫn, một lối viết nghiêm túc “nói có sách, mách có chứng".

Tiếng Việt rất đẹp, “có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú”, lại “giàu về thanh điệu” (có hai thanh bằng và bốn thanh trắc). Do đó tiếng Việt “giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Tiếng Việt rất đẹp, “cân đối, nhịp nhàng” về mặt cú pháp; từ vựng dồi dào về cả ba mặt thơ, nhạc, họa. Và giáo sư đã nói thêm rằng: “Tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng".

Tiếng Việt rất hay, nó thỏa mãn được nhu cầu của xã hội, vì nó là một phương tiện, một công cụ “trao đổi tình cảm, ý nghĩa giữa người với người”. Tiếng Việt hay như thế nào?

- Về từ vựng, tiếng Việt “tăng lên mỗi ngày một nhiều” (giàu có).

- Về ngữ pháp, tiếng Việt “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn” (trong sáng).

- Tiếng Việt “đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ..”.

Câu cuối đoạn, giáo sư khẳng định rằng, tiếng Việt, về mặt cấu tạo, về khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đã chứng tỏ “sức sống của nó”. Đó là câu kết đoạn.

Văn bản trên đây là một bài nghị luận chứng minh đã khẳng định và ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt. Trước khi chứng minh, tác giả đã giải thích ngắn. Phần chứng minh, cách lập luận rất chặt chẽ, được thể hiện qua một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ hai luận điểm: tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay (giàu có, trong sáng). Cách mở đoạn, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng, cách chuyển ý chuyển đoạn, cách kết luận của tác giả vừa khoa học, chặt chẽ, vừa tinh tế.

Đọc văn bản này, ta càng thêm yêu quý và tự hào tiếng Việt rất giàu đẹp. Đồng thời, chúng ta học tập cách viết của giáo sư Đặng Thai Mai: cách dùng từ, đặt câu, cách chứng minh.

22 tháng 9 2017

Đáp án

1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – a

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ1,PHẦN VĂN1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn...
Đọc tiếp

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ

1,PHẦN VĂN

1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?

2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?

3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn Chương,Hoài Thanh viết:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó

4.Phân tích rõ 2 hình ảnh tương phản trg truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của PDT?

5.vẽ BĐTD khái quát trình tự lập luận trg các văn bản nghị luận hiện đại đã học?

Phần văn chỉ đến đây thôi,còn phần tiếng việt nữa,em học k đạt môn văn lắm cho nên mới hỏi bucminh

2
27 tháng 7 2016

nhiều z

3 tháng 8 2016

em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nhavui à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 2 2019

Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.

Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.

Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

21 tháng 2 2021

Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.

Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.

Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)
d. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông.

0