Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo
Nhà thơ Xuân Diệu còn nhấn mạnh vùng đất Cà Mau là địa đầu Tổ quốc, là máu thịt của đất nước, là mũi tàu Tổ quốc.
Qua đoạn nói về cách đặt tên cho những dòng sông, con kênh ở Cà Mau, ta thấy các địa danh này rất nôm na giản dị, nó cứ theo đặc điểm riêng biệt mà gọi thành tên. - Những địa danh này đã nói được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên Cà Mau so với những vùng đất khác (những cây mái giầm ; những đám mây bo mắt ; những nơi tập trung con ba khía…).
đây bạn :)
1. Giớu thiệu về mảnh đất Cà Mau:
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Lắng lại; và chân người bước đến.
Khổ thơ đầu tiên tác giả giới thiệu một cách khái quát về Cà Mau, cả quá trình lịch sử và vị trí địa lí. Chỉ bằng một khổ thơ , tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc một Cà Mau xinh đẹp, tràn trề nhựa sống qua một quá trình phát triển lâu dài và bền vững. “Mấy trăm đời lấn luôn ra biển” … Câu thơ giản dị như thế thôi nhưng cũng đã làm bật lên được cái sự gì đó kiên cường, hiên ngang, mạnh mẽ… Cà Mau đã nằm đó, ba phía đều đối mặt với biển cả, chống chọi với sống gió suốt bao đời nay mà vẫn xanh tươi và màu mỡ…
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước,
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước than cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Khác với những vùng ven biển miền Trung khô cằn, “đất mặn đồng chua, cày lên sỏi đá” , Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống sông ngòi dày đặt… Và cũng nhờ thế mà lượng phù sa của song đã bồi đắp cho mảnh đất này trở nên màu mỡ, trù phú vô cùng. Tác giả đã mượn một hình ảnh hết sức đặc trưng để nói về Cà Mau. Đó là cây đuớc! Ở Cà Mau thì đước nhiều vô kể…Chúng có một sức sống mãnh liệt nên dù mọc trên đất phèn hay đất mặn cũng có thể tồn tại và phát triển được. Cây đước quen thuộc và bình dị ấy, lại có them chút thô kệch với “rễ ngang mình” đã được Xuân Diệu đem vào thơ… Làm cho thi vị vô cùng! Hình ảnh rừng đước xanh thẳm trùng điệp với bộ rễ mọc từ thân rũ loà xoà xuống đất đã trở nên thật đẹp, thật sinh động! Những nhánh rễ đã được tác giả nhân hoá thành “nghìn tay” trổ xuống để “ôm đất nước” … Đây thật sự là một hình ảnh thơ độc đáo và giàu sức gợi. Xuân Diệu đã thổi chính tình cảm của mình vào cho cây đước, làm đước cũng thành ra yêu quê hương, yêu xứ sở như tác giả.
2. Tình yêu của tác giả dành cho mảnh đất Cà Mau:
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau.
Hai câu thơ đã được điệp đi điệp lại, nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dánh hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho thân. Và Cà Mau cũng thế… Xuân Diệu cũng như bao người Việt Nam luôn đau đớn trăn trở khi đất nước bị chia cắt, trước cảnh “Sông Bến Hải bên bồi bên lở; Cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương”. Qua hai câu thơ trên, ta thấy được Xuân Diệu đã cảm nhận được sử vẹn toàn của tổ quốc một cách giản dị mà cụ thể. Tác giả đả viết bài thơ này trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới. Và bài Mũi Cà Mau là một minh chứng rõ rệt. Tác giả dù đang ở trái tim của tổ quốc- là miền Bắc, vẫn không quên hướng tới mảnh đất Cà Mau xa xôi nằm ở phía tận cùng của đất nước… Đó ắt hẳn là vì quan điềm của nhà thơ: cả đất nước Việt Nam là một con tàu thống nhất!
Lạ thay tình đất với quê hương,
Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ.
Ai hay mỏm đất mấy năm trường
Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó.
Có thể nói Xuân Diệu chưa một lần đặt chân lên đất Cà Mau… Thế mà tình cảm ông dành cho nó lại rất đỗi sâu đậm, rất đỗi thiết tha! Đến nỗi Cà Mau theo ông vào tận trong giấc ngủ… Một mảnh đất không phải là nơi mình chôn rau cắt rốn…Vậy mà Xuân Diệu đã yêu nó nhiều như thế đó!
Đầu sao cháy bỏng, ruột sao đau,
Vết thương lòng- ở mũi Cà Mau.
Nơi xa nhất là nơi gần nhất:
Mũi Cà Mau,mũi Cà Mau trước mắt!
Đôi bến hải nước non nhà
Đâu cũng là Nam, đâu cũng Bắc!
Một lần nữa ta lại bắt gặp quan điểm: nước Việt Nam đâu đâu cũng là nhà! Tác giả không có mặt ở Cà Mau trong những ngày bom đạn gian khó ác liệt, nhưng ông cũng đau, cũng xót như mình tận mắt chứng kiến vậy! Lòng yêu nước thương nàh của Xuân Diệu là thế đó! Nó trãi dài từ ngoài Bắc vào tới trong Nam. Ông có khát vọng: “Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam”, “Nghe nhạc Nam” để “thức mãi cùng thương nhớ”, đến Phan Thiết “thăm kinh đô cá mắm”, hay Tâm sự với Quy Nhơn sau hơn ba mươi năm trở lại với quê ngọai, nơi chan chứa kỉ niệm của tuổi thơ và tự hào hơn về vẻ đẹp của miền đất này:
Ôi! Biển Quy Nhơn, biển đậm đà
Thuyền đi rẽ sóng, sóng viền hoa.
Cảm ơn quê má muôn yêu dấu
Vẫn ấp iu hoài tuổi nhỏ ta.
Nhiều vần thơ của ông thể hiện sự đằm thắm nghĩa tình đối với miền Nam. Có thể nói: “Viết về miền Nam là Xuân Diệu đã khơi dậy những tình cảm, những kỉ niệm sâu sắc của mình, những hình ảnh được chắt lọc qua nhiều năm tháng để chỉ còn lại những gì thực sự là máu thịt, là rung động cho thơ”( Mã Giang Lân ). Và Cà Mau chính là một trong những nới được Xuân Diệu dành cho những tình cảm sâu sắc nhất.
Nắng mưa có thể đổi trăm màu.
Lòng không rời hướng mũi Cà Mau.
Hai câu thơ như lời khẳng định sắc son của nhà thơ Xuân Diệu. Dù trong hoàn cảnh nào, dù cuộc đời có thay đổi ra sao thì lòng Xuân Diệu vẫn luôn hướng về miền Nam, về Cà Mau thân yêu!
Ở đầu sóng gió, mỏm non sông
Như ngực anh hùng Lí Tự Trọng.
Cao hơn sóng gió một Thành đồng,
Đây chốn đi về, nơi ước vọng.
Trong nhà thơ chứa chan một niềm tự hoà sâu sắc về mảnh đất ông chưa từng đặt chân đến này. Dưới con mắt nhà thơ, Cà Mau cũng anh dũng, cũng bất khuất như anh hùng Lí Tự Trọng. Cà Mau còn là mảnh đất thiêng nằm hướng mình ra biển, mặc cho gió dập sóng dồi, một mình chống chọi với thiên nhiên hung dữ, cũng như với lũ xâm lược cướp nước xấu xa. Cà Mau như bức tường bằng đồng vững chãi, kiên cường và hiêng ngang…
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau
Như dòng máu khoẻ thấm đầu tay,
Như ở đầu cây dòng nhựa trút,
Như sức cung dồn ở mũi tên,
Như sức hút ở đầu ngọn bút:
Sáu câu thơ tuy ngắn ngọn nhưng đã diễn tả nỗi nhớ Cà Mau da diết mãnh liệt của tác giả. Một lần nữa Xuân Diệu lại lặp lại “Tổ quôc tôi như một con tàu” … Khát vọng thống nhất đất nước trong ông không lúc nào nguôi. Bởi cũng tại cái sự chia cắt ấy, mà Xuân Diệu đã nhớ mảnh đất Cà Mau đến vô cùng! Bằng hàng loạt phép so sánh với những hình ảnh quyết liệt, dữ dội và hết sức gợi: “dòng máu khoẻ thấm đầu tay, dòng nhựa trút ở đầu cây, sức cung dồn ở mũi tên, sức hút ở đầu ngọn bút”, Xuân Diệu diễn tả nỗi nhớ Cà Mau rất thực và rất sinh động… Đến nỗi nỗi nhớ đó như vụt ra khỏi trang sách, mà thấm vào lòng người đọc, thành ra một tình yêu nhẹ nhàng sấu lắng dành cho mảnh đất Cà Mau .
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền xé sóng- mũi Cà Mau.
Kết thúc bài thơ, để liền với mạch cảm xúc dữ dội hùng hồn trên kia, là một hình ảnh cũng hết sức anh dũng . Một lần nữa, con tàu – tổ quốc lại xuất hiện… Và lần này, mũi Cà Mau hiện lên, oai phong, lẫm liệt… Một mũi Cà Mau đang hiên ngang xé tan ngọn sóng, đưa đất nước tiến về phía trước!
Bài của mik ó :)
Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.
– Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất:
+ động vật – thực vật
+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước
+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, …
Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.