Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.
Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.
Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.
Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.
Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:
Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…
Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.
Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.
Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.
Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.
Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.
Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:
Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…
Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.
Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.
Nàng thiếu nữ mùa xuân đã nói lời tạm biệt từ bao giờ và nhường chỗ cho cô nàng hạ đỏng đảnh mà ấm áp. Thời gian cứ mải miết trôi, và khi cái nắng vàng hơn, cái nóng oi hơn thường lệ, tôi bất chợt nhận ra mùa hạ đã đến gần lắm rồi. Hạ về trong niềm vui và háo hức chờ mong của mọi người như thế.
Mùa hạ bắt đầu với cái nắng vàng rực rỡ. Trái ngược với cái nắng hanh hao của mùa thu, cái nắng yếu ớt của mùa đông, nắng mùa hạ chan hòa khắp muôn nơi, cả vạn vật đất trời như được tắm trong màu nắng vàng như mật ngọt. Bầu trời là một tấm gương trong xanh biếc, vài đám mây trắng mây vàng lững lờ trôi như tạo điểm nhấn cho nền trời. Nắng mùa hạ cũng làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Nhắc đến mùa hè, ta cũng không thể nào quên dàn hợp xướng của những tiếng ve. Ve kêu rả rích suốt đêm ngày, tiếng ve làm cho không khí mùa hè thêm rộn ràng và náo nức. Hè về cũng là lúc hoa phượng phô sắc đỏ thắm của mình. Hoa phượng thiêu đốt cả một khoảng trời rộng lớn, nhìn từ xa giống như những chùm pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa.
Vào hè cũng là thời điểm mà các bác nông dân bận rộn nhất. Lúc này đồng lúa đã chín vàng. Từng bông lúa nặng trĩu hạt chờ tay người gặt mang về. Trên cánh đồng thật nhộn nhịp, đông vui, không khí khẩn trương, phấn khởi. Người nào cũng nhanh tay gặt lúa thật đều, tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới vang vọng khắp cánh đồng. Trên con đường làng, từng đoàn xe hối hả chả lúa mang về sân phơi. Khung cảnh làng quê những ngày mùa thật thanh bình và trù phú. Mùa hè còn gắn liền với những trò tinh nghịch thời thơ ấu. Những chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu mà thả diều, thổi sáo. Còn gì sung sướng hơn trong những ngày hè nóng bức ta được thả mình xuống dòng sông trông mát, rồi những hôm rủ nhau đi câu cá, bắt tôm, bắt cua. Sau những ngày nóng nực, cơn mưa mùa hạ đến mang lại bầu không khí thật tươi mát. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xóa. Cây cối hả hê dang tay ra hứng những giọt mưa trong lành. Tôi thích nhất là được ngắm sao và nghe bà kể chuyện trong những đêm hè. Bầu trời là một tấm thảm nhung được tô điểm bằng những vì sao sáng lấp lánh. Những cơn gió mát khẽ thổi qua làm cho tâm hồn tôi trở nên thật thư thái và dễ chịu. Lắng tai một chút, tôi còn nghe được tiếng dê kêu ngoài vườn, tiếng ếch ộp ộp dưới ao sâu. Đó là những âm thanh mà có lẽ chỉ mùa hè mới có.
Cảnh mùa hè ở quê hương tôi thật đỗi yên bình và giản dị. Nó đã in đậm trong tâm trí tôi, trở thành một mảnh ghép quan trọng trong kí ức tuổi thơ.
Mẹ gọi với vào trong nhà: "Long ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.
Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.
Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.
Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.
Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.
Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.
Văn mẫu tả cơn mưa rào lớp 6 số 2
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.
Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới - tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bỗng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời - cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà