Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ điệp ngữ.
“ Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào , vào buổi chiều lộng gió nhớ thương , dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ . Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã , bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh . Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn .Tôi yêu phố phường náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm . Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở .”
Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
a. Biện pháp điệp "tôi yêu", nhấn mạnh, khẳng định tình yêu của tác giả dành cho Sài Gòn.
Liệt kê: những sự vật cụ thể mà con người dành tình yêu thương, cho thấy sự gắn bó của tác giả với mảnh đất này.
b. Cảm nhận
- Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật của tác giả
- Tình yêu, sự gắn bó của tác giả với mảnh đất Sài Gòn.
- Tình yêu quê hương, đất nước; tâm hồn nhạy cảm, tinh tế
Chỉ ra biện pháp điệp ngữ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó trong các ví dụ sau:
a. Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
a) Khi sống lâu, sống quen ở Sài Gòn, tác giả cảm thấy mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình.
b) Biện pháp tu từ: Nhân hóa: (Sài Gòn) bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến.
→ Tác dụng: Gợi cho người đọc, người nghe hình ảnh một Sài Gòn rất thân thiện, gần gũi với con người. Đồng thời, giúp cho câu văn thêm sinh động hơn.
c) Nội dung: Tình yêu và vẻ đẹp của Sài Gòn qua cảm nhận tinh tế của tác giả.
d) Tôi không phải người Sài Gòn và cũng không sống trên mảnh đất này quá lâu để hiểu hết được vẻ đẹp của nó. Nhưng điều làm tôi yêu và ấn tượng nhất ở đây chính là cảnh Sài Gòn lúc hoàng hôn. Khi những tia nắng mặt trời yếu ớt đang dần thưa đi thì cũng là lúc trên bầu trời những đám mây xanh nước đẹp đẽ bắt đầu chuyển màu. Một màu tím rất lãng mạn dần hiện lên khiến lòng tôi nôn nao khó tả. Tôi yêu Sài Gòn trong những buổi chiều lặng gió! Bởi chỉ khi đó tôi mới được thả hồn trên trời cao, được bay bổng với đủ loại tưởng tượng. Sài Gòn lúc hoàng hôn rất đẹp và dịu dàng, khiến ai đã ngắm một lần sẽ chẳng thể quên! Giờ đây mỗi khi nhắm mắt nhớ lại hình ảnh hoàng hôn trên Sài Gòn tôi sẽ lại nhớ một hình ảnh bình yên và những phút giây tĩnh lặng duy nhất của Sài Gòn trong thời đại con người xô bờ mưu sinh.