K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

Nhà nông ?

25 tháng 12 2017

Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, zẻ Triêng, Brâu,... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà rông truyền thống. Toàn tỉnh Kon Tum hiện nay đã xây dựng được 381 nhà rông chiếm tỉ lệ trên 50% số thôn, buôn, làng mà tỉnh Kon Tum phấn đấu sẽ xây dựng 100% nhà rông vào năm 2005.

Hội thảo khoa học về Nhà rông - Nhà rông văn hoá được tổ chức đầu tiên tại thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, đã quy tụ nhiều giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn, duyên hải miền Trung với 52 bản tham luận khoa học, trong đó 2/3 số tham luận là của các nhà nghiên cứu ở các cục, vụ, trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn và Bộ Vãn hoá - Thông tin (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Bảo tồn bảo tàng,...).

Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề lí thú, tranh luận sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lí văn hoá để tìm ra được tiếng nói chung về việc xác định nhà rông - ngồi nhà chung truyền thống của Tây Nguyên: hình dáng, kiến trúc, vật liệu xây dựng, quy cách, quy trình xây dựng hay phần hồn với những tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của nó. Câu trả lời thứ nhất của hội thảo là: nhà rông là một di sản văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Hàng trăm ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên đã sừng sững tồn. tại với thời gian. Nhà rông - niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và cả cộng dồng dân tộc Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung với nét độc đáo riêng biệt, dáng vươn cao vứt, bề thế, thể hiện tính vươn lên mạnh mẽ, vượt qua gian lao, vất vả đề tự khẳng định mình trong quá khứ và hiện tại. Sự ra đời của ngôi nhà chung (nhà rông) tự bản chất của nó gắn với những hình thái kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên.

Nhà rông Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của núi rừng Tây Nguyên như tranh, tre, gỗ, lồ ô,... và được xây dựng cất trên một khoảng đất rộng. Nằm ngay trong khu vực trung tâm của buôn làng. Chức năng của nhà rông truyền thống là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn việc làng, việc nước, nơi thể hiện các lễ hội - tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hoá truyền thống,... Ngôi nhà chung ấy còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống; chiêng, trống, cồng, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. Độ cao của ngôi nhà rông truyền thống có khi cao đến 18m và mái nhọn, cao vút, người thợ thù công tài tình, khéo léo chỉ bằng vật liệu của núi rừng mà tạo nên lối kiến trúc độc đáo, bền vững với nhiều loại hoa văn phong phú mà gam màu chủ đạo là màu đen, trắng và nâu đậm.

Một câu hỏi đặt ra trong hội thảo là ngôi nhà rông văn hoá ra đời có làm mất đi những gì vốn có của nhà rông truyền thống hay không? Có nhà nghiên cứu cho rằng nhà rông có vai trò giống như ngôi đình của người Việt, song cũng có đa số ý kiến cho là khác, bởi lẽ theo Giáo sư - Tiến sĩ Lâm Chí Biền (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật), nhà rông là biểu trưng hướng về cõi dương. Đình làng của người Việt hướng về cõi âm, ở mỗi đình làng người Việt khi xây dựng mái thấp bé, phía trước và sau đình làng dựng theo thuyết phong thuỷ... Điều thống nhất trong hội thảo là đa số các nhà quản lí văn hoá và các nhà khoa học đều cho rằng, nhà rông văn hoá là một thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Tiếp thu có chọn lọc nhà rông truyền thống và đưa vào hoạt động như một điểm sinh hoạt văn hoá ở buôn làng, cho dù tên gọi là nhà rông, nhà Gươi, nhà Zơag,... hay có nhà nghiên cứu gọi là ngôi nhà sinh hoạt văn hoá mang hình dáng nhà rông, thì đại đa số vẫn thông nhất chung là chức năng tâm linh và các hoạt dộng việc lùng, việc nước vẫn được tổ chức tại ngôi nhà chung cộng đồng ấy. Nhà rông chỉ có dân tộc Bahna - Zởgao, người zẻ Triêng, Xê Đăng, Zarai ở Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum) mới có, ngoài ra các dân tộc khác như dân tộc Ê Đê thì chỉ có nhà dài.

Nhà rông - nhà rông văn hoá là một biểu tượng văn hoá rất đáng tự hào của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhà rông là một di sản văn hoá trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong việc bảo tồn và giữ gìn văn hoá dân tộc.

7 tháng 12 2017

từ hãy là mệnh lệnh

20 tháng 11 2017

là từ để cầu khẩn

30 tháng 1 2018

- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .

Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.

Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.

Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.

Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.

30 tháng 1 2018

-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em 

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


 

 Thiếu CN, VN: thêm CN, VN hoặc bỏ từ “Trên”

20 tháng 3 2019

Thiếu CN, VN: thêm CN, VN hoặc bỏ từ “Trên”

29 tháng 7 2018

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

29 tháng 7 2018

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh 

Hướng dẫn cách làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp của quê hương em hay nhất, lập dàn ý và bài văn mẫu về tả cảnh quê hương ngữ văn THCS

Có lẽ trong chúng ta, quê hương mang theo những vẻ đẹp rất riêng, nên thơ đằm thắm. Đó là nơi ẩn náu bình yên cho tâm hồn mỗi người. Vậy thì chắc chắn trong trái tim ta không thể nào thiếu được hình ảnh cảnh đẹp quê hương, mang dáng dấp hồn quê, tình quê tha thiết, sâu lắng. Những cảnh đẹp quê hương chính là một phần tươi đẹp trong kí ức ấu thơ của ta. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn tả cảnh đẹp quê hương lớp 6 nhé.

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Mỗi vùng quê sẽ có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau, đó đơn giản có thể là cảnh cánh đồng lúc, những ngọn núi đồi,
ruộng bậc thang


Trong bài này, các bạn cần miêu tả cảnh đẹp quê hương có cảnh thiên nhiên và gắn với hoạt động sống của con người. Tùy vào mỗi vùng quê và cảnh đẹp bạn miêu tả thì nội dung và dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây là bài tham khảo về tả cảnh đẹp quê hương là cảnh đẹp ở 1 vùng quê nông thôn thanh bình với những nét đẹp rất bình dị nhưng đầy chất thơ.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MẪU TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
1.MỞ BÀI: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, mê đắm .

2.THÂN BÀI:
-Tả khát quát về cảnh đẹp quê hương em.
-Tả hoạt động của mọi người trên đó.
-Kỉ niệm nhỏ của em gắn liền với cảnh đẹp quê hương làm em nhớ mãi.
-Cảm xúc của em về cảnh đẹp quê hương.

3. KẾT BÀI: Những cảnh đẹp quê hương đã làm giàu có tâm hồn thơ ngây của tôi.

Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.

Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.

18 tháng 5 2018

Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.

Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.

30 tháng 7 2018
Bài làm  Thế là thu đã đến mang theo bao điều kì diệu: những cơn gió heo may, những khóm cúc vàng tươi,... Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất khiến thu để lại dấu ấn không mờ trong lòng của lứa tuổi học trò đó là ngày tựu trường. Ngày tựu trường là ngày mà khiến người ta có cảm giác háo hức nhất, vui sướng nhất. Và với tôi, ngày khai giảng tuyệt vời nhất chính là ngày khai giảng năm nay tại trường THCS Phường 2 thân yêu.

Lễ khai giảng của trường tôi năm nào cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo từ các băng – rôn, khẩu hiệu đến các tiết mục văn nghệ,… Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, các khẩu hiệu in lớn trông vô cùng rực rỡ. Sự háo hức, bồi hồi hiện rõ lên khuôn mặt của từng học sinh và các thầy cô giáo. Trang phục của chúng tôi được thống nhất là áo trắng, quần xanh và thêm màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng Đội. Còn các cô giáo thướt tha trong tà áo dài trắng giản dị mà vô cùng thanh lịch. Đến những thầy giáo thì trông thật lịch sự với bộ com – lê màu đen rất đẹp.Đúng bảy giờ, thầy tổng phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường long trọng bắt đầu. Mở màn là buổi lễ chào cờ .tất cả học sinh,thầy cô và các đại biểu đứng lên làm lễ. Không khí lúc này trở nên thật trang nghiêm. Bài hát Quốc ca, Đội ca vang lên rõ ràng mà thân thương biết mấy. Chúng tôi hát bằng cả trái tim mình, những lời ca dù không hay nhưng thật tuyệt vời.Kế tiếp chúng tôi nghe thầy giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của thầy ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới., giây phút mong chờ đã đến.thầy hiệu trưởng đã thay mặt cho các thầy cô, các đại biểu dóng lên hồi trống thân thương mà chúng tôi không được nghe trong ba tháng hè dài đằng đẵng. “Tùng! Tùng! Tùng!”Tiếp theo là chương trình văn nghệ gồm nhiều tiết mục với đủ thể loại: hát, múa,vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết tiết mục rất hấp dẫn này...
Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.
30 tháng 7 2018

Bài làm 1:

Em còn nhớ mãi ngày khai giảng năm học lớp hai. Tuy đã qua một năm học ở trường nhưng em vẫn thấy buổi khai giảng đó như ngày đầu tiên đi học.

Sân trường được trang hoàng rất đẹp. Sau các tháng hè nắng cháy, cây cối như đực khoác lại màu áo xanh truyền thống. Sauk hi thầy Phó Hiệu trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn chính thức khai giảng năm học mới. Một cô giáo thay mặt cho toàn thể giáo viên nhà trường phát biểu cảm nghĩ trong ngày khai giảng. Học sinh cũng được nói lên tâm trạng của chính mình. Và đại diện cho toàn thể học sinh của trường chính là em. Giây phút bước lên phía trước để nói lên suy nghĩ của mình đối với em không thể nào quên. Em đã thay mặt tất cả các bạn trong trường nêu quyết tâm học giỏi và rèn luyện tốt trong năm học đó. Kết qủa cuối năm học của toàn trường đẫ chứng minh cho lời hứa của chúng em. Sau buổi khai giảng, buổi học đầu tiên đưa không khí sân trường trở lại với nhịp bình thường của nó.

Mỗi năm có một ngày khai giảng, nhưng đối với em đó là ngày khai giảng không bao giờ quên.

Bài làm 2:

Trong thời kì đi học, có rất nhiều kỉ niệm mà em không bao giờ quên được đó là ngày khai giảng đầu tháng 9. 

Hôm đó là một ngày đẹp trời. Tối hôm trước, lòng em nôn nao muốn dự lễ khai giảng ngay và bây giờ thời khắc đã tới. Mới 3 tháng trước thì em chỉ là một hoc sinh tiểu học, nhớ lại thầy cô, bạn bè cũ... Bây giờ, em đã là học sinh THCS, em phải chững chạc hơn, không còn như tiểu học nữa. 

Ngay sau khi có tiếng trống, chúng em ở ngoài cổng trường và ngồi đợi. Em có thể nghe thấy tiếng của thầy cô đang dẫn chương trình. Một lúc sau, chúng em cùng các bạn học sinh khối 6 bước vào trường, các anh chị lớp lớn hơn nhìn chúng em. Rồi sau đó, một cô giáo lên tuyên bố lí do. Và rồi thầy hiệu trưởng lên đoc thư của chủ tịch nước rồi đọc diễn văn chào mừng năm học mới. Rồi tiếng trống khai giảng vang lên, bác Trống lâu nay nằm mãi rất lâu và bây giờ bác mới vinh dự được thầy hiệu trưởng gõ trống khai giảng. Sau một hồi, cũng cô giáo đó, cô lên và nói rằng tiếc mục kịch về truyền thuyết "Thánh Gióng" được kể bằng tiếng Anh. Em rất thích nghe những tiết mục bằng tiếng Anh như vậy, kế tiếp là câu chuyện về Bác Hồ "Trên Giường Bệnh", mọi người thể hiện được cảm xúc của mình như Bác Hồ, thật xúc động. Sau đó, nhà trường bế mạc buổi lễ. Buổi lễ khai giảng thật vui.

Bài làm 3:

Thế là thu đã đến mang theo bao điều kì diệu: những cơn gió heo may, những khóm cúc vàng tươi,... Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất khiến thu để lại dấu ấn không mờ trong lòng của lứa tuổi học trò đó là ngày tựu trường. Ngày tựu trường là ngày mà khiến người ta có cảm giác háo hức nhất, vui sướng nhất. Và với tôi, ngày khai giảng tuyệt vời nhất chính là ngày khai giảng năm nay tại trường THCS Phường 2 thân yêu.

Lễ khai giảng của trường tôi năm nào cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo từ các băng – rôn, khẩu hiệu đến các tiết mục văn nghệ,… Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, các khẩu hiệu in lớn trông vô cùng rực rỡ. Sự háo hức, bồi hồi hiện rõ lên khuôn mặt của từng học sinh và các thầy cô giáo. Trang phục của chúng tôi được thống nhất là áo trắng, quần xanh và thêm màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng Đội. Còn các cô giáo thướt tha trong tà áo dài trắng giản dị mà vô cùng thanh lịch. Đến những thầy giáo thì trông thật lịch sự với bộ com – lê màu đen rất đẹp.Đúng bảy giờ, thầy tổng phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường long trọng bắt đầu. Mở màn là buổi lễ chào cờ .tất cả học sinh,thầy cô và các đại biểu đứng lên làm lễ. Không khí lúc này trở nên thật trang nghiêm. Bài hát Quốc ca, Đội ca vang lên rõ ràng mà thân thương biết mấy. Chúng tôi hát bằng cả trái tim mình, những lời ca dù không hay nhưng thật tuyệt vời.Kế tiếp chúng tôi nghe thầy giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của thầy ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới., giây phút mong chờ đã đến.thầy hiệu trưởng đã thay mặt cho các thầy cô, các đại biểu dóng lên hồi trống thân thương mà chúng tôi không được nghe trong ba tháng hè dài đằng đẵng. “Tùng! Tùng! Tùng!”Tiếp theo là chương trình văn nghệ gồm nhiều tiết mục với đủ thể loại: hát, múa,vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết tiết mục rất hấp dẫn này...
Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

Bài làm 4:

Sao kì nghỉ hè với bao nhiêu kỉ niệm, em háo hức bước vào lễ khai giảng. Sáng hôm đó em dậy rất sớm, mặc đồng phục chỉnh tề. Em rất vui vì được gặp lại thầy, cô giáo, các bạn và mái trường bạn nào cũng hớn hở, thi nhau kể những kỉ niệm trong hè. Đúng 8 giờ lễ khai giảng bắt đầu. Đầu tiên cả trường đứng trang nghiêm hát Quốc ca, Đội ca. Sau đó cô Hiệu phó lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi các em học sinh nhân ngày khai giảng. Giọng cô ấm áp khắc sâu vào tân trí em những căn dặn của Chủ tịch nước. Tiếp đó, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn và đánh hồi trống đầu tiên “Tùng! Tùng! Tùng!...” báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Hình ảnh cuối cùng của buổi lễ gây ấn tượng nhất với em là những tràng pháo giấy, những chùm bóng bay trên không trung  và toàn trường hát vang bài hát “Trái đất này là của chúng mình”. Buổi lễ khai giảng đã kết thúc và trôi qua nhưng cảm xúc đó vẫn in đậm trong trái tim em

Bài làm 5:

 Hôm nay là ngày mồng 5 tháng 9 ngày khai giảng của trường em. Trong không khí tưng bừng và náo nhiệt của ngày khai giảng, em cảm thấy trong lòng vui hẳn lên. Trong buổi khai giảng cờ hoa rực rỡ. Khuôn mặt bạn nào cũng tươi cười. Cô hiệu trưởng đánh hồi trống khai giảng báo hiệu năm học mới giòn giã. Cô hiệu phó đọc thư của chủ tịch nước, giọng cô trang nghiêm mà ấm áp. Các tiết mục văn nghệ của các bạn rất hay. Kết thúc lễ khai giảng là màn thả bóng bay và bắn pháo hoa. Em thầm hứa năm học mới sẽ phấn đấu để trở thành cọ sinh giỏi và đạt cháu ngoan Bác Hồ.

Sau lễ chào cờ, cô hiệu trưởng đọc thư của chủ tịch nước gửi các em học sinh nhân dịp năm học mới. Em nghe như nuốt từng lời của cô và tự như nhủ mình phải cố gắng thật nhiều trong năm học mới này. Đến khi cô hiệu trưởng đánh tiếng trống khai giảng, từng tiếng trống " tùng! tùng! tùng" vang lên em thấy trong lòng đang được tiếp thêm sức mạnh cho một năm học mới. Tiếng trống ngân vang xa từng hồi kế tiếp nhau mang lại cho em nhiều cảm xúc bồi hồi, xao xuyến, tưng bừng và khó phai. Chúng em theo cô giáo vào lớp bắt đầu buổi học đầu tiên của năm học mới đầy say mê và háo hức.

Lễ khai giảng đã kết thúc nhưng trong lòng em vẫn nguyên vẹn cảm xúc da diết, bồi hồi. Đó là kỉ niệm của tuổi học trò, mà em sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Kỉ niệm đó cũng chính là về một thời học trò trong sáng với ngôi trường thân yêu bên thầy cô và bạn bè.

1 tháng 3 2019

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

1 tháng 3 2019

đề bài tôi là nơi sống và làm việc mà bạn không phải là nói về lối sống của Bác đâu  nhé bạn 

20 tháng 1 2018

Trong sân trường em có trồng nhiều loại cây che bóng mát như: cây me tây, cây bàng, cây phượng,… Trong các loại cây đó, em thích nhất là cây phượng. Từ khi vào học lớp một em đã thấy nó đứng cạnh văn phòng ban giám hiệu.

Từ xa nhìn lại, cây phượng trông như một cái dù khổng lồ. Thân cây cao khoảng sáu bảy mét. Rễ cây bò trên mặt đất giống hình những con rắn đang trườn. Gốc cây to đến nỗi hai vòng tay em ôm không xuể, vỏ cây sần sùi, màu nâu, từ thân cây đâm ra nhiều nhánh rườm rà xanh biếc, cành cây phủ đầy lá xanh, mọc chĩa ra các phía. Tán lá phượng xòe rộng như một cái ô che mát cả một góc sân trường. Lá phượng là loại lá kép, nho nhỏ và mịn màng, xanh um như lá me non. Mỗi khi mùa hè sắp đến, từng chùm hoa đỏ thắm từ kẻ lá nhô ra xinh xắn, một làn gió nhẹ nhàng thổi qua làm những cánh hoa phượng rung rinh như những cánh bướm, chúng em thường gọi là “Hoa học trò”. Quả phượng dài và dẹp như lưỡi liềm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cây phượng. Dưới ánh nắng vàng rực rỡ, các chú chim cất tiếng hót líu lo trên cành, ong bướm bay lượn bên những cánh hoa hút mật. Dưới gốc cây, các bạn học sinh đang vui đùa, có nhóm chơi nhảy dây, đá cầu, có nhóm đang trò chuyện vui vẻ.

Em thích cây phượng này lắm và xem nó như một người bạn thân vì cây tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi thỏa thích. Em cùng các bạn trong lớp không cho ai hái lá, chặt cành, thỉnh thoảng em còn nhặt lá vàng và mong sao cây phượng luôn trổ thật là nhiều hoa.

Bố thí cho cái - Give you :v

20 tháng 1 2018

Bài làm 

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu. .

20 tháng 12 2017

 Dàn ý tả chiếc cặp sách.

I. Mở bài :

 - Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

II. Thân bài :

a) Tả bao quá t chiếc cặp sách :

- Chiếc cặp có quai đeo

- Làm bằng vải da

- Hình khối hộp chữ nhật

- Màu xanh tươi và xanh thẫm

b) Tả chi tiết từng bộ phận :

- Nắp cặp và mặt trước:

+ Màu xanh tươi có hình trang trí.

+ Đường viền cặp màu vàng.

+ Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.

+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

+ Quai da den để xách.

+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.

+ Công dụng của từng ngăn,...

III. Kết bài :

- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

20 tháng 12 2017

Tham khảo nha bạn:

=>

I. Mở bài

- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.

- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp sáu.

II. Thân bài

a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài

- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.

- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.

b. Tả từng bộ phận

- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.

- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.

- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.

- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.

- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.

III. Kết luận

Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.

Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận...