K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

           

 

            Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ.  Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương.  Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng.  Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay.  Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.

            Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du.  Ông xúc động viết bài thơ này.  Sau khi  cảm nhận thấm thía lòng thương người  và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ  thật xúc động:

                                    Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

                                    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                   Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

                                   Hỡi người xưa của ta nay

                                   Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:

                                                 Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

             Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi.  Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du.  Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước.  Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế.  Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng.  Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ.  Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu-  thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:

                                                Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                      Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

             Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du.  “ Nghìn năm” là  khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ.  Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du.  Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”.  Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá.  Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng.  và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là

 

 

tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.  

            Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên.  Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế.  Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào

                                            Hỡi người xưa của ta nay

                                  Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”.  Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào  khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.

bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc.  Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng  thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với.  Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.

              Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều.  Tố Hữu đã tổng kết đánh giá  cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc.  Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.

 

18 tháng 3 2016
Tháng 11/1965 khi giặc Mỹ bắn phá ác liệt, nhà thơ có dịp qua quê hương của Nguyễn Du và nhân kỷ niệm đúng hai trăm năm ngày sinh của Người, Tố Hữu xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá của Tố Hữu tiêu biểu cho thế hệ hôm nay nhìn về quá khứ lịch sử của cha ông xưa để từ đó khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ hôm nay của dân tộc. Trong tiếng vọng của tấc lòng tri âm tri kỷ ấy, Tố Hữu đã thốt lên: Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thuNghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngàyHỡi Người xưa của ta nayKhúc vui xin lại so dây cùng Người! Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối, tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ... ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du, một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên "Truyện Kiều", một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết: Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời ngàn thu Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là "non nước" vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông. Lối thơ ấy, tiếng lòng hân hoan Tố Hữu lại tiếp tục rộng mở vươn tới những giá trị vĩnh hằng khác: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ.. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như "tiếng mẹ", mà "tiếng mẹ" thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành. Tiếng lòng đồng vọng của cõi xưa nhập cùng thế hệ hôm nay để con lại vang lên lời ca tự hào:  Hỡi người xưa của ta nayKhúc vui xin lại so dây cùng Người! Trên trục kết cấu "xưa-nay", "con-Người" cùng vang lên tiếng lòng khát khao tìm kiếm tri âm. "Con" sẽ cùng "Người" hát tiếp khúc tráng ca ấy chào đón cách mạng. Chữ "cùng" đã thể hiện đầy đủ ước vọng của chúng con và Người. Tình cảm ấy, nghĩa cử ấy thật đáng tự hào và trân trọng. Sáu câu thơ, ba cặp lục bát song hành ấy là tình cảm, tiếng lòng của chúng con thế hệ hôm nay đáp lời quá khứ. Đó cũng là lời hứa chân thành nhất của thế hệ hôm nay cùng ngân vang theo nhịp đập của quá khứ. Bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn, sử dụng hình ảnh có tính gợi hình, giọng điệu ân tình, ngọt ngào, đậm chất dân tộc, khổ thơ đã thể hiện trọn vẹn phong cách thơ Tố Hữu: khuynh hướng thơ trữ tình - chính trị, một giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Khổ thơ khép lại nhưng lại mở ra một chân trời mới, tương lai mới trong hành trình chống Mỹ hôm nay: Sông Lam nước chảy bên đồiBỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân
11 tháng 3 2016

Gợi ý :

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.

2. Đại ý : Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của Tố Hữu với Nguyễn Du.

3. “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương”

            -“Nỗi niềm xưa” là nỗi niềm của người xưa - của Nguyễn Du. “Thương” là thái độ tình cảm của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du mà đặc biệt là nỗi niềm của Nguyễn Du.

4. Nỗi niềm của Nguyễn Du lúc sinh thời:

            + Tình đời sâu nặng: “Dìa lìa ngó ý còn vương tơ lòng/ Nhân tình nhắm mắt chưa xong” ( sử dụng hình thức tạp Kiều)

            + Nỗi cô đơn và khao khát được chia sẽ, đồng cảm: “Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” ( Vận dụng linh hoạt ý thơ của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh ký )

=> Tố Hữu vừa cảm thông nỗi cô đơn, vừa trân trọng tình đời sâu nặng và khao khát được hậu thế đồng cảm của Nguyễn Du.

4. Hai câu cuối:Sử dụng hình thức tập Kiều để  thể hiện sự nhắn gửi của Nguyễn Du đối với hậu thế “ Mai sau dù có bao giờ “ và tác giả bày tỏ sự đồng cảm của hiện tại đối với quá khứ, của tác giả đối với Nguyễn Du “Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay.”

5. Mối đồng cảm của tác giả với Nguyễn Du đã làm nên giá trị nhân đạo cho đoạn cũng như bài thơ.

Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau.“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này....
Đọc tiếp

Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Ma-đơ-len Ríp-phô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời ?

(Lê Trí Viễn)

A. Bác bỏ và bình luận

B. Phân tích và bác bỏ

C. So sánh kết hợp với phân tích và bác bỏ

D. So sánh kết hợp với bình luận

1
22 tháng 8 2019

Đáp án D

24 tháng 12 2019

Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” : Mùa thu đất nước trong hoài niệm nhà thơ

Đáp án cần chọn là: A

17 tháng 3 2017

* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

* Cảnh và người Việt Bắc rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.

  - Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

  - Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.

   + Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)

   + Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

27 tháng 1 2019

Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

- Nội dung:

    + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai

    + Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

Nghệ thuật:

    + Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…

    + Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư

18 tháng 3 2016

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” :

- Tháng 10 và tháng 11/ 1965, Tố Hữu có chuyến đi công tác vào các tỉnh miền Trung.  Khi ấy, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã lan rộng vùng khu IV cũ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình trở thành tuyến lửa ác liệt

- Trong chuyến đi này, Tố Hữu đã làm một chùm thơ mang tính thời sự, in đậm những hình ảnh và khí thế của cuộc chiến đấu.

- Cũng trong chuyến đi đó, nhà thơ đã qua huyện Nghi Xuân, quê hương cụ Nguyễn Du đúng vào dịp kỉ niệm 200 năm sinh của đại thi hào Nguyễn  Du.  Tố Hữu sáng tác “Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – đưa vào tập “RA TRẬN”  1972.

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ... Cô học trò nhỏ, con gái của độc...
Đọc tiếp

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình./.

3
10 tháng 11 2016

hay quáeoeo

13 tháng 11 2016

"Ỷ Lan" là ai thế bn?!? batngo

23 tháng 6 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay .... ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.