K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có ba bình cách nhiệt giống nhau, chứa cùng một loại chất lỏng chiếm 1/2 thểtích của mỗi bình. Bình 1 chứa chất lỏng ở 20°C, bình 2 chứa chất lỏng ở 40°C, bình 3chứa chất lỏng ở 80°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường khi rót chất lỏng từbình này sang bình khác và chất lỏng không bị mất mát trong quá trình rót.a) Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình khác, người ta thấy bình 3được chứa...
Đọc tiếp

Có ba bình cách nhiệt giống nhau, chứa cùng một loại chất lỏng chiếm 1/2 thể
tích của mỗi bình. Bình 1 chứa chất lỏng ở 20°C, bình 2 chứa chất lỏng ở 40°C, bình 3
chứa chất lỏng ở 80°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường khi rót chất lỏng từ
bình này sang bình khác và chất lỏng không bị mất mát trong quá trình rót.
a) Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình khác, người ta thấy bình 3
được chứa đầy chất lỏng ở nhiệt độ 50°C, còn bình 2 chỉ chứa 1/3 thể tích chất lỏng ở
nhiệt độ 45°C. Hỏi chất lỏng chứa trong bình 1 có nhiệt độ bằng bao nhiêu?
b) Sau rất nhiều lần rót đi rót lại các chất lỏng trong ba bình trên đến khi nhiệt
độ ở ba bình coi là như nhau và bình 3 được chứa đầy chất lỏng. Hỏi nhiệt độ chất
lỏng ở mỗi bình bằng bao nhiêu?

1
14 tháng 1

a,Gọi khối lượng chất lỏng mỗi bình ban đầu là m
giả sử bình 2 và 3 cùng hạ nhiệt độ đến 20oC thì sẽ toả ra nhiệt lượng:
\(Q_1=mc\left(40-20\right)+mc\left(80-20\right)=80mc\left(J\right)\left(1\right) \)
Sau một số lần rót qua rót lại, nhiệt độ của chất lỏng trong bình 1 là \(t_1'\)
vì \(t_2>t_1;t_3>t_1\Rightarrow t_1'>t_1\)
Lúc này khối lượng chất lỏng trong bình 3 là 2m, trong bình 2 là \(\dfrac{2m}{3}\) và khối lượng chất lỏng trong bình 1 là \(\dfrac{m}{3}\)
giả sử cả 3 bình đều hạ nhiệt độ đến 20oC thì sẽ toả nhiệt lượng:
\(Q_2=2mc\left(50-20\right)+\dfrac{2mc}{3}\left(45-20\right)+\dfrac{mc}{3}\left(t_1'-20\right)=mc\left(\dfrac{230}{3}+\dfrac{t_1'-20}{3}\right)\left(2\right)\)
do cả 3 bình không trao đổi nhiệt với môi trường nên \(Q_1=Q_2\)
\(\Rightarrow80=\dfrac{230}{3}+\dfrac{t_1'-20}{3}\Leftrightarrow240=230+t_1'-20\Leftrightarrow t_1'=30^oC\)
b, do không có sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường nên sau rất nhiều lần rót qua rót lại, nhiệt độ 3 bình là như nhau và bằng nhiệt độ cân bằng của chất lỏng trong 2 bình với nhau. gọi nhiệt độ cân bằng là t
\(t=\dfrac{mc.20+mc.40+mc.80}{mc+mc+mc}=\dfrac{20+40+80}{3}=\dfrac{140}{3}\approx46,67^oC\)

14 tháng 10 2018

hình đâu

26 tháng 1 2016

Giả sử khối lượng của chất lỏng mỗi bình là \(\dfrac{m}{2}\)

a) Sau vài lần rót thì khối lượng chất lỏng trong các bình lần lượt là: 

Bình 3: \(m\)

Bình 2: \(\dfrac{m}{3}\)

Bình 1: \(\dfrac{m}{6}\)

\(Q_{tỏa}=m.c.(80-50)=m.c.30\)

\(Q_{thu}=\dfrac{m}{6}.c.\Delta t+\dfrac{m}{3}.c.(48-40)=\dfrac{m}{6}.c.\Delta t+\dfrac{m}{3}.c.8\)

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\Rightarrow 30=\dfrac{\Delta t}{6}+\dfrac{8}{3}\Rightarrow \Delta t\Rightarrow t\)

(Kết quả có vẻ hơi vô lý, bạn xem lại giả thiết nhé)

b) Sau khi rót đi rót lại nhiều lần, nhiệt độ của chất lỏng trong các bình bằng nhau và bằng t

\(\Rightarrow \dfrac{m}{2}.c(t-20)+\dfrac{m}{2}.c.(t-40)=\dfrac{m}{2}.c.(80-t)\)

\(\Rightarrow (t-20)+(t-40)=(80-t)\Rightarrow t = 46,67^0C\)

27 tháng 1 2016

bạn ơi cái phần b đó.sao lượng nước ở 3 bình lại bằng nhau?

27 tháng 10 2021

Bạn tham khảo tại đây nhé!
nhiệt học của lớp 9 - Miny.vn - Cộng đồng hỗ trợ học tập

19 tháng 12 2022

a, Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 1s:
Q=I2Rt=2,52.80.1=500 (J)

b,Đổi: 20 phút = 1200s

Nhiệt lượng bếp điện tỏa ra trong 20 phút:

Q=I2Rt= 2.52.80.1200=600000 (J)

Ta có: \(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=>A_i=\dfrac{A_{tp}}{100\%}.H\)

=> Ai= \(\dfrac{600000}{100\%}.80\%\)= 480000(J)

c,Ta có: Q=m.c.Δt => c= \(\dfrac{Q}{m.\Delta t}\)

<=>c= \(\dfrac{480000}{1,5.\left(100-20\right)}\)

c=4000 (J/Kg.K)

20 tháng 12 2022

 cho mình hỏi là cái công thức  c= \(\dfrac{480000}{1,5\left(100-20\right)}\) này thì 1,5 là j vậy bạn

 

1 động cơ nhiệt khi hoạt động bình thường mỗi giây tỏa ra 8190 J . Để động cơ hoạt động tốt ,lượng nhiệt tỏa ra phải được mang đi bởi hệ thống làm mát.Hệ thống làm mát này sử dụng 1 loại chất lỏng làm mát có khối lượng riêng D=1,2kg/lít nhiệt dung riêng C =3900 J/kg.k nhiệt độ ban đầu 30 độ C a)giả sử toàn bộ nhiệt lượng động cơ tỏa ra truyền cho 2 lít chất làm mát trên. Tính nhiệt độ...
Đọc tiếp

1 động cơ nhiệt khi hoạt động bình thường mỗi giây tỏa ra 8190 J . Để động cơ hoạt động tốt ,lượng nhiệt tỏa ra phải được mang đi bởi hệ thống làm mát.Hệ thống làm mát này sử dụng 1 loại chất lỏng làm mát có khối lượng riêng D=1,2kg/lít nhiệt dung riêng C =3900 J/kg.k nhiệt độ ban đầu 30 độ C

a)giả sử toàn bộ nhiệt lượng động cơ tỏa ra truyền cho 2 lít chất làm mát trên. Tính nhiệt độ của chất làm mát đó sau 1 phút nhận nhiệt lượng b)Để làm mát động cơ người ta cho chất lỏng chảy liên tục trong 1 ống có tiết diện bằng 1cm2 để nâng nhiệt từ động cơ chảy ra ngoài .Biết chất lỏng sau khi nhận nhiệt từ động cơ nó chảy ra với nhiệt độ 80 độ C .Tính tốc độ dòng chất lỏng chảy trong ống để hấp thụ hết được lượng nhiệt động cơ tỏa ra nhằm duy trì nhiệt độ ổn định .Giả sử chất làm mát hấp thụ hết toàn bộ nhiệt lượng do động cơ tỏa ra
0