K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016

Kể chuyện Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô hoài.

BÀI LÀM

Dế Mèn là chú Dế út trong ba anh em sinh cùng một lứa. Theo tục lệ nhà họ Dế, sau khi ra đời được ba hôm, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng tại một cái hang bên bờ ruộng trông ra một đầm nước.

Thoạt đầu, hàng xóm làng giềng ai cũng mến Dế Mèn. Cậu ta cần cù chăm chỉ, ngày ngày ra sức tu bổ nơi ăn chốn ở của mình, đào cho nó thêm sâu, làm riêng phòng ăn, phòng ngủ, mở thêm nhiều nghách, nhiều ngăn đề phòng nguy hiểm.

Tối đến, Dế Mèn ra cửa đứng, vừa hát, vừa đàn, tỏ ra rất thích thú với cuộc sống tự lập phóng khoáng. Đêm khuya, Dế Mèn cùng bà con tụ tập giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gảy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tận sáng mới trở về hang.

Dế Mèn ăn uống điều độ, lại chăm chỉ làm việc nên lớn nhanh lắm. Chẳng mấy lúc mà anh ta trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh dài rộng, chắc khỏe. Thỉnh thoảng anh ta vỗ lên nghe phành phạch; những vuốt ở chân cứng và sắc, mỗi khi anh ta co cẳng đạp phanh phách, cỏ cư gãy rạp …

Nhưng dần dà mọi người đều nhận ra Dế Mèn là một anh chàng xấu chơi. Anh ta hung hăng, lúc nào cũng hợm mình là người khỏe nhất, sẵn sang cả khịa gây gỗ với bất kỳ ai. Người ta tránh đi thì Dế Mèn lại nghĩ rằng người ra sợ. Tệ nhất là Dế Mèn hay bắt nạt kẻ yếu như mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó.

Cạnh nhà Dế Mèn là nhà anh Dế Choắt. Cậy này gầy gò, yếu đuối, suốt ngày khổ sở vì bệnh tật, ở trong một cái hang nông choèn. Một hôm Dế Mèn sang nhà Dế Choắt, thấy thế, Dế Mèn không những không thương xót, tìm cách giúp đỡ mà còn nói ra những lờn kinh thị.

Một buổi chiều, sau cơn mưa to, các giống chim về đầy đầm. Ngay trước nhà Dế Mèn có một chị Cốc to đồ sộ. Dế Mèn quen thói hung hăng, lại gây sự, rủ Dế Choắt trên chị Cốc chơi. Dế Choắt sợ hãi, can ngăn. Dế Mèn nhất định không nghe. Thế là anh ta bò ra cửa hang, hát to một bài do anh ta bịa ra:

Cái cò cái vạc cái nông,

Ba cái cùng béo vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao,

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Nghe thấy thế, chị Cốc nổi giận và quát hỏi:

- Ai thế? ai trêu ta thế?

Dế Mèn liền chui tọt vào hang, nằm im thít. Anh ta yên trí là với cái hang sâu và chắc chắn như thế, dầu chị Cốc có mổ cũng không làm gì được anh ta.

Khốn khổ cho Dế Choắt, nó nằm trong cái hang nông choèn nên bị chị Cốc phát hiện ngay. Chị ta nghĩ Dế Choắt là tên láo xược nên nổ lấy mổ để. Dế Choắt kêu khóc ầm ĩ, chị ta cũng không tha. Đến khi đã hả cơn tức giận, chị Cốc bỏ đi, thì Dế Choắt chỉ còn thoi thóp.

Một lúc sau, Dế Mèn bò sang hang Dế Choắt. Trong thấy tình trạng Dế Choắt, Dế Mèn mới bắt đầu ân hận. Dế Mèn hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao?

Rồi Dế Mèn quỳ xuống, nâng đàu Dế Choắt lên, nói những lời ăn năn và xin lỗi. Dế Choắt nói:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Rồi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn dẫu khóc lóc thì Dế Choắt cũng đã chết rồi.

Sau đó, Dế Mèn đưa Dế Choắt đi chôn. Đắt mộ cho Dế Choắt xong. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu, ngẫm nghĩ về những ngày qua và những ngày sắp tới của đời mình.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !!!!!!!

Dế Mèn là chú Dế út trong ba anh em sinh cùng một lứa. Theo tục lệ nhà họ Dế, sau khi ra đời được ba hôm, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng tại một cái hang bên bờ ruộng trông ra một đầm nước.

Thoạt đầu, hàng xóm làng giềng ai cũng mến Dế Mèn. Cậu ta cần cù chăm chỉ, ngày ngày ra sức tu bổ nơi ăn chốn ở của mình, đào cho nó thêm sâu, làm riêng phòng ăn, phòng ngủ, mở thêm nhiều nghách, nhiều ngăn đề phòng nguy hiểm.

Tối đến, Dế Mèn ra cửa đứng, vừa hát, vừa đàn, tỏ ra rất thích thú với cuộc sống tự lập phóng khoáng. Đêm khuya, Dế Mèn cùng bà con tụ tập giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gảy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tận sáng mới trở về hang.

Dế Mèn ăn uống điều độ, lại chăm chỉ làm việc nên lớn nhanh lắm. Chẳng mấy lúc mà anh ta trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh dài rộng, chắc khỏe. Thỉnh thoảng anh ta vỗ lên nghe phành phạch; những vuốt ở chân cứng và sắc, mỗi khi anh ta co cẳng đạp phanh phách, cỏ cư gãy rạp …

Nhưng dần dà mọi người đều nhận ra Dế Mèn là một anh chàng xấu chơi. Anh ta hung hăng, lúc nào cũng hợm mình là người khỏe nhất, sẵn sang cả khịa gây gỗ với bất kỳ ai. Người ta tránh đi thì Dế Mèn lại nghĩ rằng người ra sợ. Tệ nhất là Dế Mèn hay bắt nạt kẻ yếu như mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó.

Cạnh nhà Dế Mèn là nhà anh Dế Choắt. Cậy này gầy gò, yếu đuối, suốt ngày khổ sở vì bệnh tật, ở trong một cái hang nông choèn. Một hôm Dế Mèn sang nhà Dế Choắt, thấy thế, Dế Mèn không những không thương xót, tìm cách giúp đỡ mà còn nói ra những lờn kinh thị.

Một buổi chiều, sau cơn mưa to, các giống chim về đầy đầm. Ngay trước nhà Dế Mèn có một chị Cốc to đồ sộ. Dế Mèn quen thói hung hăng, lại gây sự, rủ Dế Choắt trên chị Cốc chơi. Dế Choắt sợ hãi, can ngăn. Dế Mèn nhất định không nghe. Thế là anh ta bò ra cửa hang, hát to một bài do anh ta bịa ra:

Cái cò cái vạc cái nông,

Ba cái cùng béo vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao,

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Nghe thấy thế, chị Cốc nổi giận và quát hỏi:

- Ai thế? ai trêu ta thế?

Dế Mèn liền chui tọt vào hang, nằm im thít. Anh ta yên trí là với cái hang sâu và chắc chắn như thế, dầu chị Cốc có mổ cũng không làm gì được anh ta.

Khốn khổ cho Dế Choắt, nó nằm trong cái hang nông choèn nên bị chị Cốc phát hiện ngay. Chị ta nghĩ Dế Choắt là tên láo xược nên nổ lấy mổ để. Dế Choắt kêu khóc ầm ĩ, chị ta cũng không tha. Đến khi đã hả cơn tức giận, chị Cốc bỏ đi, thì Dế Choắt chỉ còn thoi thóp.

Một lúc sau, Dế Mèn bò sang hang Dế Choắt. Trong thấy tình trạng Dế Choắt, Dế Mèn mới bắt đầu ân hận. Dế Mèn hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao?

Rồi Dế Mèn quỳ xuống, nâng đàu Dế Choắt lên, nói những lời ăn năn và xin lỗi. Dế Choắt nói:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Rồi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn dẫu khóc lóc thì Dế Choắt cũng đã chết rồi.

Sau đó, Dế Mèn đưa Dế Choắt đi chôn. Đắt mộ cho Dế Choắt xong. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu, ngẫm nghĩ về những ngày qua và những ngày sắp tới của đời mình.

3 tháng 5 2016

Gây họa vào thân.Gây liên lụy đến người khác.

 

4 tháng 5 2016

đoạn văn mà 

24 tháng 3 2016

a) còi may, bến tàu hầm nhỏ, hòn gai, đất đỏ, ao nâu, áo xanh,nông thôn, thành thị

b)còi máy gọi những người lao động dưới hầm mở

đất đỏ là chỉ người chiến sĩ nhân dân

áo nâu chỉ người nông dân

áo xanh chỉ người thành thị

nông thôn chỉ những người lao động

thành thị chỉ những người công nhân

c)Tác dụng làm hình ảnh con người trong đoạn thơ giàu hình ảnh cảm xúc cao quý cao cả của con người lao động cực nhọc trong kháng chiến chống pháp, mỹ 

24 tháng 3 2016

bài nào vậy bạn

2 tháng 10 2021

Dế Choắt ơi, tôi thật sự có lỗi với cậu lắm. Tôi muốn ngàn lần xin lỗi cậu vì đã làm cậu chết. Tôi biết, chỉ vì trò đùa ngỗ nghịch của tôi đã khiến chị Cốc nổi giận mà mổ chết nhầm cậu. Tôi thực sự hối lỗi lắm! Bây giờ thì tôi mới ngờ được là sự kiêu căng, ngỗ nghịch của tôi đã phạm tội tày trời. Chao ôi, một người xốc nổi đâu thể nhận ra tác hại của xốc nổi cho đến khi chính họ phải trải qua hậu quả đó! Và tôi đã rất day dứt, tôi tự dằn vặt mình biết bao dù biết không thể làm cậu sống lại. Dế Choắt ơi, mong cậu hãy tha thứ cho tôi, cho sai lầm mà tôi đã gây ra cho cậu. Cái chết của cậu đã dạy cho tôi một bài học rất lớn về đạo làm người : không được kiêu căng, xốc nổi để rồi suốt đời ta phải tự dằn vặt , hối hận về lỗi lầm mà bản tính ấy của ta đã gây ra. Tôi mong cậu trên trời có linh thiêng, hãy tha thứ cho tôi. Tôi hứa với cậu sẽ thực hiện lời trăn trối của cậu , hứa với bản thân sẽ không bao giờ tái phạm một lần nào nữa.

phó từ : lắm

Sau khi chôn Dế Choắt-người bạn đáng thương, vì thứ trò chơi ngu dại của tôi mà đã chết, tôi vô cùng ân hận. Tôi đứng nhìn mộ Dế Choắt, mà tự kiểm điểm lại mình, tôi thấy mình là một tên hèn nhát, một tên lúc nào cũng thích gây chuyện để rồi bây giờ phải đánh đổi bằng tính mạng người bạn của mình. Ỷ thế có thân hình cường tráng, tôi ngông cuồng luôn đi trêu chọc người khác. Lúc thì vô cớ quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. Thỉnh thoảng tôi bắt nạt Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi nhưng thật ra đó là việc làm ''ngu dại''. Luôn ngông cuồng, kiêu ngạo, bắt nạt người yếu thế hơn mìmh đã là một sai lầm lớn, mà bây giờ vì lỗi của tôi mà Dế Choắt đã chết, tên ân hận. Tôi thấy mình thật hèn hạ khi dám trêu chị Cốc mà lại không dám nhận. Chính tôi đi hỗn xược với chị Cốc mà Dế Choắt lại phải gánh chịu hận quả. Đứng lặng dưới nắm mồ nhỏ của Dế Choắt tôi tự hứa sẽ không bao giờ đi phách lối, bắt nạt kẻ yếu nữa mà thay vào đó là những công việc giúp ích cho đời. Tôi sẽ mãi khắc ghi bài học này và xem như đó là bài học đường đời đầu tiên của mình.

2 tháng 5 2016

khong biet

 

23 tháng 4 2017

câu 3; Bài văn "Vượt thác" của nhà văn Võ Quảng đã miêu tả hình ảnh của dượng Hương Thư khi chèo thuyền vượt thác dữ. Trong bài văn, tác giả có sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để miêu tả dượng HT. Hình ảnh DHT được so sánh "như một pho tượng đồng đúc". Với nghệ thuật ấy, người đọc hình dung được DHT có vẻ đẹp cường tráng, gân guốc và khỏe mạnh. Hình so sánh đó giúp người đọc hình dung DHT với vóc dáng cao lớn, rắn chắc

18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

14 tháng 5 2020

a,-NHỮNG NGỌN CỎ GẪY RẠP Y NHƯ CÓ NHÁT DAO VỪA LIA QUA

-HAI RĂNG ĐEN NHÁNH LÚC NÀO CŨNG NHAI NHOÀM NHOẠM NHƯ HAI LƯỠI LIỀM MÁY LÀM VIỆC

-NHƯ MỘT GÃ NGHIỆN THUỐC PHIỆN 

-NHƯ NGƯỜI CỞI TRẦN MẶC GI LÊ

LÀM CÂU A THÔI

21 tháng 5 2020

Thông qua nghệ thuật nhân hóa, so sánh, Tô Hoài đã gán cho Dế Mèn một tính cách, một cá tính riêng. Dế Mèn trở thành một chàng dế cường tráng và tự nhìn nhận mình nổi trội hơn tất cả mọi người. Chính bởi hình tượng Dế Mèn mà Tô Hoài đã xây dựng được câu chuyện đồng thoại về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi, nhẹ nhàng gửi gắm vào đó những thông điệp và bài học cho trẻ em.

Nhận xét:Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

5 tháng 5 2016

Ngày 20 tháng 12 năm 1946, ta và Pháp đánh nhau ở Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội về Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.

5 tháng 5 2016

Ngày 20. 12. 1946 ta và Pháp đánh nhau ở Huế, đến tháng 2. 1947 mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội. Vào Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. Ít lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã 
sáng tác bài thơ này.

Kiến thức chuẩn đó nha  banhqua