K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Theo Lâm Ngũ Đường

 

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1/ Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? (0.5đ)

A. Thiên nhiên              

B. Đất sét
C. Đồ ngọc                     

C. Con giống

Câu 2/  Có người mang khối ngọc đến  cửa hàng làm gì? (0.5đ)

A. Nhờ Trương Bạch tạc con giống.

B. Bán ngọc lấy tiền

C. Nhờ Trương Bạch tạc một pho tượng Quan Âm.

D. Nhờ Trương Bạch tạc một pho tượng theo ý muốn

Câu 3/ Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? (0.5đ)

A. Sự tinh tế                       

B. Sự chăm chỉ
C. Sự kiên nhẫn                 

D. Gắng công

Câu 4/ . Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng Quan Âm là gì? (0.5đ)

A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt Quan Âm  như biết nhìn theo.
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

Câu 5/ Điều kiện nào là quan trọng nhất giúpTrương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? (1đ)

A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

Câu 6/ Bài đọc: "Bàn tay người nghệ sĩ ca ngợi ai? tài năng gì?  (1đ)

……………………………………………………………………………

Câu 7/ . Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì? (0.5đ)

A. Để hỏi
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

Câu 8/ Vị ngữ trong câu “ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng” là(0.5đ)

A. trắng bay lượn trên cánh đồng

B. cánh đồng

C. trên cánh đồng

D. bay lượn trên cánh đồng

Câu 9/ Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có mấy tính từ? (1đ)

A. Một tính từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai tính từ. Đó là các từ:  ………………………………………..
C. Ba tính từ. Đó là các từ: ........................................................................
D. Bốn tính từ. Đó là các từ: .....................................................................

Câu 10/  Đặt 1 câu kể Ai làm gì? (1đ)

…………………………………………………………………………..

Mấy bạn giúp mình với

4
10 tháng 2 2022

1 - A
2 - C
3 - C
4 - D
5 - A
7 - D
8 - D
9 - B
10 - Mẹ em đang nấu ăn ở trong bếp.

10 tháng 2 2022

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Theo Lâm Ngũ Đường

 

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1/ Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? (0.5đ)

A. Thiên nhiên              

B. Đất sét
C. Đồ ngọc                     

C. Con giống

Câu 2/  Có người mang khối ngọc đến  cửa hàng làm gì? (0.5đ)

A. Nhờ Trương Bạch tạc con giống.

B. Bán ngọc lấy tiền

C. Nhờ Trương Bạch tạc một pho tượng Quan Âm.

D. Nhờ Trương Bạch tạc một pho tượng theo ý muốn

Câu 3/ Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? (0.5đ)

A. Sự tinh tế                       

B. Sự chăm chỉ
C. Sự kiên nhẫn                 

D. Gắng công

Câu 4/ . Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng Quan Âm là gì? (0.5đ)

A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt Quan Âm  như biết nhìn theo.
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

Câu 5/ Điều kiện nào là quan trọng nhất giúpTrương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? (1đ)

A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

Câu 6/ Bài đọc: "Bàn tay người nghệ sĩ ca ngợi ai? tài năng gì?  (1đ)

Bàn tay người nghệ sĩ ca ngợi Trương Bạch . có tài năng tạc tượng từ hồi nhỏ

Câu 7/ . Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì? (0.5đ)

A. Để hỏi
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

Câu 8/ Vị ngữ trong câu “ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng” là(0.5đ)

A. trắng bay lượn trên cánh đồng

B. cánh đồng

C. trên cánh đồng

D. bay lượn trên cánh đồng

Câu 9/ Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có mấy tính từ? (1đ)

A. Một tính từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai tính từ. Đó là các từ:  ………………………………………..
C. Ba tính từ. Đó là các từ: ........................................................................
D. Bốn tính từ. Đó là các từ: .....................................................................

Câu 10/  Đặt 1 câu kể Ai làm gì? (1đ)

Tôi đang học 

9 tháng 8 2023

- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.

+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng

(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tác động của thiên nhiên với đời sống và sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung:

- Thuận lợi: Đa dạng hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch,...); thuận lợi phát triển kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm muối, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...)

- Khó khăn: Nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, khô hạn, gió phơn, lũ lụt,...

Một số biện pháp phòng, chống thiên tai: Dự báo khả năng xảy ra thiên tai, Trồng cây, Trồng rừng, Sơ tán người dân,...

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về di tích Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Tên di tích: Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Mục đích tham quan: tìm hiểu về công đức của Thánh Gióng, qua đó góp phần bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Thời gian dự kiến: ngày …./ tháng …../ năm 2023.
- Chuẩn bị: kinh phí, vật phẩm để dâng hương (hương, hoa, hoa quả,…), đồ ăn nhẹ,…
- Các bước thực hiện
+ Liên hệ để thuê xe và thống nhất với bên vận chuyển về thời gian, địa điểm, lịch trình
+ Khi đến Đền Gióng: làm lễ dâng hương trước sân Rồng, sau đó tham quan, tìm hiểu di tích theo sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên du lịch; tổ chức một số trò chơi dân gian, như: nhảy bao bố, kéo co,…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.

- Chợ nổi:

+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.

+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.

+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...

Vận tải đường sông:

+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.

+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.

- Trang phục:

+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn

+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.

* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:

- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.

- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.

- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.

Tham khảo

- Mô tả bệnh viện dã chiến: Bệnh viện dã chiến nằm ở tầng cuối cùng trong lòng địa đạo. Nơi đây có hầm giải phẫu, các cơ sở vật chất y tế phục vụ cuộc kháng chiến.

- Mô tả bếp Hoàng Cầm:

+ Bếp Hoàng Cầm là một loại bếp đặc biệt, mang tên người sáng tạo ra nó.

+ Điểm độc đáo của loại bếp này là làm hạn chế tối đa khói toà lên trên mặt đất khi nấu, không để đối phương phát hiện.

+ Bếp được sử dụng phổ biến trong địa đạo, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.

24 tháng 11 2023

“Ðông sang Tây không phải đường thư

Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo

 Ðông Trường Sơn cô gái ba sẵn sàng xanh áo

 Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”

(Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật)

31 tháng 12 2021

đm đừng đăng nữaaaaaaaaaa

30 tháng 12 2021

- Chức quan trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều: lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê

   - Nhân dân: cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị an ức.

26 tháng 11 2023

• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung là: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Ba,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi
- Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông ngòi.
- Do địa hình hẹp ngang nên sông thường ngắn, dốc. 
- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, nước sông lên nhanh nhưng cũng rút nhanh.

9 tháng 4 2022

Tham khảo:
 Kinh Thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp . Đây là một di sản văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.