Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những hoạt động của Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu rất ý nghĩa và lan tỏa nhiều bài học tích cực. Các dự án "Ươm mầm tương lai", "Chắp cánh ước mơ",... đã giúp cho các bạn nhỏ vùng hải đảo xa xôi, có hoàn cảnh khó khăn đã được tiếp thêm sức mạnh, động lực để đến trường. Từ đó, em cũng nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia và bảo về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Bài hát rất là ý nghĩa nói về ba mẹ mình, những người đã sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, bảo vệ chúng ta. Ba mẹ ta rất tuyệt vời, vì nhờ họ mới có chúng ta đang ở đây, nơi này. Dù họ ra sao thì họ cũng là ba, là mẹ chúng ta nên mới có câu ''Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''.
1.
a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng
b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành.
c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
Tham khảo theo đường link : OLM - Bài viết - Nguyễn Hiền Linh - Bài văn số 197 - Học trực tuyến OLM
OLM - Bài viết - Nguyễn Hiền Linh - Bài văn số 197 - Học trực tuyến OLM
a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật Dế còm.
b. Là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.
c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.
Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa.
Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn chăm chỉ học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.
Qua câu chuyện trên em học được bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.