K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2021

                        Một chị gà mái                                      Xăm xăm xúi xúi

                        Áo trắng như bông                                Tìm quanh nhà

                        Yếm đỏ hoa vông                                  Chạy vào chạy ra

                        Cánh phồng bắp chuối                           Tót ! Tót ! Tót ! Tót !

20 tháng 7 2021

Một chị gà mái  

Cánh phồng bắp chuối                                     

 Xăm xăm xúi xúi

Áo trắng như bông      

Yếm đỏ hoa vông                          

Tìm quanh nhà                             

Chạy vào chạy ra                       

Tót ! Tót ! Tót ! Tót !

Các từ chỉ sự vật là các từ in đậm nghiêng em nha!

Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc...
Đọc tiếp

Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói: – Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy! Từ đó hàng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp. Đó chính là bông hoa cúc trắng. (Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản) Trả lời câu hỏi: Câu 1 . Văn bản trên lí giải sự ra đời của một loài hoa. Dựa vào nội dung được kể, em hãy thử đặt nhan đề cho câu chuyện trên. Câu 2 . Em hãy chỉ ra 3 dấu hiệu để nhận biết đây là một truyện cổ tích? Câu 3 . Những chi tiết nào trong truyện thể hiện tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ? Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo ấy là gì? Câu 4 . Sự vất vả, tần tảo của người mẹ trong câu văn: "Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mãi tận đêm khuya." khiến em liên tưởng đến câu thành ngữ nào? em hãy viết câu thành ngữ ấy.

0
Trong bài Chợ Tết của tác giả Đoàn Văn Cừ:Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,Vài cụ già chống gậy bước lom khom,Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,Hai người thôn...
Đọc tiếp

Trong bài Chợ Tết của tác giả Đoàn Văn Cừ:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh .
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ .
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô .
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán .
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản ,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân .
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm ,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau .
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu ,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu .
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo ,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra .
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà ,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi .
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi ,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa .
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha .
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết ,
Con gà trống mào thâm như cục tiết ,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem .

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm ,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh ,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh ,
Những người quê lũ lượt trở ra về .
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê ,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ . a) Tác giả miêu tả theo trình tự nào?b) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của bài thơ
1
28 tháng 3 2016

a)Tác giả miêu tả theo trình tự thời gian

b)miêu tả sinh động về buổi sớm người dân, trên đồng cho đến đêm với các tiếng chuông chùa

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu đượcbộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái...
Đọc tiếp

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
Câu 3 - Nhân vật “tôi” trong đoạn trích có những đặc điểm nào?
A. Yếu đuối, tự ti, không muốn gây gổ, đánh nhau.
B. Hèn nhát, sợ hãi trước những người có sức mạnh hơn mình.
C. Hống hách, kiêu ngạo, coi thiên hạ như rác.
D. Mạnh mẽ, tự tin, có sức mạnh.
Câu 4 - Để xây dựng nhân vật trong văn bản, tác giả đã không dùng cách nào?
A. Kết hợp kể chuyện với miêu tả, sử dụng những từ láy đặc sắcB. Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường.
C. Khắc họa nhân vật qua cử chỉ, điệu bộ, hành động.
D. Khắc họa nhân vật qua lời nói, suy nghĩ.
Câu 5 - Trong câu : “Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm,
khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.”, có mấy từ
láy?
A. 2 từ B. 3 từ
C. 4 từ D. 5 từ
Câu 6 - Một trong những đặc điểm cơ bản cho thấy văn bản trên thuộc kiểu truyện
đồng thoại là:
A. Viết về những câu chuyện có thật trong thế giới tự nhiên.
B. Viết về những con vật được nhân hóa, gần gũi với trẻ em.
C. Viết về họ hàng nhà dế với những trận chiến hấp dẫn.
D. Cốt truyện ngắn gọn và được kể bằng ngôi thứ nhất.
Câu 7 - Dựa vào phần cuối đoạn trích (“Nhưng nếu từ đây ... kì quặc cho tôi”), hãy
dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
A. “Chàng dế nọ” lại gây gổ và chọc tức “tôi” một lần nữa.
B. “Chàng dế nọ” và “tôi” lại đánh nhau một lần nữa.
C. “Tôi” không trở nên hung hăng, ngông nghênh thêm nữa.
D. “Tôi” lại trở nên hung hăng, ngông nghênh.
Câu 8 - Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” quyết định dạy cho “chàng dế nọ” một “bài
học thuộc lòng về sự hống hách”?
A. Dáng vẻ ngạo mạn và xấc xược.
B. Cử chỉ “run rẩy chắp chân, lạy rối rít”.
C. Lời nói, hành động hống hách.
D. Cả A và C.
E. Cả A,B và C
Câu 9 - Xác định thành phần chủ ngữ được mở rộng trong câu sau:
“Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được.”
A. Máu nóng trong người tôi
B. Máu nóng
C. người tôi
D. Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục
Câu 10 - Viết lại câu sau theo hướng mở rộng chủ ngữ là một cụm danh từ.

Chàng dế ngạo mạn và xấc xược làm sao!

2
19 tháng 3 2022

Vừa nãy bn vừa hỏi cái này xong, lần này bn chỉ xóa chữ đề ktr thoi đúng ko:)))?

19 tháng 3 2022

uk vì tui đang luyện đề để thi giữa học kì mè mai thi rồi

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu đượcbộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái...
Đọc tiếp

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.

1
19 tháng 3 2022

1. A, 2. C

3 tháng 5 2022

HÌNH NHƯ LÀ: ngây thơ, hăm hở THÌ PHẢI KHÔNG CHẮC NX

3 tháng 5 2022

củm ơn ạ mik cx nghĩ z nhưng lại hok chắc  cảm ơn bạn nha

 

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”1. Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:

“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”

1. Đoạn văn trên kể về việc gì?

2. Ghi lại một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.

3. Chỉ ra một cụm danh từ trong đoạn văn trên.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé có ý nghĩa gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Đoạn văn có sử dụng phó từ và chỉ từ (Gạch chân chỉ rõ phó từ và chỉ từ).

PHẦN 2: Đọc kĩ truyện sau và trả lời câu hỏi:

BÓ HOA ĐẸP NHẤT

Ly biết từ khi sinh em My, mẹ đã quên hẳn việc tổ chức sinh nhật cho mẹ. Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ.

Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông hoa dâm bụt đỏ chói đòi chị hái. À phải rồi, mẹ rất yêu hoa mà! Ly hái những bông hoa cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một bó. Bên cạnh những bông cúc trắng xinh xinh, Ly cài thêm những bông hoa dâm bụt đỏ tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng ôm hai chị em vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”.

Theo Hà Huy Anh (Vở bài tập Đạo đức 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2019)

1. Các từ: “bó hoa”, “đẹp”, “tặng” trong câu “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?

2. Giải thích nghĩa của từ “băn khoăn” trong câu “Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ.”.

3. Theo em, vì sao người mẹ lại nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”?

4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về tình cảm của em đối với mẹ.

PHẦN 3: Kỉ niệm về mái trường, thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.

1
11 tháng 3 2020

Phần 1:

1. Đoạn văn kể về sự việc sau khi gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, được bà con nuôi giúp để lấy sức đánh giặc.

2. Thánh Gióng "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ."

3. Cụm danh từ: hai vợ chồng.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. 

Phần 2:

a. Trong câu "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" có:

- Danh từ: bó hoa

- Động từ: tặng

- Tính từ: đẹp.

2. Băn khoăn là lo nghĩ, đắn đo, suy đi tính lại mà chưa có kết quả.

3. Mẹ nói "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" vì đó là bó hoa của hai chị em tặng, nó không có giá trị về vật chất nhưng có giá trị tinh thần to lớn.

15 tháng 3 2022

biện pháp : so sánh

hiệu quả là diễn đạt nội dung câu từ rõ ràng mach lạc hơn  , làm cho câu gợi hình ảnh hay hơn giúp người đọc người nghe có thể dễ dàng hình dung ra được cô bé đã chạy nhanh như thế nào.

15 tháng 3 2022

biện pháp : so sánh

hiệu quả là diễn đạt nội dung câu từ rõ ràng mach lạc hơn  , làm cho câu gợi hình ảnh hay hơn giúp người đọc người nghe có thể dễ dàng hình dung ra được cô bé đã chạy nhanh như thế nào.

10 tháng 4 2018

3 . Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt mưa dây bụi, mùa đông là trạng ngữ . CN : Những chùm hoa . VN : khép miệng . CN : bắt đầu . VN : kết trái

10 tháng 4 2018

1 hình như câu này thiếu CN . VN : ló ra mấy quả đỏ chói . Qua khe dậu ko phải là CN mà là trạng ngữ chỉ nơi chốn