K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2016

Tên thường gọi: Cây càng cua, cây xương rồng giáng sinh

Tên khoa học: Zygocactus truncatus

Họ thực vật: Cactaceae (họ xương rồng)

Chiều cao: 20 – 25 cm

Công dụng: Cây càng cua cho hoa đẹp và ưa bóng thích hợp trồng chậu để bàn khách, bàn ăn, bệ cửa sổ… hay trồng chậu treotrang trí cửa sổ, cầu thang, ban công…tạo cảnh quan đẹp và lạ cho căn nhà. cây càng cua cũng có thể trồng ngoài trời nhưng ở những nơi có bóng râm.

chau cay hoa cang cua

Cây càng cua có nguồn gốc từ những khu rừng ven biển và rừng có độ cao 100 – 1500 m ở Brazil và Rio de Janeiro. Trong môi trường tự nhiên, cây càng cua là loài sống phụ sinh. Nói cách khác, chúng là loài mọc trên cây. Cây càng cua bám rễ vào vỏ cây chủ.

cay cang cua

Cây càng cua tiếp nhận độ ẩm và dinh dưỡng chỉ từ mưa. ở sa mạc, cây càng cua luôn mọc dưới một tán cây và không bao giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Môi trường thích nghi của cây càng cua là nơi ấm áp, rừng ẩm và ánh sáng mặt trời sau khi được lọc qua bởi các tán lá cây lớn. Hoa càng cua trong tự nhiên được biết nhiều nhất là hoa màu đỏ thu hút nhiều chim thụ phấn cho hoa. Quả cây càng cua cũng màu đỏ nên thu hút các loài chim giúp cây phát tán hạt đị nhiều nơi.

cay cang cua trong chau de ban

Cây càng cua mọc thành bụi nhỏ, gốc hóa gỗ mập, thân có 2 cánh dẹt, mép khía răng và thắt lại ở đốt, màu xanh bóng mềm. Cây càng cua phân cành nhiều, ngang hay buông thõng xuống. Cây càng cua có chiều cao 30 cm trước khi rũ cành xuống, chiều rộng 30 – 45 cm. Những cành dạng lá có chiều dài 4.5 cm, rộng 2.5 cm, phẳng màu xanh đậm và bóng giống như lá với 2 răng ở đỉnh và 2 – 8 răng cưa nhỏ (nhọn) ngoài rìa.

than cay cang cua

Hoa càng cua dạng túi, ống dài 7 -12 cm, rộng 4.5 cm mọc ra từ các cành ở đỉnh, buông thõng xuống. Cánh hoa nhiều, xếp xoắn ốc, đế hoa dài 4 cm. Hoa càng cua có màu đỏ, hồng, tím, hoặc nhiều màu và thơm. Thời gian ra hoa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Cây càng cua được kích thích ra hoa bởi ngày ngắn và nhiệt độ mát mẻ. Quả càng cua tròn có màu đỏ.

Hoa càng cua đỏ

hoa cang cua do

Hoa càng cua hồng

hoa cang cua hong

Hoa càng cua tím

hoa cang cua tim

Hoa càng cua trắng

hoa cang cua trang

Hoa càng cua vàng

hoa cang cua vang

Cây càng cua đòi hỏi nước nhiều vào mùa hè và một phần bóng râm nhưng cũng có thể chịu đất khô nhẹ giữa 2 đợt tưới nước. Trong quá trình cây càng cua ra hoa nên giữ đất ẩm ướt nhưng không ngập úng. Sau khi hoa đã rụng hết bạn nên giữ đất khô khoảng vài tháng. Nếu muốn thay chậu cho cây thì đây là thời gian thích hợp. Cây càng cua mọc mầm rất dễ khi chúng được trồng nơi khác. Cây càng cua có thể nhân giống bằng giâm cành hoặc ghép cây.

cay cang cua cat canh

Cây càng cua thích hợp trồng chậu để bàn trang trí bàn ăn, bàn khác, bệ cửa sổ… Cây cũng được trồng chậu treo vì thân có dáng rũ uốn cong xuống treo nơi cửa sổ, ban công để tô điểm thêm cho không gian trên cao.

cay cang cua chau treo

cay cang cua trong chau

chau treo cay cang cua ngoai troi

8 tháng 10 2016

ăn vụng k chùi mép 

24 tháng 10 2016

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN

Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!

24 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

12 tháng 12 2018

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

12 tháng 12 2018

Bài làm Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán :                             Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,                             Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ;                             Yên ba thâm xử đàm quân sự,                             Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau :              Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,              Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ;              Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,              Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay.                             Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,                             Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ;                             (Rằm xuân lồng lộng trăng soi,                             Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng...

 

7 tháng 11 2017

the ma da 2 nam ke tu ngay ong ra di nhanh that. thoi gian khong the xoa di ki niem ve ong ve tinh yeu cua chau

30 tháng 9 2016

Mở bài : Gt chung về ngày khai trường

Thân bài :

_ Tâm trạng trước khi tới trường ( lớp 1 )

_ Trang phục

_ Đi đường mẹ dặn dò

_ Trước ngày hôm ấy, em có suy nghĩ gì?

_ Đến trường em thấy thế nào?

_ Cảm xúc ( vui, lo sợ,.......)

_ Mẹ động viên khuyên nhủ

_ Lấy hết can đảm bước vào

_ Ngày hôm ấy kỉ niệm ấn tượng của em

Kết bài:

+ Cảm nhận và suy nghĩa của em về ngày hôm ấy

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 10 2016

Bạn có thể viết mẫu cho mình không ?

23 tháng 10 2016

Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một ***** mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một ***** ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một ***** đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một ***** nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.

Chúc bn hok tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  
23 tháng 10 2016

DÀN BÀI:
I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

20 tháng 11 2016

MB: Giới thiệu bác lao công.

TB: Tả ngoại hình:

Dáng người: nhỏ nhắn, dong dỏng cao.

Quần áo: mào xanh lá cây (trang phục của công ty VSMT)

Khuôn mặt: Không nhìn rõ vì……, chỉ lộ đôi mắt sáng, hiền hậu.

Chân: đi ủng cao su, tay đeo găng.

Trông bác gọn gàng trong bộ quần áo bảo hộ lao động.

Tả hoạt động: Đẩy xe rác đi dọc phố, lắc chuông leng keng….

Con phố qua một ngày hối hả người qua kẻ lại trông…….

Bác dùng cây chổi tre quét dọn từng ngóc ngách, trên hè, dưới lòng đường, không còn sót một chiếc lá. Tiếng chổi xoèn xoẹt theo nhịp tay nhanh nhẹn của bác. Quét xong: Vun gọn, dùng đôi kẹp sắt, hót gọn ghẽ đổ vào xe rác. Đến cuối phố: xe đấy ắp, bác đẩy vất vả hơn. Lon bia, vỏ hộp, giấy vụn bác nhặt vào túi riêng, treo lủng lẳng quanh xe. Thỉnh thoảng, bác lấy ống tay quệt mồ hôi lăn trên trán. Bác đi tới đâu , đường phố sạch sẽ sáng sủa tới đó, giống như…..

KB: - Nhận xét về công việc của bác.

- Nêu suy nghĩ và hành động của mình và mọi người.

2 tháng 4 2018

ppap i have a cay lao. i have a con cong ahhhhhhh! lao cong hihihiha

10 tháng 9 2016

I.     Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa. Nở vài ngày tết.

II.    Thân bài

a.               Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

-       Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b.               Tả chi tiết từng bộ phận

-       Gốc mai, thân mai?

-       Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

-       Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

-       Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...

-       Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

-       Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III.    Kết luận

Cảm xúc, cảm nghĩ chung về cây hoa mai.

Bạn tham khảo nha .Chúc bạn học tốt!

10 tháng 9 2016

Đây là bài văn tả cây hoa mai. Bạn tham khảo nó rồi triển khai ý ra nhé!

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

25 tháng 12 2016

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2. Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... nhưthể nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3. Kết bài:

* Tình cảm của em đối vói cây hoa phượng:

- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...