K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.

- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.

- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?

6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.

Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.

- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.

- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.

- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.

Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"

- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.

- Là tín hiệu của mùa hè.

- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.

18 tháng 3 2022

Em có thể làm theo dàn ý như sau :

1. Giới thiệu chung

 Tác giả

- Tên thật là Nguyễn Kim Thành

- 1920 - 2002

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Gia đình: chịu ảnh hưởng từ mẹ

Thể thơ lục bát -> Gần với văn học dân gian.

->Chất thơ mộc mạc, giản dị.

- Nhà thơ chiến sĩ

->Thơ ca là vũ khí -> tinh thần chiến đấu

- Nhà thơ trữ tình chính trị:

+ Sự kiện lịch sử đi vào thơ ông một cách tự nhiên.

+ Được thể hiện bằng giọng điệu chan chứa tình cảm.

-Tác phẩm chính:

+ Từ ấy (1937 - 1946)

+ Việt Bắc (1946-1954)

Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: 4/1939, đang bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.

- Nhan đề: trạng ngữ chỉ thời điểm -> sức gợi.

- Thể thơ: lục bát -> nhịp, vần -> gần gũi.

- Nội dung: Khát vọng tự do

2. Phân tích, chứng minh

a. Bức tranh thiên nhiên

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

-Cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi.

- Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết:

+ Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn.

+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch

+ Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt.

+ Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào. -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng.

+ Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.

+ Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung.

ð  Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù.

-Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn.

=>Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết.

b. Khát vọng tự do mãnh liệt

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

- Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp.

- “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian.

Vườn râm dậy tiếng ve

-> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè.

=>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ.

-Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù.

- Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.

- Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do.

- Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ.

3. Tổng kết

Nội dung

- Bức tranh thiên nhiên vào hè Được miêu tả bằng thính giác và trí tưởng tượng của người tù.

->Vừa chi tiết, vừa nhiều cảm xúc

+ Mở ra ánh sáng tươi mới, gợi nhớ, ẩn chứa về tuổi trẻ.

- Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, muốn vượt thoát khỏi

Nghệ thuật

- Nhan đề gợi ra thời điểm, từ đó bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả.

=> Bài thơ càng lúc càng có thêm sức hút.

- Thể thơ lục bát – quen về hình thức

                            - lạ về cấu tứ: tả tình, tả cảnh.

- Huy động được nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác -> sinh động.

19 tháng 3 2022

cái này lm hết à chị

1 tháng 3 2021

Tu hú là một loài chim mang tiếng hót của mình để báo hiệu một mùa hè đến với nhân loại. Tiếng chim tu hú đã xuất hiện trong những vẫn thơ của nhà thơ Tố Hữu để thể hiện được nội dung tư tưởng của thi nhân. Mở đầu và kết thúc bài thơ Khi con tu hú đều có tiếng tu hú kêu. Tiếng chim tu hú ở cả hai câu đều là tiếng của một loài chim và biểu tượng cho một điều gì đó. Tuy nhiên tiếng tu hú ở câu đầu gợi ra cảnh mùa hè tươi vui trong tâm trạng háo hức, bồn chồn của tác giả. Còn tiếng tu hú ở câu cuối như thúc giục cuộc sống tự do làm cho tác giả vô cùng đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.  Dù tiếng chim tu hú được đặt ở hai phần khác nhau nhưng nó đã bộc lộ được khao khát tự do mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. 

1 tháng 3 2021

Như vậy đc ko mn

 

24 tháng 1 2018

Chọn đáp án: D