K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

ảnh gì mà linh tinh thế bạn đổi ảnh đi

2 tháng 5 2020

Ảnh này có sao đâu bạn.

Mà bạn thử làm bài đi, mình sẽ chấm cho bạn sớm nhất có thể.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

15 tháng 6 2018

bài đọc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đâu?

15 tháng 6 2018

Bài đọc : Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

 

17 tháng 4 2018

bai nay bn len mang la co ma

20 tháng 10 2018

Ánh nắng mùa xuân ấm áp vui tươi ghé thăn mọi người, mọi vật. Cây bàng ở sân trường tôi cũng vậy, dưới nắng xuân, nó đang sung sướng ngắm những giọt sương sớm còn đang đọng trên lá.

Cây bàng đã “cao tuổi“ rồi! Rễ nó nổi lên mặt đất, ngoằn nghèo như những con trăn hiền lành. Thân cây mới gọi là “đại lão”, phải vài ba đứa chúng tôi mới ôm xuể. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp vài cục u bướu lồi lõm, to tướng, Vỏ nó đã già khô, có những chỗ đã xanh rêu, mốc meo nhưng trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa dồi dào sức sống…Xuân về cho cây bàng tấm áo mới. Trên các cành cây, những chồi non nhú ra, e ấp như ngọn lửa xanh gọi đến bao nhiêu là chim chóc, ong bướm.

Rồi xuân đi, hạ sang. Từng đàn ve về tụ họp, râm ran bàn tán chuyện mùa thi. Cây bàng xòe tán rộng ra bốn phía y như một chiếc ô khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Trong cái tán lá ấy, lấp lánh những chùm quả vàng ươm, ngọt lịm, đung đưa cho cặp mắt học trò thèm muốn. Sau cơn mưa đầu mùa hạ, cây bàng như xanh tươi hơn. Và thật bất ngờ, thú vị khi một lần đến đón tôi, bố tôi kể rằng chính dưới gốc cây này ngày xưa bố từng say sưa những ván bi quyết liệt. Bố tôi đã từng giấu những viên bi có được trong các hốc cây lõm vào như cái hang kia.

29 tháng 8 2018

bạn ơi ! trang chỉ giúp môn toán, ngữ văn và tiếng anh thôi. còn nếu bạn muốn giải những món khác thì vào trang h.vn

Câu 1. Trong đoạn trích sau đây :" Người ta kể rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. ...................... Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà trên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên b) Trong đoạn văn trên có những từ nào là danh từ chỉ đơn vị. Câu 2. Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau : bàn ghế,...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong đoạn trích sau đây :" Người ta kể rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. ...................... Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà trên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. 

a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên 

b) Trong đoạn văn trên có những từ nào là danh từ chỉ đơn vị. 

Câu 2. Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau : bàn ghế, sách vở, quần áo ,đồ đạc, bụng dạ, nhà cửa, bếp núc, con cháu, tướng tá, tre pheo, ấm chén, chai, máy móc, cu cu, chào mào, đa đa 

a) Các danh từ trên là từ ghép có đúng không? 

b) Có bao nhiêu từ ghép ? Em có thể tách chúng thành bao nhiêu từ đơn 

Câu 3. Trong bài " Cây bút thần " có 3 danh từ : đồ đạc ,bụng dạ, cha mẹ 

a) Em hãy cho biết cấu tạo các từ trên theo kiểu nào? 

 b) Đặt câu có các danh từ trên ở phần chủ ngữ, ở phần vị ngữ 

c) Đây là danh từ vật thể hay danh từ đơn vị? 

Ai nhanh mk tick cho 3 đến 4 cái lun nha

0

xin chào các bạn mình tên là lê trúc na , năm nay mình 11 tuổi , sống ở Cư'Mgar Daklak . 

Gia đình mình gồm 4 thành viên , ba mẹ anh trai và mình . Hiện tại mình đang học ở lớp 6a1 trường Đinh Tiên Hoàng . Ở trường mình có rất nhiều bạn bè , họ đều rất ngoan ngoãn và đáng yêu . Mọi người nhận xét mình là 1 người khá hoạt bát và năng lượng nên rất được yêu quý . Môn học mình thích nhất là vật lí và tiếng anh , sở thích của mình là nấu ăn và đọc sách . một số thể loại sách yêu thích là khoa học viễn tưởng , trinh thám , lịch sử và nghệ thuật . Trong những lúc rảnh rỗi , mình còn tham gia 1 khóa học online về toán học. Trong tương lai , mình sẽ cố gắng trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa để theo đuổi ước mơ trở thành 1 giáo viên dạy học sinh . 

Cảm ơn mọi người đã lắng nghe em nói .

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0
23 tháng 4 2020

Bài 1:Em hãy giải nghĩa những từ sau:

- Dũng cảm: là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh. Khuất phục một cách hèn nhát.

- Giếng: là 1 hố sâu bên trong có chứa nước .

- Lung linh: là một thứ ánh sáng mờ nhòe, khi đậm khi nhạt thay phiên nhau. Một số ví dụ: Đôi mắt long lanh, giọt sương long lanh, ngọn nến lung linh, ánh nắng lung linh

- Học hành: là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.

- Học lỏm: là học lại của người khác từng tí một, không đầy đủ, không hệ thống, không bài bản

Bài 2: Đặt câu với 1 trong những từ trên ở bài 1.

- Chị Sáu đã rất dũng cảm khi bị địch bắt giam và sử tử ở Côn Đảo .

Chúc bạn học tốt !

23 tháng 4 2020

- Dũng cảm: là dám đương đầu với nguy hiểm ko sợ hãi

- Hèn nhát: ko dám đương đầu với thử thách ko vượt qua bản thân

- Giếng: là cái giềng lấy nước 

- Lung linh: là thứ gì đó đẹp hoặc là phát sáng đẹp 

- Học hành: là đi học

- Học lỏm: là học chỉ nghe , nhìn hoặc bắt chước ko có thầy cô dạy 

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a) Trên đường hành quân xa    Dừng chân bên xóm nhỏ    Tiếng gà ai nhảy ổ:    “Cục... cục tác cục ta”    Nghe xao động nắng trưa    Nghe bàn chân đỡ mỏi    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )b) Chồng ta áo rách ta thương    Chồng người áo gấm xông hương mặc...
Đọc tiếp

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a) Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    “Cục... cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )

b) Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Biện pháp tu từ: Hoán dụ )

c) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. ( Biện pháp tu từ: So sánh; Nhân hóa )

Bài 2: Viết đoạn văn về mẹ có sử dụng các từ biểu cảm: yêu; tự hào; hạnh phúc; mong muốn; không phai mờ; làm sao quên được; ấn tượng nhất.

Mọi người giúp mk làm bài nhé ngày mai mk phải nộp rồi ạ!!! Ai làm đúng mk xin cảm ơn và tặng cho người đó 3 tick đc ko ạ??? ( KO CHÉP MẠNG ).

Mk xin cảm ơn nhiều ạ!!!


  

3

1a,

- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

1b

Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

Chồng ta áo rách ta thương 
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.