K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2018

– Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

– Đặc điểm của thể thơ này là:

+ Số tiếng trong mỗi câu thơ: 5 tiếng

+ Số dòng trong mỗi khổ thơ: 4 dòng

+ Vần trong bài thơ bao gồm các loại: vần chân (gieo ở cuối câu thơ)

– Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện trong bài thơ

10 tháng 10 2019

Bài thơ được làm theo thể năm chữ:

   + Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ

   + Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau

   + Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.

→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.

4 tháng 6 2019

Đáp án B

PHẦN I: VĂN BẢN1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử...
Đọc tiếp

PHẦN I: VĂN BẢN

1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?

2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?

3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?

4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử dụng một trong những biên pháp tu từ mà em vừa nêu.

5.      Câu văn “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.”nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

6.      Trong văn bản có câu văn trên, tác giả cho biết tre gắn bó với người trong những lĩnh vực nào? Theo tác giả, vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam?

0
17 tháng 5 2021

Tham khảo

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

17 tháng 5 2021

#Tham_khảo: hoidap247.com

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác. ... Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối.

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? Là ngôi kể thứ baLà thể thơ năm chữCó yếu tố tự sự, miêu tảLà bài thơ của nước Nga 2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? Kết cấu chặt chẽKết cấu đầu - cuối tương ứngKết cấu sóng đôi 4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái...
Đọc tiếp

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? 

Là ngôi kể thứ ba

Là thể thơ năm chữ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Là bài thơ của nước Nga
 

2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? 

Kết cấu chặt chẽ

Kết cấu đầu - cuối tương ứng

Kết cấu sóng đôi
 

4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái hiện qua các hành động nào của gấu con? 

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, nghe mẹ động viên, nấp sau tủ, khóc to, tự tin hát vui vẻnhặt quả thông, ngã chỏng quèo,

Đi dạo, hát líu lo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, tự tin hát vui vẻ, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên

5. Khổ thơ nào dưới đây thể hiện rõ hơn yếu tố miêu tả? 

Khổ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"

Khổ thứ mười: "Gấu con nghe mẹ nói/ Bình tâm trở lại ngay/ Ra rửa sạch chân tay/ Rồi ngồi ăn bánh mật"

6. Đây là bài thơ của nước Nga, vậy con thấy, ngoài bày tỏ cảm xúc, thơ ca của nước khác cũng có đặc trưng nào giống thơ ca Việt Nam? 

Có yếu tố kí

Thể hiện thông điệp của nhà thơ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Hàm chứa nhiều thông tin

7. Ở khổ thơ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"; các tiếng "nhỏ", "lo" được gieo vần thế nào?

Gieo vần lưng, liền

Gieo vần chân, cách

Gieo vần lưng, cách

Gieo vẫn chân, liền

8. Hình ảnh gấu chú gấu con trong bài thơ không được tái hiện qua những phương diện nào? 

Ngoại hình

Hành động

Cử chỉ

Lời nói

Tâm hồn

Diễn biến tâm trạng bên trong

9. Gấu con chân vòng kiềng là hình ảnh ẩn dụ của đối tượng nào trong xã hội chúng ta?

Những em bé đáng yêu

Những em bé không may bị tàn tật, khác người

Những người có sự khác biệt về ngoại hình với số đông, hay bị kì thị

Những người có số phận không được may mắn

10. Nếu coi bài thơ là một câu chuyện nhỏ, thì chi tiết nào được coi là tình huống bước ngoặt làm thay đổi cách nghĩ của chú gấu con theo hướng tích cực hơn? 

Bị các bạn trêu chọc

Được mẹ động viên, khích lệ

11. Câu thơ nào dưới đây không có cụm danh từ? 

Đi dạo trong rừng nhỏ

Có con sáo trên cành

- Chân của con rất đẹp

Giẫm phải đuôi à nhóc?

12. Tìm các danh từ trung tâm trong cụm danh từ ở câu sau: "Cả đàn năm con nhỏ" 

"con"

"con nhỏ"

"đàn", "con nhỏ"

"đàn", "con"

13. Sau khi đọc xong, em thấy phép tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

Nhân hóa

Nhân hóa, so sánh

Nhân hóa, ẩn dụ

14. Mượn hình ảnh chú gấu con, chân vòng kiêng bị bạn trêu, vì ngoại hình khác biệt; sau đó nhờ mẹ động viên mà bình tâm trở lại, đầy kiêu hãnh và yêu đời, tác giả người Nga muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? 

 

2
11 tháng 3 2022

tách ra đc ko bn?

11 tháng 3 2022
25 tháng 3 2018

Đáp án A

Bài làm

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

   

13 tháng 2 2023

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

28 tháng 1 2022

Câu 4

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

28 tháng 1 2022

Câu 1

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Câu 3

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

30 tháng 3 2017

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của

28 tháng 1 2022

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

-Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.